Mỗi năm trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã cho thế giới thấy những đề tài nghiên cứu của bản thân mình, và hầu như năm nào cũng có người đạt được giải Nobel, giải thưởng cao quý trao cho những con người lặng thầm đóng góp cho sự phát triển của xã hội. TopChuan.com sẽ tổng hợp lại những đề tài khoa học, những con người được trao giải Nobel đóng vai trò quan trọng, tác động đến sự phát triển của loài người.
Saul Perlmutter (1959)
Với khám phá ra tốc độ giãn nở của vũ trụ dựa trên vị trí của các siêu tân tinh, Saul Perlmutter đã được trao giải Nobel vật lý vào năm 2011. Công trình nghiên cứu của ông đã cung cấp bằng chứng cho rằng vũ trụ đang mở rộng ra ngày một nhanh hơn. Điều ngạc nhiên là nghiên cứu này của ông được hình thành khi ông vô tình bắt được một photon 10 tỷ năm tuổi đang rong ruổi trong vũ trụ.
Sir Fraser Stoddart (1942), Bernard L Feringa (1951), và Jean-Pierre Sauvage (1944)
Bộ ba này đã được trao giải Nobel hóa học 2016 vì các thiết kế và tổng hợp máy phân tử. Gồm việc kiểm soát được các cấu trúc nano, từ đó có thể chuyển đổi năng lượng hóa học thành cơ học và chuyển động. Những cỗ máy được chế tạo mang kích thước nano này hứa hẹn sẽ giúp loài người kiểm soát được các bệnh như ung thư. Ngoài ra nó cũng sẽ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Serge Haroche (1944)
Đoạt được giải Nobel vật lý năm 2012 về “phương pháp thí nghiệm mang tính đột phá giúp đo lường hoạt động của hệ lượng tử cá nhân”. Công trình này của ông đã mở ra 1 cuộc cách mạng cho sự nghiên cứu chuyên sâu về quang phổ laser. Là công cụ hiện đang được sử dụng với mục đích chủ yếu là phân tích mọi cấu trúc hạt trong hệ lượng tử, giúp nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn cách thức hoạt động của những hạt photon.
Alexander Fleming (1881 – 1995)
Là một bác sĩ, dược lý học, sinh học người Scotland. Ông cùng Ernst Chain và Howard Florey đã được giải Nobel y học năm 1945 về phát hiện và phân tách thành công penicillin (kháng sinh đầu tiên của loài người) từ loại nấm cùng tên. Với khả năng của penicillin đã cứu rất nhiều người. Ông được xem là người mở ra kỷ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học.
Hermann Joseph Muller (1890 – 1967)
Là nhà di truyền học người Mỹ, nhận được giải Nobel y học năm 1946 về cách tạo ra đột biến bằng phương pháp chiếu xạ tia X. Bên cạnh đó những nghiên cứu về vũ khí nguyên tử và các bài báo bản đối việc sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này đã biến ông thành một anh hùng chính trị quan trọng trên thế giới.
Francis Crick (1916 – 2004), James Watson (1928) và Maurice Wilkins (1916 – 2004)
Giải Nobel y học năm 1962 được trao cho 3 nhà khoa học này vì đã phát hiện ra cấu trúc xoắn kép của AND từ 9 năm trước. Đây là giải thưởng được tranh cãi nhiều nhất, vì đáng ra giải thưởng cũng phải được trao cho Rosalind Franklin. Nhưng vì ông đã qua đời năm 1958, mà theo quy định thì giải thưởng chỉ trao cho những người còn sống, thế nên công lao của ông không được ghi nhận.
Marie Curie (1867 – 1934)
Được sinh ra trong một gia đình có tới 5 người đoạt giải Nobel trong lĩnh vực vật lý và hóa học. Bà là người phụ nữ đầu tiên đã đoạt giải Nobel tính đến thời điểm năm 1903, cùng với chồng bà Pierre và Henri Becquerel.
Giải Nobel năm 1903 trao cho công trình nghiên cứu về phóng xạ hạt nhân.
Bà là một trong những hai người nhận giải Nobel về hai lĩnh vực khác nhau (vật lý và hóa học). Bà đã phát hiện ra chất radium và polonium.
Stefan Hell (1962)
Ông dành được Nobel hóa học năm 2014 về công trình phát minh ra “kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải”. Nhưng ông đã không ngờ rằng với khám phá đó của mình, ông đã làm đảo lộn một định luật cơ bản của vật lý, và ông đã làm các nhà khoa học khác phải rối trí để giải thích lại định luật này. Với khám phá của ông rất có ích cho các nhà khoa học nghiên cứu về vi sinh sau này.
Robert Woodrow Wilson (1936)
Vào năm 1978 ông được trao giải Nobel vật lý vì những khám phá trong lĩnh vực vật lý nhiệt độ thấp. Nhóm của ông đã phát hiện ra “lưu trú” của bức xạ nền vi sóng vũ trụ. Đó là bằng chứng thuyết phục cho thấy Big Bang là thời điểm bắt đầu của vũ trụ.
Có thể bạn thích: