Tham nhũng vẫn đã và đang là một vấn nạn vô cùng nghiệm trọng ở các quốc gia trên thế giới. Những quốc gia tham nhũng nhiều nhất sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và chậm phát triển, trầm trọng hơn sẽ khiến cho đời sống người dân ngày càng nghèo khó hơn. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các quốc gia có tình trạng tham nhũng nhiều nhất thế giới, các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Sudan
Omar Al Bashir đã lên nắm quyền từ năm 1989 bằng một cuộc đảo chính thành công cho đến ngày nay. Ông đã lợi dụng quyền lực này để làm giàu cho bản thân cũng như bạn bè của mình. Sudan dường như chìm đắm trong các cuộc nội chiến, còn ông Omar lại lợi dụng sự hỗn độn này để duy trì quyền lực của mình. Mặc dù là đất nước có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, thế nhưng Sudan vẫn là đất nước nghèo nhất trong thế giới đạo Hồi vì không có chính phủ thích hợp để thay thế
Nigeria
Nigeria là một quốc gia có tình trạng tham nhũng nhiều nhất trên thế giới. Tham nhũng xảy ra rất phổ biến ở đất nước này một cách trắng trợn. Nigeria đã sở hữu quá nhiều sản lượng dầu mỏ đến nỗi mọi người thi đua nhau tranh giành vị trí tùy ý để họ có thể dễ dàng ăn cắp tiền thâu nhập của quốc gia cho chỉ riêng mình. Theo thông tin được biết, chính trường Nigeria đã bị chao đảo mạnh ngay sau khi Ủy ban điều tra tội phạm tài chính công bố tên của 1 số quan chức cấp cao đã bỏ túi riêng khoản lợi nhuận 400 tỷ USD từ các hợp đồng buôn bán dầu lửa. Và đây cũng là vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử quốc gia châu Phi này từng được ghi nhận.
Afghanistan
Vì nằm giữa các nước đang có chiến tranh nên việc ảnh hưởng đến sự ổn định cũng như khả năng hoạt động của chính phủ nước này là khó tránh khỏi. Các phiến quân dường như lại có tiếng nói trong các vấn đề chính trị và có sức ảnh hưởng lớn với các nhà cầm quyền của Afghanistan. Do đó, đã biến đất nước này trở thành quốc gia tham nhũng nhiều nhất thế giới. Theo thông tin được biết, lưỡng viện Mỹ đã bỏ phiếu thống nhất sẽ cắt giảm khoảng gần 4 tỷ USD tiền viện trợ cho chính phủ Afghanistan sau khi bê bối tham nhũng bị vạch trần.
Libya
Libya là một đất nước được cai trị bởi Đại tá Muammar Gaddafi trong hơn 10 năm qua. Thế nhưng, ông đã bị lật đổ bởi một cuộc tổng nổi dậy và tạo ra một lỗ hổng quyền lực trong quốc gia giàu có về tài nguyên dầu mỏ này. Hiện tại, các phiến quân đã phụ trách đất nước và mục tiêu số 1 của họ là kinh doanh dầu mỏ nhằm cho vào túi riêng mình, còn sự phát triển của toàn dân tộc thì để sau. Và cho đến ngày nay Libya vẫn còn đau khổ vì nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng.
South Sudan
Đối với South Sudan thì niềm vui và sự cổ vũ khi họ được li khai ra khỏi Sudan và giành độc lập vào năm 2001 vô cùng ngắn ngủi. Trong khi thực tế họ phải điều hành cả một bộ máy chính phủ và xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước. Nước này không có cơ cấu chính quyền thích hợp và những người cầm quyền thì lại đang lợi dụng điều này nhằm khai thác tài nguyên quốc gia vì lợi ích của riêng mình. Chính vì vậy, tình trạng tham nhũng ở quốc gia này như càng trầm trọng hơn bao giờ hết.
Venezuala
Đất nước này được cai trị bởi nhà độc tài Hugo Chavez. Chavez điều hành Venezuala bằng chế độ được gọi là ‘bàn tay sắt’, ông đã cùng tay chân của mình kiểm soát hết các lĩnh vực chính của nền kinh tế quốc gia. Đó chính là thu phí của dân nghèo, những người thậm chí còn không thể tiếp cận với nước sạch và những con đường được tráng nhựa.
Eritria
Đất nước này có vị trí nằm vắt ngang qua bờ biển Đỏ giáp bên phải Djibouti, và nó tự cô lập mình với thế giới trong một thời gian dài và gần đây đã mở cửa tham gia nhiều hoạt động thương mại ở trong nước vì bờ biển của nước này được xem là trung tâm trung chuyển hàng hóa với các nước trên thế giới. Và từ đây, các quan chức chính phủ nhận thấy rằng đây là cơ hội lớn để làm giàu cho mình khi nhiều vùng ở Eritria khá mới mẻ với thương mại từ nước ngoài. Vì thế, Eritria cũng được xếp hạng là 1 trong những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Iraq
Đã một thời gian dài sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq trong cuộc xâm lược lần thứ hai trong 15 năm chiếm đóng đã tạo ra nhiều lỗ hổng quyền lực hình thành ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Nhiều cuộc nổi loạn của người dân địa phương đã xảy ra để chiến đấu cho quyền kiểm soát đất nước. Sự tham gia của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã làm cho vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn bằng các cuộc khủng bố. Ai cũng tỏ ra vô cùng thích thú với số tiền triệu đô thu từ việc thăm dò và sản xuất một cách bất hợp pháp khối lượng dầu khổng lồ để thu lợi riêng cho mình. Thêm vào đó, 1 loạt các biện pháp cải cách thất bại đã làm tê liệt gần như toàn bộ quốc hội cũng như chính phủ Iraq trong bối cảnh đất nước này đang phải dồn hết sức lực cho cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, lực lượng này đã chiếm đóng 1 trong những phần lớn lãnh thổ ở miền Bắc và miền Đông đất nước. Ngoài ra, Iraq cũng đang mắc kẹt trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, và nguyên nhân là do một phần vì giá dầu sụt giảm.
Có thể bạn thích: