Ấn Độ – cái nôi của Phật Giáo là nơi tọa lạc của rất nhiều ngôi chùa – đền đài cổ kính mang rất nhiều phong cách kiến trúc và văn hóa khác nhau. Rất nhiều ngôi chùa mang nét văn hóa của các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar… được xây dựng tại Ấn Độ. Vùng đất Phật linh thiêng là nơi rất đáng để hành hương tham quan và tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử Phật học. Vậy bạn đã biết thánh địa quan trọng nhất khi tìm về đất Phật là địa điểm nào chưa? Nếu chưa hãy cùng TopChuan khám phá ngay nhé.
Thánh địa Kusinagara
Kusinagara hay Kusinara (Câu Thi na) là nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thâu thần tịch diệt năm Ngài 80 tuổi dưới hai tàng cây Sa La. Địa danh này sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.Giống như các thánh địa khác liên quan đến những biến cố lịch sử đời Đức Phật, Kusinagara đã trở thành một thánh địa quan trọng để các Phật tử đến chiêm bái đãnh lễ. Vào thời điểm đó, hàng ngàn tự viện và bảo tháp đã được xây dựng lên chung quanh thánh địa này. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, có thể bị đạo quân Hồi giáo phá hủy hay do thời gian phai tàn xóa dấu mà thánh địa này đã bị hoang phế tàn rụi. Hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang, khi đến chiêm bái thánh địa này, cũng phải thốt lên lời ta thán bi thiết khi nhìn cảnh vật hoang liêu đổ nát của Kusinagara. Qua những cuộc khai quật để tìm lại dấu vết, người ta đào được một số những mảnh vỡ vụn của các tượng Phật, những cột trụ loang lỗ. Tuy nhiên, căn cứ trên những dấu hiệu của các di tích còn sót lại đó và những bia ký thì chắc chắn nơi đây là thánh địa nhập Niết bàn của Đức Phật. Ngôi tháp Đại Bát Niết Bàn mà vua A Dục xây cất cũng không có thể tìm thấy được nữa và có thể ngôi tháp này đã bị chôn vùi dưới nền tinh xá Niết bàn xây dựng ở triều đại Gupta.
Trong số những di tích đó, người ta tìm được một bức tượng Đức Phật trong tư thế nhập Niết bàn. Bức tượng này cũng bị vỡ vụn và đã được nhà điêu khắc Carlleyle khéo léo hàn gắn chạm trỗ lại. Ngôi đại bảo tháp Ramabhar được dựng ngay tại địa điểm làm lễ trà tỳ kim thân Đức Phật và xá lợi Ngài được phân chia ra làm tám phần đồng nhau cho tám vương quốc lớn mạnh nhất thời đó.
Hiện nay các nhà khảo cổ vẫn còn tiếp tục công cuộc khai quật thánh địa Kusinagara, mong sẽ tìm thêm tài liệu chứng cứ hơn nữa để làm sáng tỏ thêm một địa danh linh thiêng đã được đón nhận kim thân Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thánh địa Vaisali (Vệ Xá Ly)
Trong thời Phật giáo hưng thịnh, Vaisali, thành phố của vương quốc Lichchhavi hùng cường, là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật học.
Đức Phật đã từng dừng chân du thuyết của Ngài 3 lần nơi thành phố này. Nơi đây Đức Phật đã thọ nhận bát mật ong do đàn khỉ dâng cúng và nơi đây cũng là địa phận Đức Phật tuyên bố 3 tháng nữa Ngài sẽ nhập Vô Dư Niết Bàn. Hơn nữa, Vaisali cũng là nơi kiết tập Đại Hội Phật Giáo lần II hơn 100 năm sau ngày Thế Tôn nhập diệt. Đối với tín đồ Kỳ Na giáo, Vaisali cũng là một thánh địa vì Đức Mahavira, vị đạo sư đời thứ 14 của Kỳ Na giáo ra đời.
Vaisali là một thành phố thuộc quận Muzaffarpur của Bihar. Vào triều đại Gupta, Vaisali là một thủ phủ phồn vinh náo nhiệt. Khách thương, tàu bè, hải cảng buôn bán tấp nập. Các cửa tiệm, nhà băng, công sở, mở cửa suốt ngày đêm. Các kho chứa thóc gạo, lụa là, v.v. của hoàng cung đều đầy ngập. Vaisali, thời đó, đã giúp cho triều đại Gupta một thế đứng vững vàng trên vũ đài chính trị cho đến triều đại Mauryan, Vaisali vẫn còn là một thủ đô quan trọng.Hai ngài Pháp Hiền và Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh địa này. Theo lời của ngài Huyền Trang, Vaisali chỉ rộng cỡ 10, 12 dặm vuông. Chung quanh Vaisali có vô số những tháp, bia đá không biết cơ man nào mà kể. Nhưng thời gian đã tàn nhẫn xóa sạch những di tích ấy và chỉ còn sót lại ở khu Kolhua, cách 2 dặm về phía Tây Bắc thành phố Raja Bisal Ka Garh, một trụ đá tạc tượng sư tử cao hơn mặt đất 22 bộ.
Trụ đá sư tử này có vẻ giống các trụ đá vua A Dục sai xây đắp nhưng không có một bút tích hay bia ký nào cho chúng ta xác định rõ trụ đá này thuộc thời đại vua A Dục cả. Gần trụ đá này, về phía Nam, có một hồ nước nhỏ, mà tương truyền rằng đó là vũng nước mà hàng 2000 năm xưa, đàn khỉ đã đào để lấy nước dâng Đức Phật uống mỗi ngày. Vì thế, hồ nước này có tên gọi là Rama-Kund hay là Markata-Hraka, có nghĩa là “hồ nước của loài khỉ.” Về phía Tây Bắc, một nền đất của một ngôi đền còn sót lại. Ngôi đền này ngày xưa được vua A Dục sai xây cất bằng gạch nung và một ngôi tháp có dấu hiệu vua A Dục xây còn sót lại trên mảnh đất hoang sơ một thời trù phú và quan trọng này.
Thời gian đã làm phai mờ và rụi tàn bao nhiêu đền đài, bảo tháp, nhưng những thánh địa Phật Giáo vẫn luôn luôn là quê hương tìm về của những người con Phật.
Thánh địa Rajagriha
Rajagriha, thủ phủ của vương quốc Ma Kiệt Đà hùng mạnh, có thể nói rất nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo vì nhiều nguyên do. Không những Rajagriha là nơi Đức Phật đã dừng chân lại nhiều lần trong cuộc đời hành đạo của Ngài, mà nơi đây cũng chính là nơi Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), em họ của Đức Phật, đã âm mưu nhiều lần để giết Ngài. Hơn nữa, tại thủ phủ này, ở động Sattapanni trên ngọn đồi Vaibhara, Đại Hội Kiết tập lần thứ I đã được tổ chức tại đây dưới sự chủ tọa của ngài Ưu Bà Li (Upali) và ngài A Nan (Ananda). Những điểm chính yếu của giáo lý và giới luật của Phật giáo đều nêu lên trong kỳ Đại Hội Kiết Tập này. Vì thế, Rajagriha đã trở thành một địa danh nổi tiếng và quan trọng trong sự thành lập và phát triển Tăng đòan Phật giáo.
Là một thành phố nổi tiếng ngày xưa, Rajagriha bây giờ là một phố thị trong quận Patna của xứ Bihar, bao bọc chung quanh là những ngọn đồi núi chập chùng. Rajagriha còn được gọi là Vaibhara, Vipula, Ratna, Chatha, Udayagiri và Sonagiri. Dưới chân ngọn đồi về phía Bắc của phố thị Rajagriha ngày xưa là vương quốc của vua A Xà Thế (Ajatasatru), con vua Bình Sa vương (Bimbisara). Sau đời vua A Xà Thế, thái tử Udayin kế vị ngai vàng và dời kinh đô Kusumapura đi nơi khác và đời vị vua kế tiếp là Kalasola lại dời kinh đô về Pataliputra, do đó Rajagriha dần dần đã mất đi vai trò quan trọng của nó trong vương quốc. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều biến đổi thăng trầm trong chính trường và tôn giáo, Rajagriha vẫn luôn được nhắc đến trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và lịch sử các đạo giáo khác.Những di tích của thành phố cổ xưa Rajagriha còn sót lại rất ít.
Qua những di tích và bia ký vỡ vụn, các nhà khảo cổ tin rằng thánh địa này đã từng là địa điểm sinh hoạt của nhiều tôn giáo khác nhau. Ngay cả động Sattapanni, nơi kiết tập Đại Hội Phật giáo lần thứ I, cũng mờ dấu vết. Theo kinh điển và sử liệu, động Sattapanni, nằm về phía Bắc sườn đồi Baibhara và nhà bác học Stein có lý khi ông cho rằng vị trí động đá này tọa lạc phía Bắc trên một mảnh đất rất rộng có nhiều hang động nhỏ. Một kiến trúc đặc biệt đáng kể, Jarasandha Ki Baithak, trên sườn đồi Vaibhara phía Đông, có những hầm nhà lớn nhỏ không đồng đều nhau, được mô tả là nơi ẩn cư của Đức Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa), vị chủ tọa kỳ Đại Hội Kiết Tập lần thứ I. Về sau, các hang động này đều là chỗ ở của các đạo sĩ Kỳ Na giáo (Jainism) một thời.
Ngọn núi Gridhrakutta một thời là nơi ẩn cư tu hành của Đức Phật, nằm gần sát bên thành phố Rajagriha và theo một số dữ kiện lịch sử cũng như các dân địa phương cư ngụ tại vùng này, thì động Sonbhandar phía Đông đồi Vaibhara có mỏ vàng chưa khai phá tại đây.
Rajagriha, bây giờ là một thắng cảnh hấp dẫn các du khách trong và ngòai nước đến viếng, không những là địa điểm nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo mà còn là một địa danh có nhiều ngọn suối nóng chữa bệnh và an dưỡng.
Thánh địa Sankasya
Sankassa (cũng là Sankasia, Sankissa và Sankasya ) là một thành phố cổ ở Ấn Độ. Thành phố trở nên nổi tiếng vào thời Đức Phật Gautama. Theo một nguồn tin Phật giáo, đó là ba mươi giải đấu từ Savatthi. Sau khi vua Mahutarinirvana (qua đời) của Đức Phật Gautama, Ashoka đã phát triển nơi này và lắp đặt một trong những Trụ cột nổi tiếng của Ashoka trong thành phố, nơi thủ đô voi còn tồn tại. Ông cũng đã xây dựng một bảo tháp và một ngôi chùa kỷ niệm chuyến viếng thăm của Đức Phật. Ngôi đền này tồn tại ngay cả ngày nay và những tàn tích của bảo tháp cũng có mặt như một ngôi đền của Vishari Devi. Người ta nói rằng tên Visahari Devi được đặt cho mẹ của Đức Phật.
Chính tại Sankassa, (theo các bài bình luận) Đức Phật đã trở lại trái đất, sau khi thuyết giảng Abhidhamma Pitaka ở Tavatimsa, sau màn trình diễn của Phép lạ song sinh dưới gốc cây Gandamba. Khi thời gian đến gần Đức Phật rời Távatimsa, Moggallana ( Anuruddha , theo Sutta Nipāta Bình luận ii 570) tuyên bố trở về vô số, người đã chờ đợi tại Savatthi, được nuôi dưỡng bởi Culla Anathapindika, trong khi Một Giáo pháp Sau đó, họ tìm đường đến Sankassa. Hậu duệ của Đức Phật diễn ra vào ngày lễ hội Mahapavarana .Sakka cung cấp ba thang cho dòng dõi của Đức Phật từ Sineru đến trái đất: bên phải là một chiếc thang vàng cho các vị thần; bên trái một chiếc thang bạc cho Maha Brahma và võng mạc của anh ta; và ở giữa một bậc thang ngọc cho Đức Phật. Những người lắp ráp bao phủ trái đất trong vòng ba mươi giải đấu. Có một cái nhìn rõ ràng về chín thế giới Brahma ở trên và Avici (một địa ngục) bên dưới. Đức Phật đi cùng với Pañcasikha, Mátali, Mahá Brahmá và Suyáma. Sariputta là người đầu tiên chào đón anh ta (tiếp theo là Uppalavanna và Đức Phật đã thuyết giảng Luật, bắt đầu với những gì trong tầm hiểu biết ngay cả của một puthujjanavà kết thúc với những gì chỉ một vị Phật có thể hiểu.
Nhân dịp này, Parosahassa Játaka đã thuyết giảng cho vô số trí tuệ vô song của Sáriputta. Người ta nói rằng đức phật của Đức Phật đối với Sankassa đã tạo cơ hội cho Moggallána thể hiện sự nổi bật của mình ở iddhi, Anuruddha ở dibbacakkhu và Punna trong kỹ năng thuyết giảng , và Đức Phật muốn cho Sariputta cơ hội tỏa sáng. trí tuệ của mình. Do đó, ông đã hỏi về những câu hỏi của Sáriputta mà không ai có thể trả lời. Những lời mở đầu của Sáriputta Sutta được cho là để chỉ dòng dõi này từ Tusita .
Địa điểm của cổng thành phố Sankassa là một trong những điểm “không thể thay đổi” của thế giới (avijahitatthanam). Tất cả các vị Phật giáng xuống tại vị trí đó đến thế giới của đàn ông sau khi thuyết giảng Abhidhamma.Từ Sankassa, Đức Phật đi đến Jetavana.
Thánh địa Lâm Tỳ Ni (Lumbini)
Lâm Tỳ Ni là một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng của đạo Phật tại quận Rupandehi thuộc Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal nằm cách biên giới Sonauli Ấn Độ khoảng 36 km.
Nơi này được cho là hoàng hậu Mayadevi (Mada) đã sinh ra Siddhartha Gautama (Tất-đạt-đa), người sau này trở thành Phật Thích Ca và đã khai sinh ra Phật giáo. Đức Phật đã sống trong khoảng thời gian 80 năm từ năm 563 đến 483 TCN. Lâm Tỳ Ni cũng là những nơi quan trọng gắn liền với đời sống của Đức Phật.
Lâm Tỳ Ni tọa lạc dưới chân dãy Himalaya. Cách 25 km về phía đông của kinh thành Ca Tỳ La Vệ xưa, nơi được cho là đức Phật đã sống đến 29 tuổi. Lâm Tỳ Ni có một số ngôi chùa và đền thờ trong đó có đền thờ Hoàng hậu Mada. Ngoài ra tại đây còn có ao Puskarini hoặc Holy, nơi Hoàng hậu Mada đã làm lễ nhúng nước trước khi sinh đức Phật ra đời. Ngoài ra nơi đây còn phần còn lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ.
Theo tài liệu sử Phật Giáo, Lâm Tỳ Ni tọa lạc cách thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) 12 dặm. Sử chép rằng, “Theo tục lệ, Hoàng Hậu Ma Gia phải trở về quê mẹ để sanh nở. Khi đến động hoa Lâm Tỳ Ni, bà cảm thấy trong người sảng khoái lạ thường. Cảnh vật xinh đẹp tươi mát chào đón, chim muông hót ríu rít trên cây, gió hiu hiu thổi làm tâm hồn người dịu êm nhẹ nhàng, Hoàng Hậu thong thả dạo bước ngắm nhìn thưởng thức cảnh trí thiên nhiên.
Khi đến tàng cây Sa La, Hoàng Hậu dơ tay vịn cành hoa sà thấp trước mặt và kỳ lạ thay, Thái tử giáng trần trong tư thế đứng của người mẹ. Chư Thiên tung hoa chào đón, bẩy con rồng phun nước thơm tắm rửa Thái tử và Thái tử đi 7 bước dõng dạc tuyên bố rằng: “Ta là đấng Vô Thượng Đạo Sư của Trời Người.” (Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn). Từ vườn Lâm Tỳ Ni, Thái tử được các cung nô hầu hạ trở về thành Ca Tỳ La Vệ.
Quang cảnh giáng sanh của Thái tử Tất Đạt Đa là đề tài cho hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Ấn mà ngày nay người ta đã tìm thấy trong điêu khắc và tranh vẽ.
Nhận dạng được địa danh của Lâm Tỳ Ni, thiết tưởng chúng ta phải nhớ đến công ơn của vua A Dục. Hai mươi năm sau ngày đăng quang lên ngôi hoàng đế, Vua A Dục đã đích thân đi chiêm bái đãnh lễ các thánh địa và chính Vua đã sai người đúc một cột trụ khắc lên dòng chữ “Địa danh này là nơi Đức Phật giáng sanh.” Vua A Dục cũng đã giảm 5% thuế hằng năm cho dân chúng vùng này. Đó là một đặc ân của vua A Dục đối với dân cư địa phương nơi Đức Phật giáng sanh. Bên cạnh cột trụ này, người ta còn thấy một ngôi đền xưa cũ khắc chạm hình ảnh quang cảnh giáng sanh của Đức Phật.
Lâm Tỳ Ni đã trở thành một thánh địa quan trọng hàng đầu đối với người Phật tử. Ngàn năm trước, những du tăng Trung Quốc đều lần lượt viếng thăm Lâm Tỳ Ni. Chung quanh cột trụ do vua A Dục sai đúc, các vị du tăng cũng đã tự đắp lấy những bia đá lớn nhỏ đánh dấu những cuộc viếng thăm cúng dường. Về sau, chính phủ Nepal ra lệnh khai quật vùng này để tìm thêm tài liệu chứng cứ.
Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya)
Bodh Gaya hay Bodhgaya, tiếng Việt là Bồ Đề Đạo Tràng, là một thành phố ở quận Gaya, Bihar, Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng do là nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề.
Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni, còn 3 nơi khác đó là Kushinagar, Lâm-tỳ-ni (Lumbini) và Sarnath. Vào năm 2002, ngôi đền Mahabodhi (Đại giác ngộ tự) ở Bodh Gaya đã trở thành Di sản thế giới. Vào khoảng năm 500 TCN thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm, khi đó đã là một nhà tu hành đi khất thực, đến bờ sông Falgu ở gần thành phố Gaya. Ở đây, Đức Phật đã ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề. Sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đã đạt được giác ngộ và sự thấu hiểu.
Các đệ tử của Tất-đạt-đa Cồ-đàm bắt đầu thăm viếng nơi Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ vào ngày rằm trong tháng Vaisakh (tháng 4 – tháng 5), theo lịch Ấn Độ. Theo thời gian, nơi này được gọi là Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), ngày Đức Phật đạt giác ngộ là được gọi là Buddha Purnima (ở Việt Nam gọi là Ngày Đức Phật thành đạo), và cây nơi Đức Phật ngồi thiền gọi là Cây Bồ Đề (Bodhi – nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ).
Lịch sử của Bodh Gaya đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu. Trong đó, quan trọng nhất là tài liệu của các nhà sư Trung Quốc Pháp Hiển (法顯) và Huyền Trang, những người hành hương đến thánh địa này vào các thế kỷ 4 và 7 để thỉnh kinh. Nơi đây là trái tim của văn hóa Phật giáo trong suốt hàng thế kỷ cho đến khi nó bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm vào thế kỷ 13.
Thánh địa Sravasti
Sravasti, thủ phủ của vương quốc Kosala ngày xưa, được các Phật tử tôn sùng vì nơi đây hơn 2540 năm trước, Đức Phật đã thi triển thần thông giáo hóa các đạo sư thờ thần lửa.
Theo các sử liệu ghi chép lại, Đức Phật đã thi triển các phép lạ như trên thân ra nước, dưới thân ra lửa, trên thân ra lửa, dưới thân ra nước, hay mặt trời mặt trăng chiếu sáng cùng một lúc trên bầu trời, và nhiều hóa thân của Đức Phật. Những phép lạ đó đã là đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật Ấn từ các thời đại cổ xưa cho đến nay.
Ngay trong thời Đức Phật, Sravasti đã là một trung tâm Phật giáo sầm uất phồn thịnh. Chính nơi đây, trưởng giả Cấp Cô Độc đã rãi vàng mua hết đất vườn hoa của Thái Tử Kỳ Đà để xây dựng tinh xá cúng dường Đức Phật và chư tăng. Câu chuyện rãi vàng mua đất của ông Cấp Cô Độc đã khích động mãnh liệt đến các tầng lớp quí tộc vua chúa, khanh hầu, trưởng giả và đó cũng là đầu đề về lòng sùng bái tuyệt đối của ông Cấp Cô Độc cũng như các tác phẩm nghệ thuật Ấn sau này. Càng về sau, nhiều tinh xá, bảo tháp xây cất rải rác chung quanh địa danh này khiến Sravasti thêm nổi tiếng và phồn vinh.
Các nhà khảo cổ tin rằng Sravasti thuộc địa phương Saheth – Maheth nằm sát biên giới quận Gonda và Bahraich của xứ Utta – Pradesh. Nơi đây họ đã tìm thấy vài bia ký liên quan đến tinh xá Kỳ Viên ở Sravasti. Địa danh Saheth – Maheth gồm có hai vùng riêng biệt. Vùng lớn nhất, Maheth, rộng 400 mẫu, ngày xưa là một tỉnh lỵ trù phú. Saheth thì chỉ rộng có 32 mẫu, nằm độ 0,25 dặm phía Tây Nam của Kỳ Viên tinh xá. Những cuộc khai quật tại vùng Maheth đã cho chúng ta biết được rằng xưa kia Maheth là một thành phố rất giàu có đông đúc. Saheth, tuy nhỏ hơn, nhưng lại nổi tiếng hơn vì nơi đây Đức Phật đã dừng chân để giáo hóa và còn sót lại nhiều nền nhà của tinh xá, tự viện, bảo tháp; cho nên đa số các tăng sĩ, du khách đều ghé tới Saheth để chiêm bái tham quan.
Những di tích trưng bày đó mang dấu hiệu thời đại Mauryan cho đến những năm đạo Phật bắt đầu suy tàn tại Ấn Độ thế kỷ thứ 12 sau Công nguyên. Tại đây, người ta thấy một ngôi tháp cổ nhất được xây cất từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, chứa đựng xá lợi Phật và một tượng đầu Đức Phật tạc ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên thuộc triều đại Bala. Tượng đầu Đức Phật này giờ được trưng bày tại bảo tàng Ấn Độ ở Calcutta. Hoàng hậu Kumaradevi, vợ vua Govinda-Chandra là người cuối cùng bảo trợ tài chánh kinh phí xây dựng trùng tu lại Kỳ Viên tinh xá năm 1128-29.
Đạo Phật bây giờ đã suy tàn nhiều tại Ấn Độ và địa danh Sravasti, một thời nổi tiếng huy hoàng trong lịch sử Phật giáo Ấn, đã bị gót giày đạo quân Hồi giáo tàn phá thiêu hủy thành bình địa.
Thánh địa Sarnath
Một thánh địa đáng ghi nhớ trong lịch sử Phật Giáo đó là thánh địa Isipitana hay Sarnath. Nơi đây, trong sự tĩnh lặng của vườn Lộc Uyển, Đức Phật đã khai giảng bài pháp đầu tiên cho 5 anh em ông Kiều Trần Như trước kia cùng tu khổ hạnh với Ngài.
Nội dung bài thuyết pháp nói về những khổ đau của kiếp người và những phương cách giải hóa những thống khổ đó. Sự kiện này đã được mệnh danh là “Chuyển Pháp Luân,” có nghĩa là Đức Phật chuyển bánh xe pháp đầu tiên đánh dấu một kỷ nguyên huy hoàng rực rỡ của một tôn giáo kéo dài bền vững trên 2500 năm cho đến nay.
Sarnath là nơi xuất phát tôn giáo do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập. Vì thế, Sarnath đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn nhất tồn tại trên 1500 năm. Trong những thế kỷ đầu tiên của thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, dưới triều đại vua A Dục, Sarnath đã trở thành một nơi tranh luận nổi tiếng giữa các tông phái và đạo giáo. Hai ngài Pháp Hiền và Trần Huyền Trang đã đến chiêm bái thánh tích này vào thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Hai ngài đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu giá trị về lịch sử thánh địa này. Nơi đây, vua A Dục cũng đã sai người xây dựng một cột trụ đánh dấu khu vực ẩn cư trong nhiều tòa nhà lớn nhỏ khác nhau của hơn 1500 vị tăng sĩ Phật giáo đến Sarnath. Trong những di tích còn sót lại đó, người ta phải nhắc đến một ngôi đền tuyệt mỹ có tượng Phật bằng đồng trong hình tướng chuyển Pháp luân, một ngôi cổ tháp và một cột trụ bằng đá. Tất cả đều do vua A Dục xây dựng. Thánh địa này đã phát triển rực rỡ trong nhiều triều đại và cũng đã được trùng tu lại nhiều lần. Theo bia ký và những chứng cứ khảo cổ, người ta biết rằng ngôi đền có tượng Đức Phật Chuyển Pháp Luân đã được trùng tu lại theo lệnh của hoàng hậu Kumaradevi vào phân nửa đầu thế kỷ thứ 12 trước Công nguyên. Chẳng bao lâu sau, địa danh này bị quân đội của Muhammad Ghori, của đạo quân Huns và Mahmud Ghazni phá hủy hoàn toàn, nhưng Sarnath lại được trùng tu do công sức của các tín đồ Tăng Ni Phật giáo khắp nơi. Tuy nhiên về sau, vì đạo Phật đã suy tàn tại Ấn Độ, Sarnath, một địa danh lịch sử nổi tiếng và huy hoàng một thời đã bị tiêu hủy mất dấu trong đổ nát hoang tàn của cát bụi thời gian.
Dù đã bị tàn phá nhiều theo thời gian, Sarnath vẫn còn hấp dẫn du khách tìm về Ấn Độ để tưởng nhớ lại hình ảnh Đức Từ Phụ và giáo âm của Ngài vẫn vang vọng bất diệt trong lòng người con Phật.
Có thể bạn thích: