Tết là ngày mọi người trong gia đình được sum vầy bên nhau, trong những ngày này họ cùng nhau nấu những món ăn đặc trưng. Ngày Tết trong mỗi vùng miền lại có những món ăn đặc trưng riêng, nó là truyền thống là những nét văn hóa mà con người mong muốn và đã lưu giữ đến ngày nay. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số món ăn đặc trưng trong ngày Tết của miền Bắc.
Bánh chưng
Đặc trưng nhất và không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc là bánh chưng xanh, nó thể hiện mọi sự tinh túy nhất của đất trời. Cách làm và nấu bánh chưng đơn giản nhưng cũng cần phải có sự khéo léo mới có thể tạo ra những chiếc bánh đẹp và vừa vặn. Cách chọn gạo nếp phải chọn loại gạo dẻo thơm nhất để lâu không bị cứng gạo. Phần nhân của bánh thường có thịt, đậu, hạt tiêu. Khi gói phải gói chặt tay và luộc suốt hơn 8 tiếng vớt ra rửa qua nước lã, dùng một tấm ván với những vật nặng ép chặt bánh cho rỏ bớt nước ngấm vào bánh để khi cắt bánh được dẻo và không bị nát.
Miến măng gà
Miến măng gà là món ăn ngày tết luôn được người dân miền Bắc ưa chuộng vì vị đặc trưng và rất dễ ăn, cho ta cảm giác không bị ngấy. Để có bát Miến măng gà ngon ngọt cần có các nguyên liệu như: gà, miến, mộc nhĩ, măng, hành, cà rốt. Và cách nấu món Miến măng gà rất đơn giản, lấy nước luộc gà rồi cho măng tươi hay khô vào nấu, sau khi nêm nếm gia vị vừa ăn thì cho miến vào nấu trong 1 – 2 phút là có thể ăn.
Thịt đông
Món thịt đông là một món tương đối đặc trưng của người dân miền Bắc, món thịt này ăn rất ngon tuy nhiên có độ béo cao. Thịt đông được làm từ thịt lợn ba chỉ, ngoài ra có thể sử dụng cả gà, thêm một ít bì lợn, cộng thêm mộc nhĩ. Mọi thứ được ninh nhừ và thêm một ít gia vị cho đậm đà rồi sau đó để nguội ta sẽ có một nồi thịt đông ngon. Nếu trời trở nóng bức thì sau khi để nguội có thể cho vào tủ lạnh để thịt đông rắn hơn.
Dưa hành
Dưa Hành là món không thể thiếu thứ 2 trong ngày Tết của miền Bắc. Cũng đúng như câu ví thời xưa “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” Dưa Hành thường được sử dụng là món ăn kèm với Bánh Chưng hoặc các loại thịt nhiều mỡ (thịt đông, thịt kho Tàu,…) để cho đỡ ngán, ngoài ra còn có tác dụng gia tăng hương vị và giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Để muối được một hũ Dưa Hành ngon cần phải biết cách lựa hành, hành cần lựa loại già, củ chắc. Khi làm hành cần cắt bỏ phần đuôi chỉ chừa lại phần củ và rễ, sau đó ngâm hành vào nước tro có pha hàn the trong khoảng thời gian 2 ngày đêm rồi vớt ra, cắt bỏ rễ, lột vỏ ngoài rồi xếp hành vào hũ hoặc vại, rải muối, bỏ một lớp mía chẻ mỏng cho thơm hành và ngọt nước, rồi nèn đá, cho nước vừa ấm và đậy lại. Khoảng 3 đến 4 tuần là ăn được.
Món giò
Giò lụa là món thường có trong mâm cỗ ngày Tết không chỉ miền Bắc mà cả miền Nam. Để làm được món giò thì phải giã thịt trong cối đá cho thật nhuyễn, gói lại thành hình ống bằng lá chuối (ngày nay có thể dùng khuôn sắt làm sẵn), buộc lạt giang, rồi mang luộc, nhưng hấp thì giò ngon hơn. Khoanh Giò nhìn trắng mịn,thỉnh thoảng có vài lỗ nhỏ do nước thoát ra thành bọt khi hấp. Có nhiều loại món giò khác nhau (như: giò lụa, giò bò,…) và cách làm cũng chỉ khác nhau không đáng kể các bước.
Có thể bạn thích: