Điện ảnh Pháp là nền âm nhạc và công nghiệp điện ảnh của Pháp, nền điện ảnh lâu đời nhất thế giới. Vốn có nền tảng văn hóa đồ sộ và ra đời khi nước Pháp đang là trung tâm văn hóa của châu Âu và thế giới, điện ảnh Pháp từ khi hình thành đến nay luôn có một vị trí quan trọng trong nền điện ảnh thế giới. Pháp và Ý là hai quốc gia dẫn đầu về số Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất, vượt xa các nền điện ảnh lớn khác. Và trong bài viết hôm nay TopChuan.com xin giới thiệu đến bạn các bộ phim về nước Pháp hay khiến bạn say đắm nhất.
LES AMANTS DU PONT-NEUF (LOVERS ON THE BRIDGE) (1991)
Les Amants du Pont-Neuf là một bộ phim Pháp năm 1991 của đạo diễn Leos Carax, với sự tham gia của Juliette Binoche và Denis Lavant. Bộ phim kể về câu chuyện mối tình giữa hai người lang thang trẻ tuổi: một người biểu diễn xiếc nghiện rượu và thuốc an thần và Michele, một họa sĩ mắc căn bệnh đang dần mù lòa.
Hai kẻ lang thang đã yêu nhau nơi chiếc cầu xưa cổ nhất ở Paris, cầu Pont-Neuf. Câu chuyện của Alex, một người biểu diễn phun lửa đường phố, và Michele, một họa sĩ sắp bị mù, tràn ngập sự lãng mạn đến nỗi bạn tự hỏi liệu có thể tồn tại một mối tình như thế ở một nơi cách xa sông Seine? Bạn sẽ có dịp tìm hiểu đôi chút về xe điện ngầm ở Paris và viện bảo tàng Louvre, trước khi biết 2 anh em song sinh của chúng ta liệu có thể ở mãi bên nhau.
Ratatouille (2007)
Chuột đầu bếp là phim điện ảnh hoạt hình máy tính hài hước của Mỹ năm 2007 do Pixar sản xuất và hãng Buena Vista Pictures Distribution chịu trách nhiệm phân phối.
Remy là một chú chuột có lòng yêu mến ẩm thực và mong muốn được đến Paris để thực hiện ước mơ trở thành đầu bếp nổi tiếng. Tuy bị gia đình ngăn cản nhưng cuối cùng Remy cũng đặt chân được đến kinh đô ánh sáng và bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình.
Tại đây, Remy quen Linguini – cậu con trai của thần tượng đồng thời là bếp trưởng nổi tiếng của nhà hàng Gusteau. Remy và Linguini trở thành cặp bài trùng trong việc chế biến các món ăn mới lạ, đồng thời chứng mình quan niệm của Gusteau: “Ai cũng có thể nấu ăn ngon”.
Before Sunset
Chín năm trước (trong Phần 1), Jesse và Celine gặp nhau lần đầu tiên tại Vienna (Áo). Hai người phải lòng nhau và hẹn sáu tháng sau sẽ cùng trở lại thành phố này một lần nữa. Nhưng giống như lời ao ước của gã si tình trong một bài thơ nọ: “Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé”, Celine đã không đến thật. Họ bặt tin nhau từ dạo ấy. Chàng viết lại câu chuyện tình đó trong một cuốn sách còn nàng thì giấu những kỷ niệm trong một bài hát. Trong chín năm xa cách ấy, họ từng có thời gian cùng sống ở New York, thậm chí có lẽ từng đi ngang qua nhau mà không hề hay biết (cứ như thể New York náo nhiệt không dành cho những cuộc tình).
Như một trò đùa của số phận, chín năm sau, họ gặp lại nhau, lần này ở Paris, kinh đô tráng lệ của nước Pháp. Chàng lúc này đang ở cuối con đường của 1 cuộc hôn nhân thất bại còn nàng thì đã mất hết niềm tin ở tình yêu. Họ gần như lâm vào chính cái hoàn cảnh mà Jesse đã “tiên đoán” cách đây gần 10 năm khi chàng tìm cớ thuyết phục Celine rời tàu để xuống Vienna với mình. Khi những mối quan hệ tình cảm hiện tại lâm vào bế tắc và đâm vào ngõ cụt, người ta sẽ bắt đầu hối tiếc những cơ hội để mất trong quá khứ. Sẽ ra sao nếu hồi ấy, Jesse và Celine chọn nhau? Sẽ ra sao nếu hồi ấy Celine không lỡ hẹn?
SABRINA (1954)
Sabrina là một bộ phim năm 1954 đạo diễn Billy Wilder và Ernest Lehman, chuyển thể từ vở kịch của Samuel A. Taylor Sabrina Fair (Ở Anh, bộ phim mang tên Sabrina Fair). Bộ phim có sự tham gia của Humphrey Bogart, Audrey Hepburn, và William Holden. Nếu bạn là fan của Paris cùng cô đào Audrey Hepburn, bộ phim đáng yêu này chắc chắn nằm trong danh sách “đã xem”. Sabrina không chỉ “thổi bùng” vẻ đẹp của Audrey Hepburn mà cả Paris nữa.
Câu chuyện kể về Sabrina Fairchild (Audrey Hepburn) – cô con gái của ông tài xế trong gia đình giàu có Larrabee đã thầm thương trộm nhớ cậu chủ David Larrabee (William Holden) từ lâu, nhưng David – một anh chàng hư hỏng, háo sắc thì hoàn toàn phớt lờ cô.
Sabrina theo học nghề đầu bếp tại Paris và một vài năm sau, khi trở về, cô trở thành một phụ nữ vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Ngay lập tức, David lao theo cô. Linus (Humphrey Bogart) – anh trai của David lo sợ mối quan hệ này có thể phá vỡ cuộc đính ước giữa David và con gái của một gia đình giàu có, và thế là bao nhiêu hợp đồng với công ty đó cũng đi tong. Linus cố gắng đưa Sabrina tránh xa khỏi em trai mình bằng cách quyến rũ cô và cũng yêu cô say đắm.
Kết thúc, Sabrina lên thuyền đi Paris, sau khi Linus cầu xin cô hãy ra đi và đừng bao giờ trở lại. Khi hai chiếc thuyền gặp nhau, nhận ra lỗi lầm của mình, anh tìm cách lên thuyền của cô, và họ cùng nhau căng buồm tới Paris.
La Vie en Rose (2007)
Tựa như lời giới thiệu trên, phim LA MÔME kể về cuộc đời của nữ ca sĩ quá cố Édith Piaf. Từ lúc bà còn nhỏ, mẹ bà đã bỏ đi theo tiếng gọi của đam mê, để lại cô bé Édith với bà ngoại nghiện rượu nặng. Cha cô bé làm lính. Đến khi gần giải ngũ đã đến bế cô về ở với bà nội. Nhưng bà nội cô cũng không khá hơn là bao nhiêu, bà nội cô là chủ của nhà thổ. Lớn lên trong sự thiếu thốn rất nhiều thứ, Édith theo cha hành nghề nhào lộn mưu sinh.
Năm 17 tuổi, cô lần đầu và cũng là lần duy nhất mang thai rồi sinh con. Hai năm sau, đứa bé của cô đã qua đời. Từ bé, cô đã có thiên phú về ca hát nhưng chỉ nổi ở khu phố. Cho đến một ngày được gặp Louis Leplée trong lúc hát mưu sinh trên đường phố. Cuộc đời cô đã có những thay đổi từ đây. Chính xác là sự nghiệp của cô sắp bắt đầu.
Édith đã gặp được mối tình của đời mình Marcel Cerdan – võ sĩ quyền anh huyền thoại trong chuyến lưu diễn ở Mỹ. Édith đã yêu như chưa từng yêu, đã cháy hết mình vì người mình yêu. Đam mê và tình yêu, cô đều đang có. Nhưng rồi một ngày, máy bay rơi và cô mất đi người đàn ông của mình, vĩnh viễn. Cô bắt đầu nghiện rượu, nghiện morphine và cuối cùng chết vì ung thư gan ở tuổi 47.
“Nếu không có gì khiến bạn phải lòng Paris, âm thanh sẽ làm điều đó. Edith Piaf biết vậy. Thế là cô hát từ tận đáy lòng và khiến thế giới phải gục ngã vì say đắm. La Vie en Rose là một bộ phim tiểu sử nói về cuộc đời kỳ lạ của một nữ ca sĩ quán rượu, cho chúng ta thấy một góc khuất trong cuộc sống của người Paris những năm đầu thập niên 90, thế kỷ 20. Từ việc biểu diễn trên đường phố đến chuyện sống cùng gái làng chơi, người xem sẽ hiểu hơn vì sao Piaf trở thành một ca sĩ có giọng hát tràn ngập cảm xúc đến vậy”.
Có thể bạn thích: