Bạn muốn con cái mình sau này lớn lên sẽ trở thành người sống tiết kiệm, biết quý trọng đồng tiền. Việc dạy con cái cách sử dụng tiền đúng mục đích và hợp lý sẽ hình thành cho con những thói quen tốt giúp chúng trưởng thành, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Không bao giờ là quá sớm để dạy cho con biết cách quản lý về tiền bạc. Hãy bắt đầu với 11 bài học dạy con cách sử dụng tiền hợp lý này. Những bài học từ thực tế dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy dỗ con cái, giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm về tài chính.
Dạy con cách quản lý tiền hợp lý.
Số tiền mà con bạn có được thường là tiền mừng tuổi, tiền thưởng cuối năm học… Dù là ít, chưa phải do chính con bạn làm ra những bạn cũng phải dạy cho trẻ cách quản lý số tiền này sao cho phù hợp.
Trẻ con rất thích nhận được lời khen ngợi mỗi khi chúng làm tốt điều gì đó. Khi được khen như một phản xạ có điều kiện, trẻ sẽ phấn khởi, cố gắng làm tốt ở những lần tiếp theo. Vì vậy, bố, mẹ nên tâm dự, động viên con khi chúng biết cách quản lý số tiền mình có được.
Bạn nên mua cho con một con heo đất thật dễ thương. Hãy nói với con: với cùng một số tiền, con phải trích lại, để dành để nuôi heo lớn, số tiền còn lại sẽ dùng cho việc mua dụng cụ học tập. Hãy dạy cho con cách quản lý tiền bạc như vậy, bạn nhé.
Thanh lý vật dụng con bạn không dùng được nữa.
Đồ chơi, quần áo chật chội, không còn phù hợp với con bạn. Đừng vội vứt bỏ? Hãy nghĩ đến việc thanh lý đồ cũ. Bạn lọc ra vật dụng nào dùng được, vật dụng nào không dùng được nữa thì vứt đi cho rộng ngăn tủ. Số tiền từ việc thanh lý những vật dụng còn sử dụng được đủ để bạn mua cho con một bộ quần áo, đồ chơi mới… Việc này vừa tiết kiệm được một khoản chi tiêu, vừa là dịp để dọn dẹp lại căn nhà thêm ngăn nắp, gọn gàng. Bạn có thể cùng con thực hiện việc phân loại này, chúng sẽ rất vui khi phụ giúp đấy.
Nhận biết giá trị của đồng tiền.
Từ một vật dụng trong nhà, bạn cho trẻ biết giá trị của vật dụng đó bao nhiêu? Muốn có được vật dụng đó, bố, mẹ phải làm việc cực nhọc bao nhiêu ngày mới có thể mua được. Thông qua cách như vậy, trẻ sẽ biết quý trọng sức lao động, quý trọng giá trị của đồng tiền do chính ba, mẹ mình làm ra.
Bài học từ việc mua sắm.
Khi con đến trường, học được những phép toán cơ bản, hãy đưa chúng đi mua sắm cùng bạn. Chọn ra hai món hàng giống nhau nhưng lại có hai mức giá khác nhau, có sự chênh lệch nhau, bạn hãy hỏi xem: nếu là con, con sẽ mua món nào và tại sao lại mua món đó. Điều này sẽ giúp cho con có sự so sánh về giá cả, nhận biết sản phẩm bằng mắt thường để lựa chọn sản phẩm, góp phần giảm bớt chi phí khi mua.
Cân nhắc giữa cần và muốn.
Trẻ con cần hiểu rằng: thứ cần thì rất ít, 1-1 giản còn thứ mình muốn thì bao la, vô tận. Vì vậy, hãy nhẹ nhàng lý giải cho con: nên mua những gì thật cần thiết, phù hợp với nguồn tài chính mà gia đình mình hiện có.
Những món hàng nằm trong giới hạn của từ “muốn” cần được cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng, khi nào nguồn tài chính đảm bảo, no đủ hơn thì hãy nghĩ đến việc sở hữu nó. Tuyệt đối: không nên cưng chiều cho con tất cả mọi thứ con yêu cầu, đòi hỏi. Vì như vậy, bạn vô tình tạo cho con một thói quen xấu. Việc cân nhắc giữa “cần và muốn” sẽ giúp con của bạn có được kiến thức để đưa ra quyết định tiêu dùng thông minh trong tương lai.
Định hướng cách chi tiêu.
Cha, mẹ hãy đóng vai trò như một kim chỉ nam, một người dẫn đường định hướng cho con sử dụng tiền đúng mục đích. Trước khi cho con tự chủ với số tiền tiết kiệm của mình, bạn hãy giúp con định hướng cách chi tiêu sao cho hợp lý. Ở độ tuổi nhỏ, chưa trực tiếp làm ra tiền có giá trị lớn thì chỉ nên cho trẻ mua những món đồ, vật dụng có giá trị thấp, phải chăng mà thôi. Bạn cũng nên nói cho con biết nên làm gì với số tiền đó, làm việc gì có ý nghĩa nhất đối với con. Đó có thể là dùng để mua hoa quả biếu ông bà, mua một gói quà giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn…, rất nhiều nội dung để con lựa chọn đúng không nào?
Cho con hiểu ý nghĩa của việc lao động chân chính.
Bạn cần giáo dục con rằng: chỉ có làm việc, lao động chân chính mới có cơm ăn, mới được trả công, không ai cho không ai thứ gì. Tùy theo sức khỏe, lứa tuổi bạn nên hướng dẫn con phụ giúp những công việc phù hợp: quét nhà, rửa chén, tự tắm rửa mỗi ngày … Bắt đầu từ những việc nhỏ, sau đó sẽ là những việc lớn hơn giúp con nâng dần ý thức trách nhiệm, hiểu được: muốn có thứ gì cũng phải bỏ ra mồ hôi, công sức mới có được.
Bài học từ việc tiết kiệm.
Những đứa trẻ còn quá nhỏ, chưa thể hiểu được những điều lớn lao, chưa biết tiết kiệm là gì? Vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ cần giải thích cho con hiểu: tiết kiệm là việc tích lũy một số tiền hợp pháp và khoản tiền này sẽ dành cho việc đầu tư vào học hành của trẻ sau này, chi cho mua sắm vật dụng có giá trị lớn hay phòng khi đau ốm, bệnh tật… Hãy dạy cho con: cần phải tiết kiệm để sau này không phải rơi vào tình thế bị động, không biết xoay sở, vay mượn ở đâu.
Bạn nên đặt ra một quy định: nếu con bạn có mười ngàn đồng, hãy bảo con để dành ít nhất một ngàn đồng. Số tiền này, con bỏ vào một con heo đất. Nếu muốn cho heo nhanh lớn thì con phải tiết kiệm tiền. Đây là bài học đầu tiên bạn cần dạy cho trẻ. Trẻ cần hiểu kỹ tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm tiền để làm gì? Bạn cũng nên đưa ra ví dụ cụ thể cho con phân biệt giữa tiết kiệm với keo kiệt nữa nhé, nếu không sẽ gây nên sự nhầm lẫn, lệch lạc cho trẻ.
Học cách cho đi.
Hãy dạy cho con biết yêu thương những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình bằng việc tâm sự với con để con hiểu và có sự chia sẻ: có thể trích 1 phần số tiền mình tiết kiệm được để mua một món quà. Món quà này sẽ do tận tay con chọn và tặng cho những người kém may mắn mà con biết. Con bạn sẽ sớm hiểu được: cuộc đời đã cho mình được đầy đủ cha mẹ, được sống hạnh phúc, vì vậy cần phải biết ơn điều đó.
“Sống là cho đâu chỉ nhận của riêng mình” (Tố Hữu).
Có thể bạn thích: