Điều gì khiến bạn cảm thấy ấn tượng nhất đối với một anime? Cốt truyện hay? Nhân vật đẹp? Hay đơn giản là những cảnh phim với những màu sắc và âm thanh đầy sức lôi cuốn và ám ảnh? Nếu nhiều người đang muốn tìm một bộ phim với tất cả những yêu cầu trên, thì Zankyou no Terror sẽ là lựa chọn số một.
Trên đu quay công viên
Chiếm lĩnh vị trí á quân là một cảnh phim đặc biệt của Twelve và Lisa. Cô gái này đã mắc bẫy của Five, bị cài bom quanh người và bất đắc dĩ trở thành một cái bẫy lớn hơn để nhử Twelve. Cảnh phim có tiết tấu chậm nhưng vô cùng căng thẳng – Twelve phải tháo, gỡ và cắt từng quả bom trên người của Lisa trước khi đồng hồ đếm ngược về 0. Sự hối hận, sự nuối tiếc và lương tâm cắn rứt chính là những từ khóa chính xác nhất để mô tả tâm trạng của những nhân vật lúc này, mặc dù một số ít quan điểm đánh giá đây là một cảnh phim khá lãng mạn.
Trò chơi trốn tìm
Đứng thứ chín trong bảng xếp hạng cũng là một đoạn phim hồi tưởng. Đây là 1 trong các những giấc mơ ám ảnh Nine, về trò chơi trốn tìm giữa cậu và Five. Hiệu ứng đen trắng và âm thanh rùng rợn tiếp tục tạo hiệu ứng đặc biệt thành công, phản ánh sự truy đuổi từ quá khứ đến tận hiện tại của các nhân vật, trong một trò chơi chính trường rộng lớn.
Vụ nổ bom đầu tiên
Đứng ở vị trí thứ bảy chính là cảnh phim đã tạo ấn tượng lớn đối với khán giả của Zankyou no Terror: Vụ nổ bom đầu tiên. Nine và Twelve đã sử dụng phản ứng nhiệt nhôm trong những con thú nhồi bông để làm tan chảy những cột trụ và khiến cho tòa nhà sụp đổ một cách dễ dàng. Hành động này được coi như một lời chào, lời cảnh báo hoặc đe dọa tới chính phủ Nhật Bản và những người có liên quan trong chương trình thí nghiệm vô nhân đạo ngày xưa: Chúng tôi vẫn còn sống.
Cái chết của Twelve
Đây là cảnh phim xuất hiện trong tập cuối của bộ phim, và cũng là khoảnh khắc để lại nhiều đau thương nhất trong lòng người xem. Twelve đã bị bắn hạ bởi một phát súng duy nhất của không lực Hoa Kì và bị tuyên phạt tội danh khủng bố. Cảnh phim quay chậm, nhạc nền gần như bị tắt và những khối màu sắc hỗn loạn trong đối lập, cái chết của người thiếu niên này đã khiến bao nhiêu người rơi nước mắt vì đau đớn.
Mùa hè ám ảnh
Khi nhắc đến quá khứ của mình, thanh tra Shibazaki đã đề cập đến mùa hè “ảm đạm và tĩnh lặng”, “không có ai ra đường”, “cảnh vật và mọi thứ cứ nhòe đi”, “với cái nóng không tốt cho người già”. Cảnh phim được xây dựng với hai tông màu chủ đạo là đen và trắng cùng khối âm thanh rền rĩ, tạo cảm giác ám ảnh cho người xem về 1 cuộc sống sau chiến tranh của Nhật Bản, với những vết thương hằn sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cuộc vui chơi sau cơn bão
Đứng thứ năm trong bảng xếp hạng là cảnh phim vui tươi và yên bình nhất trong bộ phim chính kịch tâm lí Zankyou no Terror. Sau vụ khủng bố cuối cùng, Lisa, Twelve và Nine đã cùng nhau đến địa điểm từng là cơ sở; họ tha thứ cho nhau và cùng nhau vui chơi. Cũng giống như những cảnh phim gây ấn tượng khác, cảnh phim hiền hòa này không hề có lời thoại mà chỉ có những nốt nhạc trầm bổng của “Bài hát đến từ đất nước băng giá”. Không còn nạn nhân và những kẻ khủng bố, không còn cuộc sống đầy bon chen và xã hội ngập trong bất công, ba người thiếu niên vui vẻ chơi đùa với nhau, cùng cất lên tiếng cười mà họ chưa bao giờ được phép làm trong quá khứ.
Cái chết của Five
Những đứa trẻ tại cơ sở thường có tuổi thọ rất ngắn, khoảng từ 19 đến 20 năm. Trong những tập phim nửa sau, Five đã đổ bệnh vì di chứng của những đợt điều trị hóa chất trong quá khứ, và cũng vì lí do sức khỏe mà cô bị tổ chức vứt bỏ không thương tiếc. Trong cuộc truy đuổi với Nine, cô đã dùng súng châm lửa bình xăng và tự sát. Trong ánh lửa, Five chỉ để lại một nụ cười, không toan tính hay dối trá. Đó là nụ cười của cô bé hơn mười năm về trước, kết hợp với trái tim của một thiếu nữ chưa bao giờ được sống đúng với tình ái của đời mình.
Có thể bạn thích: