Tự kỷ đang là một căn bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ em trong thời gian gần đây. Không chỉ vì các biến chứng thần kinh mà còn có rất nhiều nguyên nhân đến từ phía gia đình và bậc cha mẹ. Nếu gia đình của bạn hiện có con nhỏ, hãy cùng TopChuan.Com xem qua bài viết về 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tự kỉ dưới đây để phòng ngừa và ngăn chặn chúng xảy ra với con em thân yêu của chúng ta nhé.
Tự ti
Trẻ con có tính hiếu thắng rất cao vì vậy mà việc đem con ra so sánh hoặc thường xuyên chê bai con trước mặt người lạ sẽ thường khiến bé nảy sinh tâm lý mặc cảm, từ đó rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người. Trẻ con dù là con nít nhưng vẫn hiểu được lời nói, thái độ của người lớn dành cho chúng, thế nên thay vì cứ mãi đem sự tài giỏi của những đứa trẻ hàng xóm ra làm áp lực cho con thì hãy động viên bé từ những cố gắng nhỏ nhất để bé thoát khỏi những mặc cảm của chính mình.
Không có bạn bè, anh em cùng trang lứa
Chứng tự kỷ thường sẽ xuất hiện nhiều nhất ở những gia đình chỉ có duy nhất một đứa con bởi cha mẹ trong thời đại hiện nay dường như đã quá bận rộn và chúng không thể có lấy một người đồng trang lứa để bầu bạn. Đừng nghĩ rằng bạn thuê về một giúp việc chăm chỉ là đủ bởi lẽ giữa trẻ con và người lớn luôn có một khoảng cách rất xa và người giúp việc không thể cùng con bạn đồng hành trong những trò chơi con nít ngớ ngẩn được. Hãy sinh thêm em bé hoặc cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè để tăng khả năng giao tiếp và vận động của bé nhé.
Hạn chế giao tiếp
Nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho sự an toàn của con mà thường giữ chặt con quanh quẩn trong nhà. Tuy nhiên như vậy sẽ hạn chế rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của bé. Bé sẽ trở nên nhút nhát khi gặp người lạ, sợ đám đông, nói không trôi chảy, và hình thành thói quen chỉ muốn ở một mình.
Sử dụng smartphone quá nhiều
Thiết bị công nghệ hiện đại đang lấy đi quá nhiều tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Hầu hết chúng chỉ yêu thích việc cắm mặt vào màn hình máy tính hay smartphone hàng giờ liền để xem phim nghe nhạc mà không hề muốn trò chuyện với bất cứ ai bên ngoài. Sự yên tĩnh này của bé sẽ thật sự là một hồi chuông báo động nguy hiểm cho chứng tự kỷ và hơn ai hết phụ huynh cần là người luôn bên cạnh con để giới hạn chừng mực thời gian sử dụng thiết bị điện tử và tăng nhu cầu vận động giao tiếp của con trẻ.
Di truyền
Tự kỷ cũng là một chứng bệnh có khả năng di truyền. Vì vậy nếu cha hoặc mẹ có di chứng tự kỷ thì con cái cũng sẽ bị ảnh hưởng theo rất nhiều. Tự kỷ cũng được xem là một dạng bệnh thần kinh nhẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và sự phát triển tâm lý của con người. Vậy nên hầu hết các bệnh nhân tự kỷ thường được khuyên chữa lành bệnh trước khi có quyết định mang thai.
Mẹ lúc mang thai bị stress
Giai đoạn trong bụng mẹ chính là thời kỳ mà bé chịu ảnh hưởng toàn bộ từ mọi tác động tâm lý cho đến thực phẩm cung cấp vào. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy những phụ nữ khi mang thai có tâm trạng vui vẻ hoạt bát khi sinh con thường khỏe mạnh và lanh lợi. Trái lại những người đau buồn, khóc nhiều thường sẽ khiến em bé sinh ra ít nói, nét mặt buồn, thậm chí là tự kỷ.
Môi trường ô nhiễm
Một môi trường trong lành và sạch sẽ luôn đem lại tâm trạng dễ chịu hơn là không khí hôi thối bẩn thỉu. Những người phải sống thời gian dài trong những môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng thường có tâm trạng u uất, không vui vẻ, có thể mỏi mệt và ngại giao tiếp với xã hội. Điều này đúng cho cả trẻ em và có dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng nặng nhất ở trẻ em bởi hầu hết đa phần trẻ con thường dành nhiều thời gian sinh hoạt tại nhà.
Gia đình không quan tâm
Một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ chính là do thiếu đi tình thương từ phía gia đình. Trong xã hội tất bật như hiện nay, hầu hết cha mẹ đều bận rộn với vấn đề cơm áo gạo tiền mà quên đi việc chăm sóc cho con trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng bé cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của mẹ, cảm thấy không được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc.
Bị đe dọa
Trẻ em khi bị đe dọa cũng thường có xu hướng thu mình lại bởi chúng sợ bị trách phạt. Nếu cảm thấy con bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu im lặng, cuối gầm mặt, chống đối giận dữ khi nhắc đến vấn đề đi học hoặc một người nào đó thì hãy luôn dành thời gian tìm hiểu lý do nhé, rất có thể bé đang bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm vô hình nào đó mà không dám nói ra. Kéo dài tình trạng này trong thời gian dài sẽ nhanh chóng dẫn đến căn bệnh tự kỷ.
Áp lực từ gia đình, xã hội
Nhiều áp lực vô hình xuất phát từ mong muốn của cha mẹ hoặc yêu cầu khắc khe từ thầy cô sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ. Đó có thể là áp lực về thành tích, điểm số hay buộc phải chiến thắng trong những cuộc thi, bị ép buộc phải học tập những môn không yêu thích, học thêm quá nhiều,… điều này khiến các bé cảm thấy mỏi mệt và chán nản với cuộc sống hiện tại, từ đó thu mình vào thế giới riêng, mặc kệ chuyện gì xảy ra bên ngoài.
Có thể bạn thích: