Việt Nam là một đất nước có rất nhiều lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân và cả mùa thu. Những lễ hội này thường thu hút hàng ngàn lượt người dân cả trong và ngoài nước háo hức tham dự. Sau đây, TopChuan xin chia sẻ với các bạn danh sách 10 lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành tại Long An
Lễ hội diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (trong 3 ngày liên tiếp). Miếu Bà Ngũ Hành có vị trí tại chợ Long Thượng nằm cạnh rạch Tràm hướng về phía đông thị xã Tân An và phía tây bắc của thị trấn Cần Giuộc , thuộc tỉnh Long An. Nơi đây thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương- là năm vị phúc thần giúp mưa thuận gió hoà, bảo vệ nghề nghiệp bằng tay thủ công truyền thống,…được người dân vô cùng tôn kính. Đây được xem là lễ hội truyền thống nổi tiếng được tổ chức với thời gian khá dài với nghi thức của Lễ Kỳ Yên và biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo như: chầu mời, dâng bông, thỉnh bà, bán lộc, dâng mâm, đặc biệt là điệu hát chặp Địa Nàng…Đây chính là điểm thu bán chạy du lịch tìm đến với lễ hội này để tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa.
Lễ hội đền Hùng- Giỗ tổ vua Hùng Vương
Lễ hội được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm và được tổ chức tại núi Nghĩa Lĩnh với tên gọi là giỗ tổ Hùng Vương. Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn trước công lao lập nước của vua Hùng, là vị vua đầu tiên của dân tộc. Tuy nhiên, thực chất lễ hội được diễn ra từ những ngày trước với các phong tục như hành hương tưởng niệm vua Hùng, đâm Đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu, và dâng hương trên đền Thượng.
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nổi tiếng ở Cần Giờ
Lễ hội diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ) có một số nét tương đồng với những nghi thức lễ chính của lễ hội cầu ngư và lễ hội Nghinh Ông ở các khu vực khác. Nhưng lễ hội cũng có sự khác biệt ở nghi lễ với nhiều huyền thoại, cũng như các chuyện kể dân gian về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Cần Giờ. Lễ hội cầu ngư lớn nhất khu vực Nam bộ này là dịp để bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn to lớn của cá Ông và cầu mong cho nghề đi biển của ngư dân được thuận buồm xuôi gió. Lễ hội này đã thu hút khoảng 15,000- 20,000 du khách đến Cần Giờ mỗi năm nhằm bảo trì và phát huy giá trị văn hóa, cũng như phong tục tập quán của địa phương.
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang
Lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Kể từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ được tổ chức một cách trang trọng theo hình thức cổ truyền, thì phần Hội cũng được tổ chức hàng năm đan xen với phần lễ. Trong thời gian này, các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn vô cùng sôi nổi như múa lân, múa đĩa chén, múa mâm thao, … đã thu hút rất nhiều du khách. Theo tín ngưỡng của người dân, thì nơi đây vẫn còn có những tục như vay tiền Bà, xin xăm Bà, thỉnh bùa Bà …
Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
Lễ hội diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết, và khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ngoài thời gian đó, du khách chỉ có thể đến thăm chùa mà không thể tham gia vào các hoạt động văn hóa của lễ hội. Phần lễ bao gồm nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn và thần Cao Sơn. Lễ hội mở màn bằng nghi thức rước Kiều mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Bà chúa Thượng Ngàn, Đức Thánh Nguyễn có sự sùng bái một cách tự nhiên, vừa thể hiện được tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại thêm cả Nho giáo. Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian, vãn canh chùa, thăm thú hang động, xam đất Cố đô, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo. Phần sân khấu thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế, cùng với lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ ra trận.
Lễ hội xuân Yên Tử tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Lễ hội diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Lễ này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, cũng như du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử cả trong và ngoài nước cùng các quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về đây tham dự. Không chỉ có vậy, Yên Tử còn là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí, suối reo, có thác đổ, thông hổ phách, thông tùng linh khí, mai vàng rực rỡ, rừng trúc bạt ngàn, …cùng với những thảm thực vật phong phú, tạo nên nét đẹp hoang sơ mà đầy thơ mộng. Trong thời gian gần đây, Yên Tử đã trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh, sinh thái, thu hút hàng ngàn du khách trong ngoài nước mỗi năm.
Lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. “Khai Ấn” là ngày làm việc đầu tiên của một năm mới. Hiện nay, nghi thức khai ấn vẫn còn giữ nguyên những nghi lễ truyền thống, thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước về tham quan, xin ấn với ước mong một năm mới thành công và phát tài. Lễ hội này được cử hành trang nghiêm với các lễ rước từ đình, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền xung quanh về dâng hương. Lễ dâng hương sẽ do 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào trong đền với tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua. Phần hội có nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá phong phú, đặc sắc như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, chơi cờ thẻ, đấu vật, múa lân, múa bài bông, đi cầu kiều, hát văn. Chính những nét văn hoá độc đáo này đã tạo nên sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương hàng năm.
Hội Lim là lễ hội truyền thống nổi tiếng và lớn nhất vùng Kinh Bắc Việt Nam
Lễ hội diễn ra vào ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Hội Lim mở đầu bằng lễ rước với đông đảo người dân tham gia, sặc sỡ sắc màu, vô cùng cầu kì, và vô cùng đẹp mắt. Trong ngày lễ hội diễn ra nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian đặc sắc như tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của làng xã phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để có thể tế lễ hậu thần. Khi tế, liền anh, liền chị sẽ thực hiên nghi thức hát quan họ để ca ngợi công lao của thần. Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ, và núi Hồng Vân là trung tâm, với nghi thức tế lễ rước xách nghiêm trang, hùng dũng và nhiều trò vui, độc đáo, hấp dẫn nhất như đánh cờ người, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát Quan họ, tổ tôm điếm, thi dệt vải.
Có thể bạn thích: