Như vậy là 1 năm 2017 đầy biến động chuẩn bị qua đi để đến với năm 2018. Trong năm 2017, tình hình chính trị xã hội thế giới đã trải qua nhiều cuộc biến động, từ việc Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ đầu năm đến việc Triều Tiên thử thành công tên lửa cuối năm. Hãy cùng TopChuan.com điểm lại Top 10 sự kiện chính trị xã hội thế giới tiêu biểu nhất năm 2017 nhé.
Triều Tiên thử thành công tên lửa hạt nhân và căng thẳng cực điểm trên bán đảo Triều Tiên
Tính từ đầu năm đến ngày 15/12, Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử bom nhiệt hạch (vụ thử hạt nhân lần thứ sáu) và 23 vụ thử tên lửa, trong đó có ba lần thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Theo số liệu thống kê, dưới thời đại của Kim Jong Un, Triều Tiên đã có 89 lần thử tên lửa, gấp nhiều lần so với con số 16 của thời Kim Jong Il và 15 của thời Kim Nhật Thành.
Mới đây nhất, ngày 29/11, Triều Tiên đã thử thành công lên lửa hạt nhân xuyên lục địa Hwasong-15. Đây được cho là tên lửa hạt nhân xuyên lục địa có thể bắn xa được hơn 13.000 km và khi đó, Hwasong-15 có thể phá hủy được bất cứ thành phố nào ở Mỹ cũng như các nước đồng minh. Điều này đã khiến leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đến cực điểm. Mỹ đã đáp trả bằng nhiều cuộc tập trận chung với Hàn Quốc hơn, cũng như Liên Hiệp Quốc đã thông qua biện pháp trừng phạt toàn diện với Triều Tiên. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang lên đến cực điểm khi cả Mỹ và Triều Tiên đều không chịu nhún nhường, lên án những hành động của đối phương và sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.
Mới đây nhất, ngày 22/12, Mỹ đã cho xuất phát hạm đội phi cơ tối tân nhất thế giới mang tên “Ngày Tận Thế” của mình. “Ngày Tận Thế” là chiến đấu cơ E-6B tối tân nhất thế giới, được thiết kế để chống chịu được xung hạt nhân và có thể tấn công mục tiêu bằng đầu đạn tên lửa hạt nhân. Các máy bay đầy uy lực trên là trung tâm chỉ huy trên không, có thể dùng trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân. Nó có thể phóng vũ khí hạt nhân từ bất cứ đâu trên thế giới.
Việc Triều Tiên thử thành công tên lửa hạt nhân và căng thẳng cực điểm trên bán đảo Triều Tiên đã đặt thế giới vào tình trạng báo động, khi một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc nhất lịch sử có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.
Căng thẳng leo thang trong tranh chấp Jerusalem
Ngày 06/12 vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công nhận thánh địa Jerusalem là thủ đô của Israel và có quyết định rời đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem. Quyết định này đã khiến căng thẳng leo thang trong tranh chấp Jerusalem. Jerusalem là thánh địa nghìn năm – điểm nóng tranh chấp của cả ba đạo lớn trên thế giới là đạo Hồi, đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc. Tranh chấp Jerusalem chính là nguyên nhân chính gây ra cuộc chiến tranh thời trung cổ tại Châu Âu năm xưa. Giờ đây, Jerusalem đang nằm trong cuộc tranh chấp giữa hai quốc gia là Israel và Palestine, vốn đã có nhiều cuộc xung đột đẫm máu suốt những năm trở lại đây.
Giới chức thế giới nhận định việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel có thể khiến tiến trình hòa bình Trung Đông rơi vào bế tắc. Nhiều người lo ngại quyết định của ông chủ Nhà Trắng sẽ châm ngòi cho bạo lực ở Trung Đông. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo có tiếng nói như Các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất, Iran, Ả Rập… đều đang phản đối quyết định của Mỹ, trong khi nhiều đồng minh thân cận của Mỹ cũng không ủng hộ quyết định này.
Kể từ ngày 06/12 đến nay, các vụ biểu tình phản đối của người Palestine dẫn đến đụng độ với lực lượng an ninh Israel xảy ra hầu như mỗi ngày. Theo AFP, tình trạng bạo lực đã làm ít nhất 12 người Palestine thiệt mạng và hơn 3.700 người bị thương.
Anh và EU đạt thỏa thuận lịch sử về Brexit
Trong những năm gần đây, Brexit – sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU chính là 1 trong những sự kiện chính trị đáng chú ý nhất. Brexit diễn ra từ năm 2016 khi thông qua trưng cầu dân ý, Vương quốc Anh đã đi đến quyết định rời khỏi EU theo điều 50 của hiệp ước. Tiến trình rời EU của Anh đã gặp phải nhiều khó khăn khi hai bên không thống nhất được với nhau, cho tới ngày 08/12/2017 vừa rồi, Anh và EU mới đạt được thỏa thuận lịch sử về Brexit. Thỏa thuận này cũng mở đường cho đàm phán giai đoạn hai của Brexit.
Theo AFP, Anh đồng ý chi trả chi phí cho Brexit khoảng 45-55 tỷ euro, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho khoảng ba triệu người châu Âu đang sống và làm việc tại Anh sẽ không bị ảnh hưởng bởi Brexit. Thỏa thuận đạt được ngày 08/12 được xem là mang tính lịch sử với cả Vương quốc Anh lẫn EU. Tiến trình thực hiện thỏa thuận sẽ hoàn tất vào ngày 29/03/2018. Kết quả đàm phán sẽ có nhiều tác động lớn tới tương lai của nước Anh và EU sau này.
Khủng hoảng ngoại giao Qatar
Vào tháng 6 năm 2017, cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar chính thức diễn ra khi hàng loạt các quốc gia vùng vịnh do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Qatar. Các quốc gia ấy bao gồm Ả Rập Saudi, Bahrain, Ai cập, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, Libya, Maldives và Jordan. Nguyên nhân chính của khủng hoảng ngoại giao Qatar được xem như là có liên quan đến mối quan hệ giữa Qatar và Iran.
Iran là một quốc gia phát triển hạt nhân, bị nhiều quốc gia vùng vịnh xem như là mối bất ổn khu vực. Việc Qatar duy trì mối quan hệ mật thiết với Iran có thể đã khiến quốc gia này bị những nước vùng vịnh khác tẩy chay. Các quốc gia vùng vịnh buộc tội Qatar hỗ trợ khủng bố, can thiệp vào công việc nội bộ của họ và duy trì quan hệ với Iran.
Là 1 trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và cũng là một trong số những quốc gia vùng vịnh, khủng hoảng ngoại giao Qatar không chỉ ảnh hưởng một mình nước này mà có sự ảnh hưởng tới toàn cầu. Đây được coi là cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở Trung Đông trong nhiều năm gần đây, một vụ “từ mặt” vô tiền khoáng hậu. Cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar đã kéo dài suốt nửa năm và chưa có dấu hiệu sẽ kết thúc.
Donald Trump chính thức nhận chức và cuộc chuyển giao quyền lực tại Mỹ
Sự kiện nổi trội nhất trong Top 10 sự kiện chính trị xã hội thế giới tiêu biểu nhất năm 2017 đó là việc ông Donald Trump chính thức nhận chức và cuộc chuyển giao quyền lực tại Mỹ. Sau khi giành chiến thắng trước Hillary Clinton vào cuộc bầu cử cuối năm 2016, Donald Trump đã chính thức trở thành tổng thống Mỹ từ ngày 20 tháng 01 năm 2017.
Với nhiều quan điểm, chính sách mang chủ nghĩa dân túy như thắt chặt đạo luật người nhập cư, xây dựng bức tường ngăn cách với Mexico, bãi bỏ đạo luật Obama Care, rút khỏi TPP và COP, lên án thương mại Trung Quốc…, Donald Trump đã bắt đầu công cuộc “Make America Great Again” của mình bằng nhiều chính sách mới trong năm đầu nhận chức. Cùng với chiến thắng của ông Donald Trump, Đảng Cộng hòa cũng giành nhiều chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Thượng viện, qua đó tạo một cuộc chuyển giao quyền lực khi cả tổng thống lẫn phần đa số ghế trong thượng viện đều thuộc phe Cộng hòa. Chỉ 1 năm sau khi Donald Trump nhận chức, những vị trí quan trọng nhất trong Nhà Trắng đã có nhiều thay đổi: chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus, chiến lược gia trưởng Steve Bannon, thư ký báo chí Sean Spicer, cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đều đã ra đi.
Với việc Donald Trump chính thức nhận chức và cuộc chuyển giao quyền lực tại Mỹ, trong năm 2017 đã có nhiều chính sách được chính quyền ông Trump thực hiện, gây tranh cãi nhất chính là việc thi hành đạo luật trục xuất người nhập cư; Mỹ rút khỏi TPP và COP 21, cũng như mới đây nhất chính là quyết định công nhận rời đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem.
Khủng hoảng kinh tế chính trị ở Venezuela
Từ năm 2016, Venezuela đã bắt đầu lâm vào khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế chính trị ở Venezuela càng trở nên trầm trọng trong năm 2017, khi Venezuela chính thức đã vỡ nợ. S&P Global Ratings cho biết thời hạn trả nợ của Venezuela đã kết thúc vào tháng 10. Thông báo vỡ nợ được S&P đưa ra sau cuộc gặp hôm qua của quan chức chính phủ Venezuela với các trái chủ ở thủ đô Caracas. Đồng bolivar của Venezuela đang mất giá kỷ lục, với 1 USD đổi được 55.200 bolivar. Con số này hồi đầu năm chỉ là 3.200 bolivar. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo lạm phát tại đây sẽ lên 650% năm nay và 2.300% năm 2018. Tình hình kinh tế và dân sinh ở Venezuela đang trở nên vô cùng khó khăn. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nhiều gia đình, cả nghèo lẫn giàu, vào sự lựa chọn khó khăn, khiến họ mỗi ngày đều cảm thấy bất an. Là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ nhiều bậc nhất thế giới, khủng hoảng kinh tế chính trị ở Venezuela cũng tác động mạnh mẽ tới kinh tế chính trị thế giới.
Cơn sốt tiền ảo Bitcoin và sự lao dốc chóng mặt
Và sự kiện cuối cùng trong Top 10 sự kiện chính trị xã hội tiêu biểu nhất năm 2017 là một sự kiện kinh tế. Trong năm 2017, Bitcoin đã thực sự trở thành cơn sốt khi đã tăng giá 20 lần trong 1 năm, liên tục lập đỉnh mới mỗi giờ. Bitcoin được bí mật tạo ra trên Internet từ năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nó chỉ thực sự bùng nổ trong năm nay.
Từ tháng 4, Bitcoin nhận được cú hích lớn khi Nhật Bản chấp nhận sử dụng Bitcoin là công cụ thanh toán. Ít lâu sau, Nga cũng cho biết có thể công nhận Bitcoin và các tiền ảo khác năm 2018, để chống lại nạn rửa tiền. Những tin tức này đã giúp giá Bitcoin tăng rõ rệt và liên tục lập kỷ lục về đỉnh mới thời gian sau đó. Từ nửa cuối tháng 11, giá Bitcoin bắt đầu tăng mạnh, 1 phần nhờ sự quan tâm lên cao của các nhà đầu tư trong dịp lễ Tạ ơn và Black Friday. Giá đỉnh liên tiếp vượt 9.000 USD, 10.000 USD, 11 Ngàn USD và 12.000 USD chỉ trong hơn một tuần.
Từ xuất phát điểm chỉ gần 1.000 USD một đồng ngày 1/1, giá tiền kỹ thuật số này có lúc lên tới gần 20.000 USD. Rất nhiều người đã trở thành triệu phú, thậm chí tỷ phú trong năm nay, nhờ sở hữu Bitcoin. Chính điều đó đã tạo nên cơn sốt tiền ảo Bitcoin trong giới kinh doanh và đầu tư toàn thế giới.
Tuy nhiên cũng nhiều người quan ngại về tính rủi ro trong việc đầu tư Bitcoin. Triệu phú Bitcoin nổi tiếng Grant Sabatier cho rằng cơn sốt tiền ảo Bitcoin đã khiến giá trị đồng tiền ảo này tăng nhanh và đây chính là một bong bóng. Ngay khi giá tiền Bitcoin vẫn đang tăng, Grant Sabatier đã khuyên mọi người không nên dùng quá 1% tài sản của mình để đầu tư vào Bitcoin. Cả CEO của JP Morgan Chase – Jamie Dimon và huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng đều tỏ ra hoài nghi về tiền ảo này.
Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, hai sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất là Coinbase và Gemini đã bị sập, mở đầu cho sự lao dốc chóng mặt của đồng tiền ảo Bitcoin. Bitcoin đã liên tục lao dốc, có thời điểm mất tới cả nghìn USD mỗi giờ. Sau khi lập kỷ lục gần 20.000 USD vào ngày 17/12 thì ngày 22/12, giá trị Bitcoin giảm xuống còn 10.400 USD, thấp hơn 44% so với đỉnh đạt được trước đó 1 tuần.
Chỉ trong vòng 1 năm qua, giá trị Bitcoin đã tăng hơn 1000%. Sự giảm giá mạnh của đồng tiền ảo này trong cuối năm 2017 có thể sẽ khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc nghiêm túc hơn về rủi ro của Bitcoin cũng như các đồng tiền ảo khác.
Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS bị diệt trừ tại sào huyệt cuối cùng Raqqa và Mosul
Bên cạnh hàng loạt những tin tức thế giới đáng lo lắng và quan ngại, trong Top 10 sự kiện chính trị xã hội thế giới tiêu biểu nhất năm 2017 vẫn còn những tin tức đáng mừng, đó là tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS bị diệt trừ tại sào huyệt cuối cùng Raqqa và Mosul.
Ngày 06/12, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố Syria đã đánh bại IS sau 6 năm chiến sự khốc liệt. Syria đã được giải phóng hoàn toàn khỏi IS sau khi Lực lượng đối lập Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn tiêu diệt IS tại Raqqa – thành trì lớn nhất của IS vào tháng 10 và cho đến tháng 12, nhà nước Syria do Nga hậu thuẫn cũng tiêu diệt IS tại sào huyệt cuối cùng Mosul.
Đây là một thắng lợi quan trọng tại Trung Đông trước Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên cả Nga và Mỹ đều cho rằng đó chưa phải cái kết cuối cùng của IS bởi nhiều tay súng đã chạy trốn khỏi Iraq, Syria, cũng như IS đang tìm kiếm cơ hội tái lập tại các nước Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á.
Có thể bạn thích: