Sinh ra một đứa con đã khó, là phải mang nặng đẻ đau nhưng làm sao chăm sóc, nuôi dưỡng con đúng cách cho con lớn từng ngày mà không bệnh tật lại càng khó hơn. Có những trường hợp rất hay gặp khi chăm sóc con mà chúng ta không biết phải làm sao dù cách khắc phục lại rất đơn giản bằng phương pháp dân gian. Bài viết này sẽ chỉ cho các bạn biết điều đó.
Cho trẻ bú theo giờ giấc nhất định
Nếu cứ cho trẻ bú không điều độ thì một ngày trẻ được bú rất nhiều lần nhưng chẳng lần nào được bú no vì lúc nào bụng cũng lưng lửng, chưa đói. Cứ tiếp diễn như vậy từ ngày này qua ngày khác thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nghiêm trọng hơn là làm rối loạn hệ thống tiêu hóa của trẻ. Để tăng cường sự hấp thụ dinh dưỡng và điều tiết hệ thống đường tiêu hóa của trẻ nên cho trẻ bú đúng giờ quy định. Vì theo cơ chế điều tiết sinh lý và đường tiêu hóa, cứ 3 giờ lại tiết dịch tiêu hóa một lần thì cứ dựa theo đó mà chia thời gian cho trẻ bú một cách hợp lý. Thời gian cho trẻ bú chỉ từ 15 – 20 phút là bé đủ no. Ban đêm trẻ ngủ nhiều nên khoảng cách bé bú cũng ít hơn ban ngày, ban đêm bé chỉ bú 2 lần là đủ. Các bà mẹ nên tạo thói quen cho con bú theo giờ, vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ, vừa đảm bảo cho con.
Cách cho trẻ ăn quýt
Trẻ ra đời sau một tháng, mỗi ngày cần cho trẻ uống thêm một lần nước hoa quả tươi hoặc nước rau để tăng thêm lượng vitamin. Để giúp trẻ bổ sung lượng vitamin, bạn chọn loại quýt to, không hạt, dùng kim đã rửa qua nước sôi khêu một đầu múi quýt rồi cho trẻ mút. Trẻ mút một lúc, bạn lại bóp múi quýt cho nước chảy ra. Cần chú ý quýt và tay phải thật sạch sẽ để vô trùng cho trẻ.
Chữa trẻ bị hóc xương
– Lấy một nắm lá phèn đen, rửa sạch, vò với nước sôi, lắng trong, cho trẻ ngậm.
– Rửa sạch một nắm cây rễ đậu ván rồi thái mỏng, giã nhỏ ra, sau đó hòa vào nước muối, vắt lấy nước cốt cho trẻ ngậm và từ từ nuốt.
– Lấy lá thàm làm (lá đuôi tôm) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ ngậm, bã đắp vào chỗ bị nuốt đau. Nếu cổ sưng không nuốt được, thì lấy lá hẹ, rửa sạch, vắt lấy nước cốt rỏ vào họng trẻ vài giọt, sau đó cho trẻ ngậm nước cốt lá thàm làm.
Chữa trẻ bị chảy máu cam
Do trong người quá nóng, trẻ bị chảy máu cam, dùng một nắm rau má đã rửa sạch, giã nát, rồi vắt lấy nước cốt cho vào một cốc nước sôi nguội, hòa thêm ít đường để trẻ uống. Đặt trẻ nằm ngửa, đắp phần bã lên trán. Cho trẻ uống như vậy ngày vài ba lần, uống liền trong 2 – 3 ngày, sau đó mỗi tuần cho trẻ uống 1 – 2 lần sẽ dứt hẳn chứng chảy máu cam vặt.
Cách chữa lở da trẻ sơ sinh
Nếu không thay tả lót kịp thời khi trẻ đái ướt thì mông và lưng trẻ dễ bị lở loét vì da của trẻ sơ sinh thường rất non. Ngoài việc thường xuyên thay tả lót cho trẻ ra, bạn có thể dùng dầu hạt cải bôi vào đấy. Khi trẻ đái ướt, sau khi lau khô, bôi một ít dầu hạt cải, bôi trong 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Trị chứng trẻ lên sởi
– Trẻ bị mắc bệnh sởi, lấy rau diếp cá sao sơ, sắc cho uống thì tiệt nọc, không thể tái phát.
– Dùng 150g củ cải trắng, rửa sạch, ép lấy nước, cho 15g đường phèn vào, hấp cách thủy cho đến khi tan hết đường, để nguội cho trẻ uống 2 lần/ ngày.
– Lấy 50g cà rốt, 25g củ mài, 10g lá dâu non, 50g gạo tẻ, 15g đường phèn, nấu thành cháo nhừ, cho trẻ ăn khi đói 2 lần/ ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày, bệnh sởi sẽ hết.
Cách chữa trẻ bị đái dầm
– Bạn lấy 30 – 60g đậu đen, 250 – 500g thịt chó, ninh nhừ cho trẻ ăn sẽ chữa bệnh đái đêm và đái dầm của trẻ.
Những đứa trẻ mới cai sữa, nếu cho uống nước trong thân cây tre (đựng kín trong thân cây) sẽ chống sau này bị đái dầm.
– Rửa sạch một cái bong bóng lợn, bỏ chung với gạo nếp nấu nhừ, thêm một ít hạt tiêu. Không dùng gạo nếp, chỉ lấy bong bóng lợn ra cắt nhỏ. Cho trẻ ăn khi đói 1 – 3 lần/ ngày, 20 – 50g/ lần.
Cách chữa trẻ bị chạm vía
Chạm vía là chứng trẻ sơ sinh bị người lạ bất ngờ vào phòng, hay người đi xa về chưa tắm rửa, áo quần còn đẫm mồ hôi mà vào phòng bế trẻ, hoặc có vật lạ vào phòng của trẻ, trẻ chợt sinh ấm mình, trằn trọc không yên, khóc ngằn ngặt… Lúc này, người mẹ hãy rửa sạch vỏ cây mận và lá trầu không, rồi nhai chung với nhau cho đến khi ra nước, lấy nước đó xát khắp mình trẻ, nếu thật trẻ bị chạm vía thì mọc lông xoăn rồi khỏi.
Chữa trẻ biếng ăn, còm cõi
Trẻ biếng ăn, còm cõi, lại hay đi tiêu sống phân. Rửa sạch một nắm to rễ cây rau má, rồi phơi cho ráo nước, sao lên, sau đó tán thành bột, khi nấu bột gạo thì bỏ vào nấu chung hoặc có thể trộn trực tiếp với cháo cho trẻ ăn rất hiệu quả.
Hoặc dùng 10g sa sâm, 10g mạch đông, 10g đậu cove, 10g ngọc trúc, 10g thiên hoa phấn, 7,5g mạch nha, 15g bách hợp sắc với nhau lấy nước uống. 1 liều/ ngày, 2 lần/ ngày.
Cách chữa trẻ bị nhiệt
– Rửa sạch quả lê cắt nhỏ, cho ít nước vào luộc, lấy nước rồi cho gạo lứt hay gạo tẻ vào nấu thành cháo cho trẻ ăn có thể chữa nhiệt cho trẻ.
– Cho trẻ ngậm mật ong hoặc dùng bông tăm thấm mật ong bôi vào chỗ bị lở trong miệng trẻ. Hiệu quả tốt nhất là trước khi đi ngủ.
– Rửa sạch một ít lá rau ngót tươi, rồi giã nát, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với một ít mật ong. Lấy bông bôi hỗn hợp này vào chỗ sưng đau. Dùng 2 – 3 lần/ ngày dần dần các vết lở sẽ liền lại.
Cho trẻ uống nước cơm
Trong nước cơm có rất nhiều vitamin như B1, B2, PP và một số ít chất dinh dưỡng như đường, chất béo. Nước cơm lại có vị hơi ngọt, có lợi cho khi huyết, dưỡng âm, giải nhiệt, có lợi cho sự phát triển của trẻ, giúp tiêu hóa và hấp thu chất béo tốt hơn. Do vậy, bạn có thể dùng nước cơm hoặc pha với sữa cho trẻ ăn.
Cách chữa trẻ bị ọc sữa
Trẻ em trong độ tuổi bú mẹ hay bị ọc sữa, bạn hãy dùng hai phương pháp sau:
– Cách 1: Dùng ngũ bội tử 30g, cam thảo 20g. Lấy một nữa ngũ bột tử để sống, một nửa nướng chín. Tất cả tán thành bột, đựng vào lọ sạch, đậy nút kín. Mỗi lần dùng 2g bột này hòa với nước cơm hoặc nước cháo, cho uống hai lần/ ngày.
– Cách 2: Rửa sạch một nửa thị đế (tức tai hồng), mài với nước sôi, đến khi thành nước sền sệt thì hòa với sữa mẹ (một thìa cà phê) cho trẻ uống. Uống 2 lần/ ngày, uống liên tục cho đến khi hết ọc sữa thì thôi.
Chú ý: Không nên cho bú quá no, sau khi bú nên bế một lát, khi ợ mới đặt nằm xuống.
Cách chữa muỗi đốt
Cách 1: Bạn có thể lấy sữa mẹ bôi vào những chỗ bị muỗi đốt trẻ, 3 – 4 lần/ ngày, 3 ngày vết muỗi đốt sẽ hết, da không còn vết sẹo.
Cách 2: Với bé lớn hơn, có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt muỗi đốt và đắp một miếng gạc lên.
Cách 3: Bạn cũng có thể lấy kem đánh răng bôi lên chỗ bị muỗi đốt cũng rất hiệu quả.
Cách 4: Sau khi bé bị muỗi đốt bạn hãy lấy bông thấm nước muối đặc, thoa vào chỗ muỗi đốt khoảng 10 phút là được rồi rửa sạch đi.
Cách 5: Dùng một cục đá lạnh nhỏ, chườm cho bé một lúc, cách này cũng rất tốt.
Mẹo nhỏ chữa trẻ hay khóc đêm
– Cách 1: Dùng một cây trúc đùi gà, chặt lấy 3 đoạn khoảng 1m20, đặt lén ở chỗ trẻ ngủ mà không cho ai biết, trẻ sẽ hết khóc đêm.
– Cách 2: Dùng 3,75gr hạt bìm bìm hòa với nước bôi vào rốn của trẻ.
– Cách 3: Người mẹ dùng một nhúm lá chè tươi, loại nhỏ lá, rửa sạch, nhai nhuyễn, tự tay đặt vào rốn của trẻ, lấy băng cuốn lại.
Cách diệt rôm cho trẻ
Có 3 cách để diệt rôm cho trẻ, bạn dùng cách nào cũng được:
– Cách 1: Rửa sạch vỏ dưa hấu, gọt sạch phần dưa còn dính lại trên vỏ rồi xoa vào những chỗ bị rôm trên cơ thể trẻ, bạn nên xoa cho trẻ sau khi tắm thì rất tốt. Mỗi ngày xoa 3 lần, thường sau 2 ngày sẽ đỡ nhiều.
Cách 2: Rửa sạch chỗ bị rôm bằng nước ấm, rồi bôi kem đánh răng lên, cách này cũng rất hiệu quả.
Cách 3: Dằm mướp đắng cho ra nước và xoa lên chỗ bị rôm, sau vài ngày sẽ đỡ.
Có thể bạn thích: