Ở Việt Nam chúng mình luôn có rất nhiều ngày lễ, nhưng chắc hẳn ngày lễ quan trọng nhất, không thể bỏ qua nhất chính là Tết Nguyên Đán. Trong lễ Tết này, là thời gian mọi người quay quần bên nhau sau một năm dài bận rộn với guồng quay cuộc sống, với những bộn bề lo toan. Ngoài những hoạt động vui chơi thì một phần không thể thiếu trong dịp này chính là những món ăn. Còn gì hạnh phúc hơn việc được cùng nhau ngồi bên mâm cơm đầm ấm. Khi nói về món ăn, bên cạnh những món thông dụng, ngày thường, thì ngày Tết ở Việt Nam còn có những món ăn vô cùng đặc trưng. Trong bài viết này, hãy cùng TopChuan.com điểm qua 10 món ăn đặc trưng nhất nhé!
Chả cuốn
Chả cuốn là một trong những món ăn mặn ngày Tết, mà chắc hẳn không nhà ai ngày Tết lại không làm món này. Không những dễ làm, mà chả cuốn lại vô cùng ngon miệng, dễ ăn. Nguyên liệu làm nhân tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình có thể thêm thứ này, bớt thứ nọ, nhưng căn bản có thịt heo nạc xay nhuyễn, nấm mèo xắt sợi mảnh nhỏ, trứng, miến đã ngâm nước và một số loại rau thơm. Chả cuốn có vị giòn rụm, mùi thơm vô cùng hấp dẫn, kết hợp cùng nước mắm chua ngọt sẽ trở thành một món ăn tuyệt vời.
Bánh Chưng
Chắc hẳn khi đã sinh ra là người Việt Nam, thì không ai không biết đến món ăn này. Bánh Chưng ngày thường cũng được bày bán rất nhiều, nhưng sẽ chỉ có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày lễ Tết. Bánh hình vuông, được gói bằng lá rong hoặc lá chuối. Nguyên liệu gồm gạo nếp bọc bên ngoài, nhân là đậu xanh kèm với thịt mỡ ướp tiêu. Bánh phải luộc gần một ngày một đêm mới đủ lửa. Sau khi bánh chín và được ép chặt bởi hai thanh gỗ hoặc tre, vị gạo trộn lẫn vị đậu xanh và thịt mỡ đã nhuyễn tạo nên một mùi vị hài hòa, đậm đà, thơm ngon. Bên cạnh mâm ngũ quả, thì bánh Chưng cũng là một vật không thể thiếu trên bàn thờ ngờ ngày Tết.
Dưa hành
Ứng với câu ca của ông bà ta từ xa xưa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”, thì trong những đặc trưng của ngày Tết, dưa hành là một món ăn không thể thiếu. Dưa hành không chỉ mang đậm giá trị truyền thống, mà trong mâm cơm ngày Tết, có thêm một đĩa dưa hành, thỉnh thoảng ăn một miếng sẽ giúp chúng ta bớt ngán khi ăn quá nhiều các món ăn đậm chất dinh dưỡng khác. Không chỉ vậy, dưa hành còn có tác dụng trong việc điều tiết hệ tiêu hóa chúng ta, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa trong trường hợp chúng ta ăn lung tung nhiều thứ.
Miến
Miến là một thức ăn được làm từ gạo tẻ, nhưng không giống như phở, miến có sợi nhỏ, và không dai bằng. Tuy nhiên, bên cạnh miến gạo thì ngày Tết còn phổ biến thêm miến dong, loại miến này được làm bằng củ dong, có màu xanh nhạt và trong. Miến cũng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, cũng như các mâm lễ cúng tổ tiên, đất trời. Miến nấu rất nhanh và đơn giản. Loại miến phổ biến nhất ngày Tết phải kể đến miến gà. Thường thì các bà mẹ sau khi luộc gà, sẽ dùng nước để nấu miến. Khi miến vừa chín tới thì tới thì bỏ thêm chút hành lá, rắc thêm chút tiêu, nêm nếm gia vị vừa ăn. Như vậy là đã có một món ăn vô cùng tuyệt vời rồi.
Giò lụa
Nếu như ngày thường, giò chúng ta hay ăn là được mua ở ngoài chợ, thì giò ngày Tết đa phần được các gia đình tự gói, song song với việc gói bánh Tét, bánh Chưng. Và mỗi bữa cơm cắt giò ra ăn, không chỉ vừa đỡ tốn tiền, lại vừa vệ sinh an toàn hơn khi mua ở ngoài chợ. Đặc biệt là giúp chúng ta ngon miệng nữa.
Xôi và cơm nếp
Cũng giống như Bánh Chưng và Bánh Tét, trong những ngày bình thường, xôi và cơm nếp cũng là một món ăn rất phổ biến. Nhưng đồng thời cũng là một món ăn mà ngày Tết không thể thiếu được. Không chỉ vậy, nó còn là món chính thay cho cơm tẻ mà chúng ta đã ăn suốt một năm trời. Trong các mâm lễ cúng, nếu không có xôi hay cơm nếp, thì đó là một sự thiếu sót vô cùng nghiêm trọng.
Xôi và cơm nếp không khó nấu, nhưng rất khó nấu ngon. Một đĩa xôi hoặc cơm nếp đạt yêu cầu là phải chín mềm, ráo nước và mùi thơm hấp dẫn.
Bánh Giầy
Theo truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Giầy, thì Bánh Giầy cũng là một món ăn truyền thống của những ngày lễ Tết. Bánh Giầy có màu trắng đục, hình tròn, dẻo, mùi thơm ngọt và vị hơi beo béo, rất ngon miệng. Tuy vậy, mấy năm trở lại đây, bánh Giầy không còn được nhắc đến nhiều trong lễ Tết và có phần lép về trước “người khách tham quan song sinh” là Bánh Chưng. Chỉ còn một số tỉnh ở miền Bắc còn vẫn giữ được truyền thống làm bánh Giầy mỗi độ Tết đến Xuân về.
Có thể bạn thích: