Phác thảo một tiểu thuyết, bản thơ, hay bất kỳ loại văn bản nào đều yêu cầu thời gian, luyện tập và kiên nhẫn. Dù không có nghiên cứu khoa học nào hướng dẫn người ta viết thật sáng tạo, nhưng những lời khuyên sau có thể giúp bạn bắt đầu
Viết về những gì bạn biết
Là một nhà văn thì bạn sẽ luôn được bảo “viết về những gì mày biết”, và đó là lời khuyên tốt. Sử dụng các loại thiết lập, nhân vật, bối cảnh và ngôn ngữ bạn gần gũi và bắt đầu viết nên một câu truyện mới lạ trong thế giới bạn đã biết rõ. ĐIều này giống như việc sử dụng những nghiên cứu bạn đã làm sẵn thôi. Và hãy nhớ, bối cảnh của bạn, những gì bạn gom lại để viết, cũng giống như những gì tất cả mọi người có thể gom lại.
Để nhân vật lên tiếng
Chúng ta thấu hiểu những người chúng ta từng gặp qua những gì họ nói, cách họ nói, cách họ dùng từ, ngữ điệu của họ, thói quen của họ khi nói chuyện. Độc giả cũng làm như vậy với các nhân vật hư cấu. Những con người trên giấy bắt đầu sống động khi có một cuộc đối thoại.
Viết nên những đối thoại đòi hỏi nhiều thứ – phải mới mẻ và thực, phải chỉnh sửa nhiều lần để cho đúng – nhưng rất đáng giá đấy.
Tận dụng tối đa mọi cơ hội
Các nhà văn nhiều tham vọng vẫn nói rằng họ không có đủ thời gian để đưa mọi ý tưởng lên giấy. Tuy nhiên, nếu phân tích một ngày bình thường, thì luôn có những khoảng thời gian trống – khi ngồi trên xe công cộng, khi chờ bạn bè, khi ngồi ngoài phòng khám – bất cứ khi nào có thể lôi sổ, laptop, máy tính bảng ra thì cứ viết. Hãy xác định giá trị của những cơ hội ấy – năm phút là đủ để ghi vài dòng rồi – và sử dụng chúng.
Hãy cho người ta thấy chứ đừng kể
Mô tả quá nhiều, lạm dụng tính từ và trạng từ có thể làm chậm nhịp kể và khiến độc giả mất hứng. Nếu có thể, tốt hơn là nên để độc giả thấy con người đó hoặc bầu không khí đang diễn ra, mối quan hệ giữa các nhân vật của bạn thế nào – diễn tả chứ đừng có kể, bằng những gì họ nói, họ tương tác như thế nào, họ làm cái gì. Cách này hiệu quả hơn nhiều so với việc kể cho độc giả cả một đống thông tin.
Đây là việc khó. Tất nhiên, trong một câu chuyện thì bạn sẽ phải kể một cái gì đó, nên đừng quá ám ảnh về việc phải tránh né phương thức này.
Lôi kéo độc giả
Bạn không thể bắt ai đọc tiểu thuyết hay truyện ngắn của mình cả, nên cần lôi kéo độc giả ngay từ những dòng đầu tiên. Câu hoặc đoạn mở đầu của bạn nhất định phải khiến cho người ta muốn tiếp tục, gợi cho người ta cười hoặc khơi lên trí tò mò, hoặc khiến họ muốn tìm hiểu những gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Hãy xem “thính” thơm trong câu mở đầu truyện của George Orwell năm 1984:
Đó là một buổi ngày tháng Tư khô ráo và lành lạnh, đồng hồ đang gõ mười ba tiếng.
Có vẻ như đây là một mở đầu truyền thống nhỉ, mười ba ấy? Bạn muốn đọc nữa nên sẽ tiếp tục mở sách.
Giờ hãy xem câu mở đầu của Raymond Carver trong truyện ngắn Kính Ngắm:
Một người đàn ông không tay bước tới cửa để bán cho tôi bức ảnh ngôi nhà của chính mình.
Một câu ngắn nhưng có quá nhiều thứ cần lời giải thích. Chúng ta đã mắc câu như thế đó.
Đọc nhiều đọc rộng
Các nhà văn đều thích đọc. Hãy giữ nhận thức về lĩnh vực xuất bản sách mà bạn chọn, bất kể đó là thơ hiện đại, tiểu thuyết văn học, kinh dị, truyện ngắn hay giả tưởng. Không có gì thúc đẩy ham muốn viết lách hơn là đọc một tác phẩm hay.
Đúng ngay từ đầu
Hãy cố giữ bản thảo ban đầu của bạn càng hoàn hảo càng tốt. Rất ít tác giả viết tốt được ngay từ đầu nhưng chẳng ai viết ra cái gì nên hồn mà lại đặt mục tiêu thấp cả. Ngược lại, hãy hướng tới sự hoàn hảo tuột bậc, và làm tốt ngay từ đầu.
Viết về những gì bạn không biết
Sử dụng trí tưởng tượng của bản thân tạo nên những tình huống mới, những nhân vật mới, những mối quan hệ mới trong thế giới mới. Hãy chọn viết về những thời kỳ khác nhau trong lịch sử, hoặc một địa điểm còn xa lạ với bạn. Những lúc trí tưởng tượng còn thiếu sót, hãy lấp vào đó bằng những nghiên cứu. Điều tuyệt nhất ở một người viết sáng tạo chính là sự sáng tạo.
Luôn mài giũa
Nếu bạn không làm đạt chuẩn ngay lần đầu, bạn có thể làm điều mà các nhà văn làm nhiều nhất – sửa chữa và hoàn thiện qua quá trình biên tập. Đừng nhầm, biên tập không phải là soát lỗi; nó vượt lên trên việc soát lỗi nhiều. Hơn thế, biên tập bao gồm cẩn thận nghiệm lại tác phẩm của mình để thấy những gì còn bỏ sót, những gì cần thay đổi và phát hiện những điểm bạn phải làm để nâng cao kỹ năng viết, khiến nó sắc nét hơn, gọn ghẽ hơn và tốt hơn.
Biên tập đôi lúc là một việc khó. Người ta nói rằng Ernest Hemingway hoàn thành Giã Từ Vũ Khí với gần 40 bản thảo, nên đừng bỏ cuộc nếu như bạn cảm thấy chưa ổn.
Có thể bạn thích: