Trái Đất là hành tinh vô cùng xinh đẹp và được ví như một viên ngọc xanh long lanh trong hệ Mặt Trời, ngoài ra, Trái Đất còn là nơi bắt nguồn sự sống cho loài người. Những nghiên cứu về Trái Đất luôn là những đề tài hấp dẫn các nhà khoa học khắp thế giới. Tuy không phải là một nhà khoa học có tầm hiểu biết chuyên sâu, nhưng bạn có thể bỏ túi cho mình vài điều thú vị về Trái Đất trong bài viết dưới đây đấy.
Khí quyển của Trái Đất rộng đến 10.000 km
Bầu khí quyển của Trái Đất dày nhất là 50 km tính từ bề mặt nhưng trong thực tế còn tính cả 10.000 km ngoài không gian. Xung quanh Trái Đất là 5 tầng khí quyển, tầng cao và xa nhất là tầng ngoại, ở tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2500 độ C, không khí rất loãng, hầu hết các phân tử đều chuyển động, dường như muốn thoát khỏi sự trói buộc của lực hút Trái Đất. Tầng ngoài có độ dày từ 500 đến 10.000 km. Tiếp đến là tầng điện li, tầng này dày từ 80 đến 650 km, nhiệt độ còn 2.000 độ C hoặc có thể cao hơn, oxi và nitơ ở tầng này “lưu trú” dưới trạng thái ion nên gọi là tầng điện li. Tầng trung lưu, đây là tầng giữa dày 50 – 80 km, tầng này là tầng xuất hiện mây dạ quang. Tầng bình lưu là tầng tiếp theo, có độ cao đến 50 km, tầng này không khí chuyển động theo độ cao là chính. Cuối cùng thấp nhất là tầng đối lưu, tầng này không theo chiều thẳng đứng ảnh hưởng mạnh đến mặt nước và gây ra nhiều hiện tượng như mưa, gió, tuyết, sương muối, sương mù,…
Một năm trên Trái Đất không phải là 365 ngày
Thực tế 1 năm trên Trái Đất có 365.2564 ngày. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn lại và kết quả là tạo ra những năm nhuận. Thật thú vị phải không nào. Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao cứ 4 năm một lần lại có một ngày được cộng thêm vào tháng Hai không, chính là do thời gian bị dư ra này đấy.
Thành phần
Thành phần cấu tạo nên Trái Đất hầu hết là oxi, sắt và silic. Các nhà nghiên cứu khi thực hiện các nghiên cứu về thành phần của Trái Đất đã tính được một số tỉ lệ như sau: 32.1% sắt, 30.1% oxy, 15.1% silic và 13.9% magie. Và cũng theo tính toán thì sắt nằm phần lớn ở lớp lõi Trái Đất, nó chiếm tới 80% thành phần cấu tạo lõi. Còn ở phần vỏ thì chiếm 47% là oxi.
70% bề mặt Trái Đất là nước
Bạn có biết hành tinh của chúng ta có tới 70% là nước? Khi các nhà du hành vũ trụ lần đầu tiên bay vào không gian vũ trụ họ đã nhìn thấy Trái Đất của chúng ta có một màu xanh vô cùng đẹp mắt, đó là chính là màu của nước nên họ gọi Trái Đất là “hành tinh xanh”. Và tất nhiên 30% còn lại chính là lục địa, trong đó có cả đất nước Việt Nam xinh đẹp của bạn và tôi đấy.
Trái Đất gần đạt hình cầu
Hầu hết chúng ta đều cho rằng Trái Đất hình cầu, tuy nhiên đến nay khoa học phát triển, các nghiên cứu thiên văn chuyên sâu đã chỉ ra rằng Trái Đất không hẳn là hình cầu tròn trịa, nó mang hình dáng quả cầu dẹt. Trái Đất có các cực dẹt và đường xích đạo phình ra, điều này do sự luân chuyển của các hành tinh gây nên. Bạn có thể hiểu một cách 1-1 giản hơn, đó là khoảng cách từ cực Nam lên cực Bắc ngắn hơn so với đường kính xích đạo. Chính vì vậy mà ngọn núi Everest được coi là cao nhất hành tinh nhưng thực ra nó vẫn thấp hơn ngọn Chimborazo ở Ecuador nếu tính từ tâm Trái Đất.
Trái Đất quay quanh trục không đến 24 giờ
Thực tế Trái Đất quay quanh trục của nó chỉ hết 23 giờ, 56 phút và 4 giây, các nhà thiên văn gọi đó là “Ngày thiên văn”. Trái Đất của chúng ta quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời chuyển động mỗi ngày bị lệch 1 độ so với các ngôi sao trong hệ của nó (so với những ngôi sao có kích thước tương tự Mặt Trăng). Nếu cộng thêm thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì thời gian tiêu tốn cũng tính được bằng thời gian nó quay quanh trục của mình.
Hành tinh của sự sống
Tính đến thời điểm hiện tại thì hành tinh xanh của chúng ta là hành tinh duy nhất có sự sống. Trái Đất là nơi tất cả sinh vật từ những vi sinh vật nhỏ bé nhất, đến con người chúng ta hay cả những sinh vật to lớn, Trái Đất là hệ sinh thái khổng lồ, tuy nhiên, việc ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất của chúng ta ngày một làm ảnh hưởng ảnh hưởng xấu đến Trái Đất. Các nhà khoa học vẫn đang miệt mài nghiên cứu để tìm ra một Trái Đất thứ hai, tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là Trái Đất của chúng ta vẫn là một hành tinh xanh xinh đẹp.
Trái Đất và các mảng kiến tạo
Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có các mảng kiến tạo. Lớp vỏ của Trái Đất được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo, chính sự dịch chuyển và va chạm của các mảng này là nguyên nhân hình thành nên các châu lục. Ngoài ra, quá trình dịch chuyển và va chạm cũng là nguyên nhân gây nên những địa chấn và thiên tai như núi lửa phun trào, động đất, sóng thần,…
Có thể bạn thích: