Từ xa xưa, ai người nào cũng nghe trong lời kể của bà của mẹ về cô Tấm nết na, về Thánh Gióng dũng cảm. Những câu chuyện cổ tích luôn theo ta lớn lên hàng ngày từ thuở còn nằm nôi. Cùng với lời ru những câu chuyện nuôi tâm hồn ta lớn lên. Nhưng khi trưởng thành, chẳng mấy ai còn nhớ một góc tuổi thơ đã nuôi ta lớn lên. Và sau đây là những câu chuyện cổ tích gợi nhớ về tuổi thơ hay nhất mà mình muốn giới thiệu đến các bạn.
Tích Chu
Chuyện kể về cậu bé Tích Chu sống với bà, nhưng Tích Chu rất hay mải chơi chỉ khi đói hay khát nước thì cậu mới về. Một hôm, bà bị ốm bà gọi Tích Chu mãi mà không thấy cậu ở đâu, và bà phải đi tìm, tìm mãi tìm mãi mà không thấy Tích Chu đâu nên bà hoá thành chim. Tích Chu mải chơi trong rừng đói quá về đến nhà thì không thấy bà đâu, cậu khóc nhưng đã quá muộn.
Ý nghĩa nhân văn: con cháu phải hiếu thảo với ông bà.
Sự tích bông hoa cúc trắng
Câu chuyện kể về hai bà cháu sống dưới chân núi lạnh lẽo nhưng đứa cháu gái rất yêu thương bà của mình. Hàng ngày cô vẫn thường đi kiếm thức ăn và về chăm sóc cho bà của mình. Nhưng vào một hôm bà cô trở bệnh nặng và tìm cách nào cũng không khỏi, và cô tìm đến một thầy thuốc thầy chỉ cho cô cách để cứu sống bà là cô phải lên đỉnh núi cao lấy cho bằng được bông hoa cúc trắng trên đỉnh núi, bông hoa có bao nhiêu cánh thì bà cô sẽ sống bấy nhiêu ngày. Và cả đêm trong tấm áo mỏng manh cô đã 1 mình lên đỉnh núi và tìm được bông hoa nhưng bông hoa chỉ có 5 cánh, cô không đành lòng nên đã xé nhỏ từng cánh hoa thành nhiều cánh và cuối cùng bà cô đã sống bên cô mãi mãi.
Ý nghĩa nhân văn: con cháu phải hiếu thảo, kính trọng với ông bà.
Sự tích cây vú sữa
Là câu chuyện cổ tích đầy cảm động về tình mẹ. Ở một nhà kia có hai mẹ con sống với nhau, thế nhưng cậu bé rất mải chơi và không để ý đến mẹ của mình. Một hôm mẹ cậu bé ốm nặng nhưng cậu bé vẫn đi chơi vui đùa cùng các bạn mà không nhiệt tình chăm sóc cho mẹ, ngày qua ngày cậu mải chơi không về nhà thăm mẹ. Đến lúc mệt và đói cậu mới về nhà nhưng tìm mãi không thấy mẹ đâu, chỉ thấy một cây vú sữa ở đâu mọc giữa sân nhà trĩu quả cây lá sum suê. Cậu bé đói quá và ngồi dưới gốc cây bưng mặt khóc, thì một quả vú sữa rơi trên tay cậu bé cậu đưa miệng cắn ngay thì chát đắng. Thế là quả sau cậu từ từ nắn cho mềm rồi ăn, quả ngọt gà trắng trong như dòng sữa của mẹ, và cậu biết đó là hoá thân của mẹ mình.
Ý nghĩa nhân văn: Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Tình mẹ là bao la, vĩnh cửu nhất.
Sọ Dừa
Chuyện kể về 2 vợ chồng nhà nọ rất tốt bụng và hiền lành tuy nhiên lại bị hiếm muộn con cái và rất muốn có một đứa con. Một hôm đi vào rừng hái củi khát nước quá bà mới uống nước sương còn đọng lại trong một cái sọ dừa. Vài hôm sau, bà thấy cơ thể mình khác lạ và bà đã mang thai, 9 tháng 10 ngày sau bà đã đẻ một đứa con trai kháu khỉnh lấy tên là Sọ Dừa. Và từ đó gia đình rất hòa thuận bên nhau.
Ý nghĩa nhân văn: ở hiền ắt gặp lành.
Hồn Trương Ba – da Hàng Thịt
Là câu chuyện cổ tích đầy li kì và hấp dẫn với nhiều tình tiết bất ngờ. Sau khi chết hồn Trương Ba đã nhập vào xác anh Hàng Thịt và trở về với người vợ của mình nhưng người vợ anh không chấp nhận và đuổi anh ra khỏi nhà, cùng lúc đó vợ anh Hàng Thịt thấy chồng mình ở nhà Trương Ba nên sang khóc lóc om sòm, kêu làng kêu xóm nhưng không ai hay biết người chồng của cô giờ chỉ còn là thân xác khi đã mang hồn của Trương Ba.
Ý nghĩa nhân văn: vợ chồng phải thuỷ chung, son sắt với nhau.
Thánh Gióng
Là câu chuyện cổ tích rất quen thuộc với các em thiếu nhi, Thánh Gióng lấy bối cảnh câu chuyện là ở làng Phù Đổng nơi có giặc và đang tìm người giúp nước đánh giặc. Lúc ấy, sứ giả đi khắp nơi tìm người tài nhưng không có ai. Khi đến làng Phù Đổng thì có một cậu bé chỉ mới 3 tuổi đứng ra nói rằng sẽ giúp nước đánh giặc với áo giáp sắt, ngựa sắt và roi sắt. Dân làng đã giúp nuôi cậu bé lớn nhanh như thổi và cậu bé đã đánh thắng giặc và trở thành Phù Đổng Thiên Vương.
Ý nghĩa nhân văn: Yêu đất nước, yêu dân tộc Việt Nam.
Sự tích dã tràng xe cát biển Đông
Chuyện kể về một ông cụ già khi cứu được một con rắn thần khi vào nhà ông ông đã được rắn thần tặng cho một viên ngọc quý để ông có thể đi xuống biển và nghe thấy tiếng nói của muôn thú. Nhưng thật trớ trêu khi ở dưới thuỷ cung đã có người biết chuyện và cử người lên dụ dỗ người vợ của ông ăn trộm viên ngọc quý đem cho họ và họ sẽ cho bà xuống thuỷ cung ăn sung mặc sướng. Không cầm lòng được trước cám dỗ của lũ quỷ quyệt bà vợ đã lén lút ông chồng mang viên ngọc quý xuống thuỷ cung. Xuống đến nơi bà bị bọn chúng cướp mất viên ngọc quý và bà trôi lềnh bềnh trên nước và chết. Ông già khi biết chuyện đã kêu khóc gào thét nhưng không ai nghe thấy. Và ông đã quyết định lấy cát lấp biển để đòi lại viên ngọc, sau khi kiệt sức và qua đời ông biến thành con dã tràng tiếp tục xe cát biển Đông.
Ý nghĩa nhân văn: Con người mà có lòng tham vô đáy làm chuyện xấu thì sẽ bị trừng trị thích đáng.
Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
Đến tuổi trưởng thành, vua cha kén rể cho Mỵ Nương và Sơn Tinh Thuỷ Tinh cùng nhau đến ứng thí. Với tài hô mưa gọi gió của Thuỷ Tinh đã khiến dân làng chìm trong biển nước nhưng Sơn Tinh đã nhanh chóng dời núi lấp biển cứu nguy. Chính vì vậy, Mỵ Nương đã cưới Sơn Tinh. Vì thù hận vào hàng năm, Thuỷ Tinh luôn dâng lũ và để dân làng lâm vào cảnh lầm than.
Ý nghĩa nhân văn: Sống ở đời phải có tâm, yêu dân như con.
Cây tre trăm đốt
Cây tre trăm đốt là câu chuyện cổ tích kể về một anh chàng nhà nghèo đem lòng yêu một cô tiểu thư nhà quyền quý. Sau 1 thời lén lút qua lại với nhau thì chuyện tình của hai người bị cha của cô gái phát hiện và yêu cầu của ông đặt ra để anh chàng cưới được cô là anh phải vào rừng và chặt được cây tre trăm đốt. Anh chàng hăm hở vào rừng nhưng tìm mãi thì cũng chỉ được cây tre hơn 50 đốt, anh chàng bi ai và bưng mặt ngồi khóc, cuối cùng Bụt hiện lên hỏi về tình hình và ban phép cho anh chàng tìm được cây tre trăm đốt với câu thần chú “khắc nhập, khắc nhập – khắc xuất, khắc xuất”, cuối cùng hai người đã được chấp thuận và sống bên nhau trọn đời.
Ý nghĩa nhân văn: Chỉ cần chăm chỉ, cần cù, chịu khó thì kì tích luôn xuất hiện.
Có thể bạn thích: