Phương ngữ là đặc trưng của mỗi vùng miền. Nhưng nếu không được “phiên dịch” nhiều khi bạn đến “dở khóc, dở cười” khi có dịp đi du lịch qua.). Và hôm nay TopChuan.com đã tổng hợp được 1 số ít câu chuỵện cười ngôn ngữ địa phương hay nhất, mời quý độc giả cùng đón đọc.
Truyện cười địa phương số 7
1.Mẩu chuyện 1:Chửi Thề ???!!!
Thằng con rể người Nam Kỳ và ông già vợ người Quảng Nam.
Ông già vợ hỏi: “Bữa ni con có rẻng chở boa đi một chút”.
Thằng kia trả̉ lời: “Con kẹt”.
Ông già vác gậy rượt: “Teo nhờ mi chở, mi không chở thì thôi, seo lại chửi thề”!.
Thằng con vừa chạy vừa nói: “Con kẹt thì con nói con kẹt, sao ba lại nói con chửi thề” !!!
Cô con “ghé” (gái) thấy tình hình quá “ken thẻng” (căng thẳng), từ sau chạy ra kêu: “Boa ơi boa, con kẹt miền Nam khác với con kẹt miền Trung, boa ơi”
2.Mẩu truyện 2: Vô phúc
Một người dân chài đi thuyền qua cửa Hội (Nghệ An), bỗng nghe tiếng quát từ thuyền bên cạnh:
– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…
Người dân chài xứ Bắc nghe vậy, thở dài:
– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…
Một người đi thuyền bên cạnh thấy thế, liền giải thích:
– Bác ơi! Thuyền của dân Nghi Lộc buôn bát đĩa đó. Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.
Truyện cười địa phương số 9
1.Mẩu truyện 1:
Một anh đi vô tiệm cắt tóc nọ. Một cô thợ bước ra chào đón bằng giọng Huế:
– Chào anh, anh cặt ngắn hay cặt dài? Cũng bằng giọng Huế anh ta trả lời:
– Thưa cô tôi … cặt ngắn
– Ui cha mẹ ui, anh đẹp trai như rứa mần răng cặt ngắn uổng quá!
– Ngắn hay dài chi kệ tôi. Cô ăn bao nhiêu tiền?
– Dạ anh cho em hai chục.
– Răng mà đắt rứạ Mấy chỗ kia họ chỉ ăn 15 đồng thôị.
– Dạ 20 đồng là 20 đồng. Anh có cặt mô
Anh chàng có lẽ bị quê nên nói xẵng
– Không cặt.
– Tôi chưa thấy ai như cái anh ni, mặt mày sáng sủa như rứa mà ba hồi cặt ngắn ba hồi không cặt.
2.Mẩu truyện 2: Tôi quyết không đẻ nữa
Có một cô giáo tên P. rất tâm huyết với công tác đào tạo những giáo viên tương lai. Một hôm thấy giáo sinh lớp mình đang dạy quá kém cỏi, văn chương, câu cú còn thua một HS khá giỏi của lớp bảy (!), sự bức xúc đã tích tụ từ lâu thành “tức nước vở bờ”, cô không kềm chế nỗi nên đã buột miệng:
“Trời ơi! Như vầy mà sắp là GV THCS đây hả? Bởi vậy…bởi vậy…tôi quyết tâm…không đẻ nữa!”
Lúc đầu các em ngơ ngác và ngạc nhiên, sau đó thì em nào tệ nhất thì cũng phải hiểu được ý cô “Tôi đẻ nữa thì con tôi sẽ học với những GV dốt như mấy người như vầy, tôi không đành lòng. Tôi tội nghiệp con tôi nên không để nó ra đời”.
Nghe lạ tai và mắc cười thật. Nhưng xét ra thì cô không nên nói như vậy vì không phải tất cả đều dốt, đều tệ. Nhưng người nào cũng hiểu và thông cảm cho cô và từ đó cũng phải suy ngẫm về cái gọi là “vòng lẩn quẩn”.
Truyện cười địa phương số 8
1.Mẩu truyện 1: Trong phòng khám:
Khám bịnh xong bác sĩ nói với cô bệnh nhân trẻ:
– Cô cho tôi xin số điện thoại của cô để khi nào có kết quả khám sức khoẻ thì tôi sẽ gọi điện báo cô hay.
Cô gái trẻ trả lời: – Dợ, hai ba bửa tém một bửa !Bác sĩ lắc đầu:
– Không! chuyện tắm rửa của cô thì tôi không cần biết. Số điện thoại của cô á !
Cô gái trẻ trả lời: -Dợ, hai ba bửa tém một bửa!
Bác sĩ lắc đầu mạnh hơn: – Cô tắm mỗi ngày 2, 3 bận hay là 2,3 tuần cô tắm một lần thì tôi không cần biết…..
Số điện thoại của cô kìa…
Cô gái trẻ tức tối trả lời: – Dợ! em đẻ nó số của em lừa hai ba bửa tém một bửa (237-817)
Cảnh 2: Vài ngày sau, cũng trong phòng mạch bác sĩ hỏi nữ bệnh nhân tái khám:
-Tại seo tui kiu cho cô wài hỏng được? Cô đổi số điện thọi rồi sao?
Cô gái: -Dợ, em đã đủi gùi, Bi giờ là năm séo bửa, không tém, không tém!(567-0808)!
Bác sĩ:-Chời đét !!!
Cảnh 3: Bác sĩ: vẫn không gọi được, thế là thế nào?
Cô gái: dợ, tại thèng chồn em nớ kiu đổi. Bs thông cẻm, lèn nì là lèn đổi cuối rồi: là tém chín bửa một năm không tắm (897-1508)
Bác sĩ: ẹc ! một năm không tắm thì cô đi ra dùm tui.
2. Mẩu truyện 2: Tại bến xe đò (theo lời kể của một người xứ Quảng):
Một anh Dziệt Nôm dzìa thăm quê hương. Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo.
Anh theo cô gái len xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ lồm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng len tiếng:
-Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô ?
Cô gái cừ lỏn lẻn: -Tém hơi không, tém hơi, tém hơi…
-Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.
Cô gái đỏ mẹt: -Thì em núa gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)?
Truyện cười địa phương số 2
Mẩu truyện 1:
Có một chàng từ miền Nam ra Bắc để lập nghiệp. Trước khi lên máy bay, anh ta nhớ ở trong Nam gọi là “trái thơm” nhưng ra Bắc phải gọi là “dứa”.
Một hôm anh ta rủ người yêu vào công viên để bày tỏ tình cảm. Đến lúc lên cao trào, chàng nói:
– Anh có thể “dứa” em một cái được không?
– !!!!!
Mẩu truyện 2: Cô vợ ở Hà Tĩnh ra Hà Nội chơi
Khi đi đến một nhà hàng cô nhớ lời dặn của chồng là phải dùng từ đâu, kia, sao… thay cho mô, tê, răng… nên cô gọi người phục vụ: – Anh ơi cho tôi xin cái tăm xỉa sao.
Truyện cười địa phương số 10
1.Mẩu truyện 1: CHIẾU MỚI, CHIẾU HOA
Chập chiều, ra thăm vạt mía đang gần đến kỳ thu hoạch, ông bắt gặp một cô trong vạt mía đi ra. Cô ta đi vệ sinh nhưng ông cứ áp cho là vô ăn trộm mía. Ông dọa báo cáo với thôn xóm. Cô ta sợ quá nên nhất trí cho ông ta “đổi mía” mà không báo cáo. Nhất trí rồi nhưng cô lại đề nghị:
– Ở đây nhớp, mần răng hầy?
Ông nhanh nhảu:
-Được rồi, cứ đứng nép vô đó tý, ông về lấy chiếu cho.
Cô nàng nhất trí. Ông vội về rút ngay cái chiếu hoa mới mua định trải bàn thờ ra sử dụng. Tay cắp chiếu, ra vạt mía, không thấy cô nàng đâu, ông gọi tha thiết:
-Ười! Mô rồi! Chiếu mới, chiếu hoa đây rồi nầy!
2.Mẩu truyện 2: MẦN NHƯ ÔNG ĐÂY…
Trời nắng như đổ lửa, trên đường một thanh nữ đang ngồi hốt ngô hạt bị đổ. Ông đi qua, vừa hốt giúp, vừa hỏi:
– Tội chưa! Răng mà đổ ngô ra rứa con?
– Có thằng mất dạy đi về phía nớ ông nà! Đi qua, hắn chụp ngực con, mần con hoảng, ngô đổ hết!
Ông cẩn thận hốt giúp ngô xong, cẩn thận nâng 1 bên thúng, đỡ lên đầu cho cô gái. Xong, 1 cánh tay giữ thúng, 1 cánh tay lại làm như chàng thanh niên kia và nói:
-Hắn độc ác mà không biết đàng mô cả. Mần như ông đây thì mần răng mà đổ mất ngô của con?
Truyện cười địa phương số 5
Mẩu truyện 1:
Anh con thứ đi làm rồi lấy luôn cô vợ Bắc, lại mới sinh cháu nên bà nội phải từ Nam ra trông cháu cho đôi vợ chồng trẻ.
Rảnh rỗi cả ngày chỉ có trông cháu, rồi lại ra ra vào vào, bà đâm rảnh việc, hay để ý chuyện vợ chồng anh con trai.
Một hôm anh mới đi làm về bà đã kéo ra một góc hỏi:
– Dạo này mày làm sao thế hả con cứ tối đến má nghe vợ mày hỏi “Có ai oán không? Có ai oán không?” là mày lại cười hơ hớ thế?
Anh con trai ngượng chín cả mặt. Hóa ra trong Nam người ta dùng từ: “Nhột”, ngoài Bắc dùng từ “buồn” nên mới có chuyện hiểu lầm như thế.
Mẩu truyện 2: Có một anh người miền Bắc, yêu cô gái quê ở Nghệ An.
Một hôm cô gái dẫn chàng trai về nhà ra mắt gia đình. Sau bữa cơm trưa, chàng trai bị đau bụng hung tàn dội. Mẹ cô gái rất lo lắng liền hỏi:
– Con đau răng?
Chàng trai dù đang đau vẫn cố gắng đáp lại:
– Dạ không ạ, con đau bụng.
Mẹ cô gái lại hỏi lại:
– Mẹ biết rồi, nhưng mà con đau răng?
Mãi đến khi cô gái giải thích thì anh chàng mới hiểu mẹ cô muốn hỏi là “anh đau thế nào?”.
Truyện cười địa phương số 6
Mẩu truyện 1:
Một người dân chài đi thuyền qua cửa Hội (Nghệ An), bỗng nghe tiếng quát từ thuyền bên cạnh:
– Đồ hư, từ sáng đến giờ đã đánh “vợ” năm cái và đánh “mẹ” hai cái rồi…
Người dân chài xứ Bắc nghe vậy, thở dài:
– Con nhà vô phúc, mới sáng sớm mà đánh cả vợ và đánh cả mẹ rồi…
Một người đi thuyền bên cạnh thấy thế, liền giải thích:
– Bác ơi! Thuyền của dân Nghi Lộc buôn bát đĩa đó. Ông bố mắng con là đã đánh vỡ năm cái và đánh mẻ (sứt) hai cái bát đĩa.
Mẩu truyện 2:
Anh nọ ở trong Nam ra thăm nhà người yêu ở miền Trung. Đến bữa, anh chẳng chịu dùng cơm mà cứ chống đũa nhìn rồi bỏ chạy ra ngoài gọi điện cho bạn.
– Mày đang ở đâu, tới cứu tao gấp?
– Có chuyện gì vậy?
– Hồi chiều tao nghe ông già người yêu tao nói: “Con lấy cái ‘bô’ đi mua gạo về nấu cơm”, bẩn như vậy sao tao ăn được?Anh bạn nghe xong thì phì cười, thì ra ý ông cụ là lấy cái bao đi mua gạo nhưng vì tiếng địa phương nên cái bao trở thành cái “bô”.
Truyện cười địa phương số 1
Mẩu truyện 1: Ông bố vợ người Quảng vào thăm con gái lấy chồng ở Sài Gòn.
Một hôm ông nói với chàng rể: “Ngày mai con đưa ba đi Sở Thú chơi nhé!”.
Người con rể bận công chuyện nên trả lời:
– Mai hả? Con kẹt, ba bảo vợ con đưa đi.
Tức thì người bố vợ hùng hổ:
– Tổ cha mày, mày không đưa tao đi thì thôi, tại sao lại chửi tao?
– !!!!
Thì ra từ “con kẹt” của người miền Nam lại là tiếng chửi thề của người Quảng.
Mẩu truyện 2: Vợ ở Hà Tĩnh ra thăm chồng làm việc tại Hà Nội.
Để giao tiếp với mọi người được tốt, người chồng đã hướng dẫn vợ việc sử dụng tiếng địa phương tại Hà Nội, như mô, tê, răng… ở Hà Tĩnh thì ở Hà Nội phải là đâu, kia, sao…
Trong một lần đi chơi, do ngồi nhiều nên cô vợ bị tê chân. Lúc về, nhớ lời dặn nên cô bảo với chồng:
– Anh ơi chân em bị kia kia.
Có thể bạn thích: