Say bia rượu là hiện tượng thường thấy sau mỗi cuộc giao lưu, gặp gỡ thân mật. Nó khiến bất cứ ai cũng cảm thấy khó chịu, nôn nao, thậm chí choáng váng, mệt mỏi. Làm thế nào để sớm thoát khỏi tình trạng này 1 cách đơn giản mà hiệu quả, bạn hãy tham khảo danh sách 10 loại nước giúp giải say bia rượu hiệu nghiệm nhất sau đây.
Nước mía
Nước mía vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, thanh nhiệt và hồi phục sức khỏe cho người say bia rượu. Ngoài ra, nước mía còn giúp giảm nhanh chóng cảm giác nôn nao, tức ngực khó chịu khi bạn lỡ “quá chén”. Đừng quên thêm gừng và nước quất để tăng hương vị và tốt hơn cho đường tiêu hóa.
Nước đậu (đỗ)
Người say thường cảm thấy nóng và khát hơn so với bình thường. Do khi cồn đi vào trong cơ thể gây nên hiện tượng mất nước. Để làm giảm cảm giác này, bạn có thể sử dụng nước đậu đen hoặc nước đậu xanh ninh nhừ. Với hàm lượng protein, lipit, gluxit cùng các axit amin, nước đậu có tác dụng giải nhiệt, thải độc tố, mát huyết…1 bát nước đậu sẽ cũng cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời giảm nhanh cảm giác khô khát, nóng nực do cơn say đưa lại.
Nước cần tây
Không chỉ là loại rau tốt cho sức khỏe nói chung, nước cần tây còn hỗ trợ giải rượu vô cùng hiệu nghiệm với khả năng phá vỡ các phân tử rượu nhanh chóng. Cũng như nước dừa, nước cần tây rất giàu chất khoáng, các vitamin cùng tác dụng lợi tiểu, thanh lọc cơ thể giúp bạn tỉnh táo hơn.
Nước sắn dây
Trong Đông y, người ta sử dụng sắn dây như một vị thuốc giúp giải độc, hạ nhiệt, tăng lưu lượng tuần hoàn máu…với những người say bia rượu, nước sắn dây sẽ làm họ tỉnh táo hơn và kích thích gan tham gia vào quá trình thải độc nhanh chóng, góp phần bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các loại đồ uống có cồn. Bạn có thể pha sắn dây với 1 chút muối hoặc đường tùy khẩu vị.
Nước dừa
Được xem là loại nước thể thao tự nhiên, nước dừa rất giàu các chất khoáng như canxi, kali, natri… Khi say bia rượu, sự mất nước khiến bạn cảm thấy khát và vô cùng mệt mỏi. Nước dừa sẽ giúp giải quyết ngay tình trạng này do tác dụng bù điện giải tốt và cung cấp năng lượng nhanh chóng. Ngoài ra, nước dừa còn giúp lợi tiểu, làm cho các độc tố và chất cồn còn lại trong cơ thể được đào thải ra ngoài trả lại cho bạn sự tỉnh táo.
Nước chanh
Nước chanh từ lâu được coi là biện pháp giải rượu vô cùng hiệu quả và phổ biến. Vừa giúp bù nước và điện giải cho cơ thể, vừa chống lại các cơn buồn nôn và hỗ trợ giải độc cho gan sau những cơn say. Bạn có thể sử dụng nước chanh cùng mật ong và 1 vài lát gừng để tăng hiệu quả giải rượu lại tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa.
Nước cà chua
Không chỉ giàu các vitamin và dưỡng chất, trong cà chua rất giàu fructose giúp mau chóng đào thải các loại đồ uống có cồn, đồng thời kích hoạt các enzyme chuyển hóa rượu, bia giúp bạn hạn chế được những cơn say và khỏe khoắn hơn. Hãy uống 1 ly nước cà chua 300ml sau khi sử dụng các loại đồ uống có cồn, bạn sẽ thấy ngay công dụng tuyệt vời của nó.
Nước củ đậu
Nằm trong top các món ăn vặt lành mạnh, bổ dưỡng, củ đậu được rất nhiều người ưa thích. Các chị em phụ nữ còn coi củ đậu là 1 nguyên liệu làm đẹp hiệu quả và tiện lợi. Còn với nam giới, củ đậu có thể vừa là thức nhắm vừa là “liều thuốc” chống say thần kỳ. Chỉ cần xay và ép lấy nước uống, bạn đã có ngay cho mình biện pháp giải rượu hiệu nghiệm, nhanh chóng.
Nước gừng tươi
Nước gừng rất có lợi cho các vấn đề tiêu hóa như chứng đầy bụng, óc ách, khó tiêu, và là bài thuốc trị chứng cảm hàn, nhiễm lạnh… Với đặc tính ấm, nóng gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Nếu bị say rượu, bia, kèm theo cảm giác óc ách, đừng nên bỏ qua loại nước uống này. Bạn có thể thêm vào ly nước gừng chút mật ong hoặc đường đỏ để tăng hương vị, sẽ dễ uống hơn rất nhiều đấy.
Nước cháo loãng
Với cảm giác nôn nao, cồn cào của người sử dụng bia, rượu, nước cháo loãng không chỉ giúp thoát khỏi các vấn đề của dạ dày, mà còn ngăn ngừa sự hấp thụ của cồn vào trong cơ thể, từ đó hạn chế được cơn say. Ngoài ra, nước cháo loãng còn cung cấp các dưỡng chất và vitamin đáng kể giúp bạn sớm bình ổn sau cảm giác nôn nao, choáng váng.
Có thể bạn thích: