Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã đọc không ít truyện, truyện tranh có, truyện chữ cũng có,…Nhưng nếu để lại tạo điểm đặc biệt sâu sắc trong lòng độc giả thì phải kể đến những câu chuyện về các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
Nữ thần Hê-xtia
Nữ thần Hê-xtia là con đầu lòng của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái của thần Dớt. Nữ thần Hê-xtia là vị thần của bếp lửa, sự quây quần nóng áp cũng của mọi thành viên trong gia đình. Biểu tượng của nữ thần Hê-xtia là bếp lửa đang cháy.
Thần Pô-xây-đông
Thần Pô-xây-đông là người con thứ 5 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là anh trai và là vị thần lớn mạnh thứ hai sau thần Dớt. Pô-xây-đông là thần của biển cả, động đất, bão tố và loài ngựa. Sở thích của Pô-xây-đông là cưỡi trên cỗ xe vàng do những con bạch mã kéo và phi nước đại trên những con sóng bạc đầu. Biểu tượng của thần Pô-xây-đông là cây đinh ba, cá heo, ngựa và bò. Khi thần Pô-xây-đông cắm cây đinh ba xuống đất, mặt đất sẽ rạn nứt ngay lập tức. Còn khi Pô-xây-đông chọc cây đinh ba xuống biển, sóng biển dâng lên cuồn cuộn tới tận trời.
Nữ thần A-phrô-đi-tơ
Nữ thần A-phrô-đi-tơ được sinh ra từ bọt biển, nhờ máu của Ti-tăng U-ra-nốt – anh của Ti-tăng Crô-nốt, sau đó được thần gió Tây Se-pi-rốt đưa đến hòn đảo Síp nên A-phrô-đi-tơ được coi là cô của thần Dớt. A-phrô-đi-tơ là nữ thần của ái tình và sắc đẹp. Trong số các nữ thần trên đỉnh Ô-lem-pơ, A-phrô-đi-tơ là nữ thần xinh đẹp và quyến rũ nhất. Chính vì vẻ đẹp này đã khiến cho các vị thần trên đỉnh Ô-lem-pơ xảy ra tranh chấp. Cuối cùng thần Dớt quyết định gả nữ thần A-phrô-đi-tơ cho thần Hê-phai-xtốt – vị thần xấu nhất trong các nam thần.
Thần Hê-phai-xtốt
Thần Hê-phai-xtốt là con trai thần Dớt và nữ thần Hê-ra, nhưng từ khi sinh ra đã có hình dạng xấu xí. Thần Hê-phai-xtốt là thần lửa, thần thợ rèn. Biểu tượng của thần Hê-phai-xtốt là búa. Hê-phai-xtốt đã rèn rất nhiều vũ khí, áo giáp, trang sức bằng đá quý hoặc kim loại,..để tặng cho các vị thần nên được họ rất yêu quý.
Thần Dớt
Thần Dớt là con trai thứ 6 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a. Thần Dớt là chúa tể của các vị thần trên đỉnh Ô-lem-pơ, có sức mạnh hơn hẳn toàn bộ các thần góp lại. Thần Dớt là thần của bầu trời, sấm sét, pháp luật, trật tự, công bằng. Tượng trưng cho thần Dớt là cây sồi và chim đại bàng.
Nữ thần Hê-ra
Nữ thần Hê-ra là người con thứ 3 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái và vợ của thần Dớt. Nữ thần Hê-ra là nữ hoàng của các vị thần, bảo hộ cho hôn nhân và nóng áp yên gia đình, bảo hộ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì thế nên nữ thần Hê-ra không chuộng được thói lăng nhăng của thần Dớt, gây nên những vụ ghen tuông nổi tiếng. Biểu tượng của nữ thần Hê-ra là con công và con bò cái trắng. Loại quả tượng trưng là quả táo và quả lựu.
Nữ thần Đê-mê-tê
Nữ thần Đê-mê-tê là người con thứ 2 Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái của thần Dớt và có với thần Dớt một đứa con gái tên là Péc-xê-phôn. Đê-mê-tê là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc. Đê-mê-tê đặc biệt bảo hộ cho lúa mì nên còn được gọi là nữ thần lúa mì. Đây chính là cây lương thực tượng trưng cho nữ thần.
Nữ thần A-thê-na
Nữ thần A-thê-na là con gái được ngưỡng mộ nhất của thần Dớt và nữ thần trí tuệ Mê-thít. A-thê-na được sinh ra từ đầu của thần Dớt và là nữ thần chiến tranh chính nghĩa. Nữ thần A-thê-na xuất hiện dưới hình dáng một cô gái xinh đẹp mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, tay cầm trượng, tay cầm khiên phóng. Biểu tượng của vị thần này là con chim cú và cây ôliu.
Thần A-ret
Thần A-ret là con trai của thần Dớt và nữ thần A-thê-na, nhưng không được cha mẹ mình ngưỡng mộ vì bản tính nóng nảy, tàn nhẫn và kiêu ngạo. A-ret là thần chiến tranh tàn nhẫn và độc ác, vì thế nên luôn đối đầu với thần chiến tranh chính nghĩa A-thê-na. Tương trưng cho thần A-ret là kiếm, giáo.
Có thể bạn thích: