Trong một số trường hợp, những việc bạn tưởng như mình đang làm đúng, hóa ra lại là những sai lầm gây nguy hiểm không tưởng cho bệnh nhân gặp nạn. Hãy cùng TopChuan tìm hiểu về 9 sai lầm thường mắc phải trong khi bạn muốn cứu giúp người khác để có những biện pháp thay đổi đúng đắn ngay sau đây nhé!
Cố gắng làm đổ mồ hôi bằng cách mặc thật nhiều quần áo khi bị sốt
Khi bị ốm sốt cao, bạn sẽ có cảm thấy toàn thân nóng bừng bừng, trong khi chân tay bạn thì bị run rẩy, bởi vậy mà bạn luôn cố gắng mặc thật nhiều quần áo để làm toát mồ hôi với hi vọng bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn. Thế nhưng, việc ủ ấm quá mức, sẽ chỉ khiến cơ thể bạn tăng nhiệt cao hơn, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến co giật, bạn sẽ bị mất đi nhận thức. Vì vậy, khi bị sốt cao, thay vì cố gắng mặc thật nhiều quần áo, bạn nên mặc quần áo vừa đủ để cơ thể có thể thoát nhiệt ra ngoài.
Bôi ngay thuốc/kem lên vết thương ngay khi bị bỏng
Khi da bị bỏng, nhiệt độ sẽ lan sâu vào các mô, vết thương rất nhanh sẽ phồng dộp lên. Vì thế, trong trường hợp bạn bị bỏng, điều tốt nhất bạn nên làm là nhanh chóng ngâm vị trí bị bỏng trong nước lạnh từ 10 đến 15 phút để giúp vết thương hạ nhiệt. Rồi sau đó 20 phút, bạn mới bôi kem/thuốc lên vết thương để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Cố gắng lập tức di chuyển người bị tai nạn ra khỏi khu vực tai nạn
Khi gặp một vụ tai nạn xe xảy ra trên đường, bạn không nên cố gắng ngay lập tức di chuyển người bị nạn bằng cách kéo người đó ra khỏi xe, bởi rất có thể bạn sẽ đụng đến vết thương của họ, hoặc làm tình huống trở nên xấu hơn. Trừ trường hợp, chiếc xe sắp cháy, nổ, khi gặp người bị nạn trên đường, bạn nên gọi xe cứu thương ngay lập tức, tắt động cơ xe nếu bạn có thể, cầm máu giúp nạn nhân và cố gắng nói chuyện với họ để giúp họ bình tĩnh, hay không để họ ngất lịm đi, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy đến với họ.
Cố gắng chà thật mạnh phần tê buốt của cơ thể
Mỗi khi bị tê buốt, việc thường làm của mỗi chúng ta là chà xát thật mạnh vị trí bị tê buốt với hi vọng có thể làm thông các mạch máu, “đánh bật” cơn tê buốt ấy, thế nhưng, việc chà mạnh rất có thể sẽ phá hỏng các mao mạch, khiến tình hình tê buốt càng trở nên tệ hơn, hay việc bạn ngâm chân, tay ngay với nước nóng cũng không phải là cách hay bạn nên làm. Để xử lý vị trí bị tê buốt, bạn cần cố gắng làm ấm cơ thể từ từ, bằng cách, đầu tiên bạn hãy đặt bàn tay, chân mình vào trong vòi nước lạnh, rồi tăng nhiệt độ nước lên từ từ, như vậy bạn đã “diệt gọn” vị trí tê buốt một cách an toàn.
Cố gắng vỗ mạnh vào lưng khi ai đó bị nghẹn
Khi bạn bè, người thân bị mắc nghẹn, bạn thường nhầm tưởng rằng, chỉ cần vỗ mạnh vào lưng để thức ăn có thể thoát ngược ra ngoài. Thế nhưng, việc vỗ mạnh vào lưng có thể khiến thức ăn bị mắc ở đường thở, sau đó sẽ dễ rơi xuống vùng khí quản, có thể khiến họ bị tắc thở sẽ rất nguy hiểm. Điều bạn nên làm là giúp họ bình tĩnh, hít thở thật sâu, một cách chậm rãi, sau đó, hãy giúp họ cúi người về phía trước, rồi ấn mạnh vào vùng bụng của họ theo chiều hướng lên trên để đẩy vật chặn đường thở thoát khỏi vị trí nguy hiểm.
Cố gắng giữ lưỡi của người bị ngã từ trên cao xuống
Khi gặp người bị bất tỉnh do ngã từ trên cao xuống, sẽ thật nguy hiểm nếu bạn đặt họ nằm ngửa vì lưỡi của họ có thể bị thụt vào trong, chặn đường thở, có thể khiến họ bị tắc thở sẽ gây nguy hiểm rất lớn. Vậy, để đảm bảo tốt nhất cho họ, bạn không nên cố gắng kéo lưỡi của họ ra khỏi miệng, thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng đặt họ nằm nghiêng hoặc xoay đầu để mở thoáng đường thở cho họ, đặc biệt không nên tập trung quá nhiều người xung quanh họ và cần gọi cứu thương gần nhất để đưa họ tới bệnh viện cứu chữa kịp thời.
Cố gắng đặt bất cứ vật gì vào miệng người đang lên cơn động kinh
Để ngăn việc người lên cơn động kinh cắn phải lưỡi, nhiều người thường cố gắng đặt bất cứ vật gì vào trong miệng của họ, tuy nhiên, điều này lại có thể sẽ khiến họ bị gãy răng. Với những người đang lên cơn động kinh, trước tiên, bạn nên đặt một chiếc chăn hay quần áo mềm kê dưới đầu của họ sẽ giúp tránh cơn động kinh làm chấn động tới não, sau đó, bạn nên lấy những đồ vật mềm mại như: khăn, ví da… để đặt vào trong miệng họ giúp họ tránh bị cắn vào lưỡi.
Cố gắng buộc chặt garo khi vết thương chảy máu động mạch
Nhiều trường hợp, khi bị chảy máu, buộc garo sẽ giúp cầm máu rất hữu ích, thế nhưng, ở động mạch là nơi máu chảy với tốc độ cao cùng áp lực lớn. Bởi vậy, khi vết thương chảy máu động mạch, máu thường chảy ra ồ ạt, việc cố gắng buộc chặt garo chỉ khiến vết thường trở nên tệ hơn. Trong trường hợp này, bạn cần đặt ngay một miếng vải lên miệng vết thương, cố gắng đè lên đó với lực vừa phải tránh máu chảy ra quá nhiều, sau đó nhanh chóng gọi 115 để đến bệnh viện gần nhất xử lý vết thương tránh nhiễm trùng.
Cố gắng lao vào nguy hiểm cứu người
Cứu người là việc quan trọng bạn nên làm, thế nhưng, không phải trong trường hợp nào bạn cũng có thể cứu được người gặp nạn, vì thế bạn nên xem xét nhanh đến tình hình xung quanh, tránh trường hợp gây nguy hiểm cho chính mình và cả người bị nạn. Bạn chỉ nên giúp đỡ trong khả năng của mình và gọi cứu thương, cứu nạn ngay khi bạn nhìn thấy người bị nạn.
Ví dụ, khi gặp người bị điện giật, thay vì bạn cố gắng kéo người đó ra khỏi đường dây điện có thể gây thương vong cho cả hai, bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn điện hoặc dùng những vật cách điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Và bạn cần gọi 115 ngay sau đó.
Có thể bạn thích: