Thế giới mà chúng ta đang sống có rất nhiều điều bí ẩn cần được nghiên cứu và khám phá cả về lịch sử, địa lý, văn hóa – xã hội, những hiện tượng tự nhiên,…Có những điều rất bình thường, nhưng cũng có những sự thật khiến bạn phải bất ngờ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó!
Nước Ả Rập Saudi
Với diện tích khoảng 2,149 triệu km2, Ả-rập Saudi là nước lớn thứ 13 trên thế giới và lớn thứ 2 trong thế giới Ả Rập (chỉ sau Algeria). Ả-rập Saudi rộng gấp 6 lần diện tích nước Đức (khoảng 357.023 km2). Mặc dù vậy, khoảng 95% lãnh thổ là sa mạc hay bán sa mạc. Các sa mạc lớn nhất tại nước này bao gồm Al Nafud và Rub al-Khali. Chỉ 1,45% diện tích đất của Ả-rập Saudi có thể canh tác và sản xuất được. Không chỉ có vậy, Ả-rập Saudi còn là quốc gia duy nhất trên thế giới không có bất kỳ con sông nào.
Châu Nam Cực
Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích, sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Châu Nam Cực được đánh giá là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350), khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 55mm) và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây đạt là 100m/s) trên Trái Đất.
Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên hành tinh chưa có ai sinh sống. Chỉ có 1 số chuyên gia khoa học thuộc các quốc gia khác nhau làm việc và họ chỉ sống tại đây trong những khoảng thời gian ngắn.
Thị trấn Calama, Chi Lê
Calama là một thị trấn nhỏ thuộc vùng sa mạc Atacama, Chi Lê với diện tích khoảng 15.597km2. Dân số sinh sống ở nơi đây khoảng 150.000 người. Nơi này là vùng đất duy nhất trên thế giới không có cơn mưa nào trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Đồng thời, nơi đây còn được dự báo là sẽ tiếp tục có tình trạng không có mưa trong tương lai sau này.
Quần đảo Maldives
Quần đảo Maldives được đánh giá là quốc gia thấp nhất thế giới vì chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 1,8m. Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang doạ dọa trực tiếp đến sự tồn tại của Maldives. Một số cư dân ở các hòn đảo phải rời bỏ nơi mình đang sống vì hiện tượng này. Để thu hút sự chú ý tới mối lo ngại này, tổng thống Mohamed Nasheed đã chuyển cuộc họp nội các tháng 10/2009 xuống đáy biển. Tổng thống cùng 13 thành viên chính phủ đã đeo thiết bị lặn, rồi ngồi làm việc trên bàn được kê dưới đáy biển.
Biển Chết
Biển Chết là biển có độ mặn cao nhất thế giới với nồng độ muối lên đến 33,7%. Đồng thời, đây được công nhận là hồ nước mặn sâu nhất hành tinh với độ sâu 306m. Do độ mặn quá cao, không có bất kì sự sống nào có thể phát triển ở đây, đó là lý do hồ có tên Biển Chết. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Khi mùa mưa tới, độ mặn của hồ giảm xuống, tạo điều kiện cho 1 số vi khuẩn sinh sôi.
Thủ đô của Mông Cổ
Thành phố Ulaanbaatar (hay còn gọi là Ulan Bator), nằm cạnh bên bờ sông Tuul, là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Ulaanbaatar được công nhận là thành phố lạnh nhất thế giới. Du khách khi đến đây có thể tham quan khu mua sắm cực kì sang trọng gần quảng trường Sukhbaatar, và chiêm ngưỡng tòa tháp Blue Skype cao nhất đất nước, cũng như nghỉ ngơi tại khách sạn Shangri-La với số phòng lên tới 290 phòng. Được biết, khách sạn này vừa được khai trương hồi tháng 6 năm nay với mục đích giải quyết tình trạng khan hiếm khách sạn sang trọng trong thành phố.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
Không ai nghĩ rằng sẽ có tuyết rơi tại vùng đất khô cằn và ấm vào hạng bậc nhất trên thế giới như sa mạc, vì đây là một hiện tượng tự nhiên chỉ xuất hiện ở những vùng có khí hậu ôn đới, hàn đới. Tuy vậy, tại 1 số dãy núi ở khu vực sa mạc Sahara, việc tuyết rơi là chuyện rất bình thường như tại đỉnh Tahat, đỉnh núi cao nhất tại Algeria với chu kì khoảng 3 năm một lần vào mùa đông. Còn dãy núi Tibesti tại miền Bắc Chad thì cứ trung bình 7 năm thì lại có những đợt tuyết rơi dày trên đỉnh núi tới hơn 2.500 m.
Tuy nhiên, điều bất thường xảy ra khi vào ngày 18 tháng 2 năm 1979, các khu vực địa hình thấp của sa mạc Sahara lại đột nhiên xuất hiện một ải tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử. Tuyết rơi ở các điểm phía Nam Algeria cùng với một cơn bão tuyết kéo dài trong khoảng nửa giờ đã làm trì trệ cũng như tê liệt hệ thống giao thông tại đây. Đây là một sự thật về thế giới mà đã khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Người Malaysia
Malaysia là 1 trong những những đất nước có người dân nhiệt tình nhất trên thế giới. Theo một cuộc khảo sát vào năm 2010 được tiến hành bởi công ty quốc tế TNS, trung bình một người dùng facebook tại Malaysia có khoảng 231 bạn bè – cao nhất trên thế giới – rồi đến là Brazil với 221 bạn và Na Uy đứng thứ 3 với 217 bạn. Ngoài ra, người Malaysia cũng dành thời gian của mình trên các trang mạng xã hội trung bình 9h 1 tuần (nhiều nhất trên thế giới) và người Malaysia cũng là những người có bạn bè trực tuyến đông nhất trên thế giới hiện nay.
Có thể bạn thích: