Côn Sơn là khu di tích nổi tiếng khắp vùng đất Chí Linh – Hải Dương. Tuy nhiên, xung quanh ngôi chùa cổ kính này vẫn còn nhiều câu chuyện mang màu sắc huyền thoại mà không phải ai ai cũng biết…
Tồn tại một Động Thanh Hư thoát tục
Thanh Hư Động không phải một hang động mà là một vùng rộng lớn – Nơi Quan Tư Đồ xây dựng các công trình “nghỉ, ngơi, chơi, ngắm”. Tương truyền. Trần Nguyên Đán (sống ở cuối thời Trần, đầu nhà Hồ) cáo quan về ở ẩn vùng núi Côn Sơn. Với mong muốn biến nơi đây thành một nơi mang sắc màu tiên cảnh, thoát tục, ông đã cho người trồng trúc, trên núi trồng thông, gắn liền với sự tích “Ông trồng thông, bà trồng rễ”. Có thể nói những cây Trần Nguyên Hãn trồng đều mang hàm nghĩa trong sạch, không vướng bụi trần, biến nơi đây thành “một miền đất thánh thiện”.
Trải qua bao nhiêu thế kỷ, bao cuộc binh chiến loạn lạc, thế nhưng phong cảnh và thiên nhiên Côn Sơn ngày nay vẫn giữ được nét tự nhiên hoang vu vốn có, xứng đáng là một miền tiên cảnh.
Ngàn đời thông reo vẫn kể câu chuyện về những bậc hiền tài đất Việt.
Có bàn cờ dang dở của các tiên ông…
Một trong những điểm thu hút khách du lịch tham quan quần thể du lịch Côn Sơn là Am Bạch Vân – Bàn Cờ Tiên. Đây là địa điểm cao nhất trong quần thể du lịch này. Khách tham quan đến đây không chỉ háo hức vì cảm giác muốn chinh phục đỉnh núi rất cao, được hưởng cảm giác đúng trên cao hít thở khong khí trong lành mà còn vì tò mò về câu chuyện ván cờ dang dở của các Tiên Ông.Tương truyền, trước kia trên đỉnh núi Côn Sơn có một am nhỏ, quanh năm mây mù phủ kín. Một hôm có đoàn khách ở xa đến thăm, trên đường lên đến đỉnh, họ nghe thấy có tiếng nói cười rôm rã tại am. Tuy nhiên, điều lạ lùng là khi lên đến nơi, khắp bốn bề không một bóng người, chỉ có một bàn cờ chơi dang dở. Họ cho rằng tiếng cười nói nọ là của các vị tiên trên trời xuống chơi cờ, ngắm cảnh hạ giới, nghe tiếng động, Tiên Ông cưỡi mây về trời. Từ đó, am nhỏ được đặt tên Am Bạch Vân – Bàn Cờ Tiên.Ngày nay, vào những ngày đẹp trời, mây mù phủ kín đỉnh núi, nhân dân trong vùng lại cho rằng các Tiên Ông đang cùng nhau đánh cờ trên Am nhỏ ngày nào.
Có Giếng Thiêng được Thần linh báo mộng
Đến với Côn Sơn, biết đến Giếng Ngọc nhưng hẳn ko nhiều người biết về câu chuyện huyền bí gắn với nguồn nước thiêng này. Truyền rằng, thiền sư Huyền Quang khi còn tu hành tại nhà chùa, trong một đêm nằm mơ báo mộng thấy một vị tiên dẫn đường lên núi, chỉ một vật lấp lánh trên sườn núi mà dặn rằng đó là Ngọc quý trời ban tặng cho chùa. Tỉnh dậy, lấy làm lạ vì giấc mơ đêm qua, nhà sư cùng một số đệ tử tìm đường lên núi, phát quang bụi rậm. Và Giếng Mắt Ngọc được tìm thấy từ đó. Tất thảy mọi người đều tin rằng uống nước từ Giếng sẽ được minh mẫn, sáng suốt, là nguồn nước thiêng của ngôi Chùa.
Vừa là Đền, vừa là Chùa
Không ít người trong chúng ra đã từng tranh cãi về tên gọi “Côn Sơn” là “Đền Côn Sơn” hay “Chùa Côn Sơn”? Trong quan điểm dân gian, Đền là công trình kiến trúc thờ một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Chùa là công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng, thường là thờ Phật. Do vậy, sở dĩ Côn Sơn vừa là Đền, vừa là Chùa là bởi Côn Sơn có khu riêng thờ Thiền sư Huyền Quang, Pháp Loa và khu khác thờ các vị danh nhân nổi tiếng gắn bó cả đời với Côn Sơn như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Trần Nguyên Đán…
Là cái nôi của Phật Pháp Việt Nam
Ít ai biết rằng bên cạnh Yên Tử, Côn Sơn cũng được coi là 1 trong những nôi truyền bá Phật pháp Việt Nam. Găn bó với cuộc đời tu đạo của Thiền sư Huyền Quang – vị tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Chùa Côn Sơn từ đó đến nay đã góp phần không nhỏ vào việc truyền bá và phát triển tư tưởng của Nhà Phật rộng rãi với dân chúng quanh vùng.
Chùa nổi danh từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Tên gọi khác của Chùa Côn Sơn là Chùa Hun. Đây là tên được nhân dân xung quanh quanh thường gọi. Theo ghi chép và lời kể của những người già trong làng, tên bắt nguồn từ thời Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn. Khi ấy, trong lúc giao chiến, có một tướng giặc lợi dung cảnh vật um tùm rừng núi Côn Sơn để trốn, quân lính của Đinh Bộ Lĩnh bao vây không thể vây bắt bèn nghĩ ra cách đốt lửa để tướng giặc phải thoát chạy ra ngoài. Cái tên Chùa Hun được bắt nguồn từ đó.Lại có câu chuyện khác về nguồn gốc tên gọi kỳ lạ này của chùa, bắt nguồn từ tục đốn củi, đốt rừng làm nương của nhân dân trong vùng thời đó nên cảm giác lúc nào cũng có khói bao phủ khắp ngọn núi. Dân gian vì vậy cũng quen gọi chủa Côn Sơn là Chùa Hun.
Đồng thời là nơi chứng kiến vụ án oan thảm khốc nhất lịch sử Việt Nam
Cũng vì chứng kiến cái chết bất ngờ của vua Lê Lợi, mà Côn Sơn cũng vô tình trở thành chứng nhân lịch sử cho 1 trong những vụ án oan khảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam- vụ án Lệ Chi Viên.Vua đột ngột qua đời là cơ hội cho bè lũ gian tham buộc tội Nguyễn Trãi cùng vợ mưu hại vua. Và bản án tru di tam tộc là 1 trong những vết nhơ nhất trong dòng chảy xử án dân tộc. Một danh nhân văn hóa, một bậc kỳ tài đã chịu cái chết oan nghiệt dưới lưỡi đao của chế độ cũ!Ngày nay đến với Côn Sơn, ta nhớ về công lao, thấm cái mối tình thiên nhiên Côn Sơn qua thơ văn Nguyễn Trãi, nhưng đâu đó nhìn bóng tùng, bóng bách, nghe lá thông reo, ta vẫn không khỏi hoang hoải xót xa cho một bậc hiền tài“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.
Nhiều thế hệ gia đình Nguyễn Trãi từng cùng sống và gắn bó với Côn Sơn
Đây cũng là 1 điểm lý thú khi tìm hiểu về cuộc đời của Nguyễn Trãi và những năm tháng gắn bó với Côn Sơn. Ông vốn sinh ra trong dòng họ có nguồn gốc Nhị Khê, Thường Tín (Hà Tây cũ) nhưng từ nhỏ đã theo ông ngoại về sống ở Côn Sơn. Điểm đặc biệt, ông ngoại của Nguyễn Trãi cũng là một vị hiền tài của dân tộc, là Quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Có lẽ ngoài những năm tháng sống cùng cha mẹ ở Nhị Khê được rèn luyện theo chuẩn mực nhà Nho thì những năm tháng theo người ông tài giỏi, sống cùng thiên nhiên thoát tục nơi đây đã định hình được một tâm hồn và 1 tấm lòng của bậc vĩ nhân Nguyễn Trãi.
Nằm kế bên “Năm ngọn núi thiêng” nổi tiếng khắp vùng
Dân gian trong vùng vẫn truyền tụng nhau câu nói về sự linh thiêng của năm ngọn núi, được mệnh danh là “Ngũ Nhạc linh từ”. Về vị trí, núi Ngũ Nhạc nằm về phía đông bắc của Côn Sơn, có 5 đỉnh. Trên mỗi đỉnh đều được nhân dân xây dựng một miếu thờ sơn thần, nên gọi là “Ngũ Nhạc linh từ”.
5 miếu này mang những chức năng quản việc cát, hung, họa, phúc, thống lĩnh muôn loài và chủ quản cây cối, núi rừng, khe vực. Điều này mới lý giải vì sao đường cao, dốc dài, dây leo chắn lối mà phật tử khắp nơi vẫn hành hương lên Ngũ nhạc để cầu phúc, tránh họa, mong cho mùa màng tươi tốt, quốc thái, dân an.
Ngày nay khu vực Ngũ Nhạc được quy hoạch, quy về một mối, cùng nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Có thể bạn thích: