Nguyễn Ái Quốc (1890-1969), là tên gọi rất nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh, được dùng từ năm 1919 đến năm 1925. Bút danh Nguyễn Ái Quốc gắn với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện kí và tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết trên đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong thời gian từ 1922 đến 1925. “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Tác phẩm đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả than vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam. Mời các bạn tham khảo 1 số ít bài văn phân tích tác phẩm đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 3
Chảy trong dòng sông văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc mang một màu sắc và âm điệu độc đáo: được viết bằng chữ Pháp, xuất hiện trên đất Pháp, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, thể hiện đại. Trong khi nhiều tác giả trong nước bóng bẩy phê phán bọn phong kiến ươn hèn, để nhân dân đói khổ (như Phạm Duy Tôn, Nguyễn Bá Học), hoặc gởi gắm tâm sự yêu nước, lo đời kín đáo, mơ hồn (như Tản Đà, Trần Tuấn Khải) thì Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn vạch mặt lo thực dân xâm lược xảo trá, dã man, bộc lộ một tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mạnh mẽ, cháy bỏng. Trái tim người cầm bút yêu, ghét rõ ràng.
Vì thế, tuy xuất bản ở nước ngoài, dùng tiếng nước ngoài, song truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu này, cùng nhiều tác phẩm khác mà Bác Hồ viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc, vẫn có giá trị như một áng văn Việt Nam đích thực, góp phần làm sôi động thêm dòng chảy của văn chương dân tộc. Đọc truyện, chúng ta cảm thật rõ ràng hai hình tượng nhân vật đối lập nhau: Đó là những nhân chứng lịch sử và những nhân cách con người…
Trước hết là hình tượng nhân vật Va-ren – một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã. Ngay từ những dòng đầu của truyện, Va-ren đã được giới thiệu như một kẻ có lời nói và hành động mập mờ nửa chính thức hứa… giả thử biết giữ lời hứa… liệu quan Toàn quyền sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? Đó là những từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhẹ mà sắc! Và cũng từ đó tác giả định hướng cho nhận vật hiện lên trong thời gian (vào lúc nào) và mang những phấm chất, tính cách cụ thể (ra làm sao).
Về thời gian khi còn ở Pháp, toàn quyền Va-ren chỉ muốn chăm sóc cụ Phan Bội Châu khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Nghĩa là hắn lo cho địa vị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy! Do đó, sau khi rời nước Pháp với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu, toàn quyền Va-ren đã làm một chuyến đi dềnh dàng, vừa đi vừa nhấm nháp, hưởng thụ những của ngon vật lạ, những lời nói, cử chỉ nịnh hót, tâng bốc của lũ tay sai cấp dưới. Tác giả sử dụng ngòi bút kể chuyện, xen kẽ miêu tả, đối chứng bằng điệp ngừ và những câu văn kéo dài chia chuyến đi của Va-ren làm bốn chặng. Chặng thứ nhất: trên tàu 4 tuần lễ.
Trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Chặng thứ hai: Va-ren đến Sài Gòn, thực hiện “một cuộc tuần du linh đình”… Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tới Huế – chặng thứ ba: Va-ren dự yến tiệc, rồi được gắn phần chương thật rôm rả, tưng bừng. Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù… và đến Hà Nội – tới đích… những trò lố chính thức, … đã diễn ra. Như vậy, Va-ren đúng là kẻ chỉ hứa suông – hắn chẳng quan tâm chút nào tới Phan Bội Châu, cũng là viên quan mẫn cán trong công việc. Bản chất Va-ren là một kẻ hám chức quyền, thích hưởng thụ ăn chơi. Chúng ta hãy lắng nghe nhà văn vạch trần cái bản chất xấu xa, bỉ ổi đó của Va-ren qua hai chặng dừng chân công cán ở Sài Gòn và ở Huế.
Tới Sài Gòn, Va-ren bị quấn quýt lấy, tôi kéo đi, giằng co, ru vỗ ấp ủ trong mớ bòng bong – những cuộc tiếp rước, những lời chúc với tụng. Tiếp đấy là 1 cuộc tuần du – đi dạo phố phường – để tiếp tục được đón rước, chúc tụng, được hưởng niềm kiêu hãnh trước vẻ sầm uất — tác giả gọi là cái huyền điệu – của mảnh đất mà nước Pháp đã khai hóa. Rồi dừng chân tại Huế. Va-ren lại tiếp tục nhận được sự nghênh tiếp chào mời khúm núm của vua quan nhà Nguyễn. Kể về những cuộc đón tiếp này, tác giả sử dụng ngòi bút thật hóm hỉnh. Câu chữ cứ nhấp nháy, nhảy múa, sấp ngửa, nửa nghiêm trang nửa đùa cợt, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng. Bộ mặt thật của Va-ren dần dần lộ rõ. Dưới con mắt của nhân dân Sài Gòn, viên toàn quyền – người lo lắng, nực cười. Ngài có cái mũ hai sừng trên chóp sọ… Cái áo dài đẹp chưa? Đôi bắp chân ngài bọc ủng… Rậm râu, sâu mắt…
Từng nét, từng nét qua lời nhận xét của một em bé, rồi lời khen của chị con gái, lời trầm trồ cúa bác cu-li xe và nhất là lời phê phán, đánh giá của một nhà nho, chân dung toàn quyền Va-ren là một mớ hổ lớn, pha tạp; đầu giống con vật (có hai sừng), áo quần diêm dúa như mụ đàn bà đỏm dáng (chiếc áo dài đẹp chưa) vừa giống anh lính tổng cứng quèo (đôi bắp chân bọc ủng). Và nét nổi bật: Va-ren chỉ là kẻ bất lương hung bạo (rậm rau, sâu mắt). Trong cuộc gặp gỡ triều đình An Nam tại Huế, bộ mặt tinh thần của Va-ren hiện lên, cũng thật rõ nét: Đức kim thượng thính ông Va-ren thăm hoàng cung, và ông Va¬ren sẽ vào… thỉnh ông dự yến, và ông… sẽ ăn. Ngài cài lên ngực ông… Nam Long bội tinh và thế là ông Va-ren được gắn mề đay. Chúng ta ngỡ vị toàn quyền ấy dễ tính, mời đi đâu, sẵn sàng đi đấy, mời ăn gì sẵn sàng ăn nấy, tặng gì sẵn sàng nhận luôn. Không, sự “dễ tính” ấy bộc lộ một thói tham lam, háu ăn, hám danh vọng rất đáng ghét. Câu văn đầy tính kịch vì nó miêu tả một cuột gặp gỡ hài hước mà kẻ thăm, người rước đều chỉ là nhừng kẻ lố bịch, những anh hề của một sân khấu hài kịch. Ý nghĩa châm biếm, đả kích của văn Nguyễn Ái Quốc sâu sắc, mạnh mẽ xiết bao!
Tới Hà Nội – cái đích quan trọng nhất của chuyến đi – những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi phản trắc, xảo huyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày Bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, người đọc được nhà văn dẫn vào tận cổng nhà lao chính, tận xà lim nới người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết. Ôi thật là một tấn kịch, tác giả đã kêu lên như vậy. Nếu những cảnh trên là… hài kịch thì tới đây tấn kịch diễn ra vừa hài, vừa bi. Màn chưa mở. Tác giả dành một đoạn văn trữ tình ngoại đề để tóm tắt cái tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ca ngợi phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu, về Va-ren, chúng ta đọc thây rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp con người đã phản bội, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi… kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu.
Trong cuộc chạm trán này, Va-ren tỏ ra là người chủ động, một nhân vật cao sang, hào hiệp. Tôi đem tự do đến cho ông đây. Hắn tuyên bố, rồi nâng cái gông to kếch ở cổ người tù… Chỉ thế thôi, Va-ren treo cái bánh vẽ tự do trước đối thủ, rồi… tấn công, ào ạt, liên hồi… bằng những lời nói dài vòng vo chân thành, thống thiết, lúc châm chọc mỉa mai, lên bổng xuống trầm… Đúng là giọng lưỡi của một anh hề. Va-ren nói những gì? Trước hết, Va-ren mặc cả với Phan Bội Châu về hai chữ Tự do. Một đằng hắn hứa đem trả tự do cho Phan Bội Châu hãy từ bỏ những mưu đồ… chớ tìm cách xúi giục đồng bào… hãy cộng tác với người Pháp. Như vậy, Va-ren đâu có “quý trọng” Phan như hắn nói! Thực chất, hắn đã dụ dỗ người chiến sĩ kiên cường, bất khuất… đầu hàng, phản lại lí tưởng chiến đấu suốt đời mình…
Lời Va-ren nói nghe ngọt xớt. Đó là vị ngọt chứa thuốc độc của kẻ phản bội. Tiếp sau, Va-ren nêu những tên tuổi, những chính khách nổi tiếng… về sự phản bội. Từ Nguyễn Bá Trạc – người Việt Nam – đến những “Guy”, những “A – lếch”, những “An – be”, “Pôn”… người Pháp. Cuối cùng hắn khoe với sự thành đạt, sự thăng tiến của bản thân: Trước tôi là đảng viên Xã hội, giờ đây tôi là toàn quyền… trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách xấu xa. Do đó tất cả những lời nói của Va-ren lọt vào tai Phan Bội Châu như “nước đổ lá khoai” nghĩa là nó tuột đi, nó vô nghĩa. Tất cả những thái độ “nhiệt tình, chân thành” của kẻ phản bội đã khiến Phan Bội Châu dửng dưng, hoặc chỉ nhếch đôi ngọn râu mép lên một chút. Hoặc nhổ vào mặt Va-ren.
Càng về cuối truyện, nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn đã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã. Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông- minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi và âm điệu Á Đông thâm trầm. Càng về cuối càng thâm trầm.
Miêu tả thái độ và cử chỉ Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va-ren, tác giả đã đập thẳng vào mắt kẻ thù – kẻ thù của cụ Phan, kẻ thù của cả dân tộc – những đòn trí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước đã vung lên trong buổi đầu chiến đấu chống ngoại xâm vì độc lập tự do dân tộc.
Với kẻ thù – tiêu biểu là toàn quyền Va-ren, ngòi bút Nguyễn Ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ bao nhiêu thì, với người anh hùng dân tộc – ở đây là Phan Bội Cháu – ngòi bút ấy mềm mại, nâng niu, trân trọng bấy nhiêu. Tuy không phải nhân vật chính trong tác phẩm, song hình tượng Phan Bội Châu vẫn được miêu tả rõ nét, luôn song song với nhân vật Va¬ren, như một đối chứng của hai màu sắc chọi nhau của một bức vẽ. Điệp ngữ… Trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù… Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù… nhấn đi nhấn lại cái hoàn cảnh khổ cực của cụ Phan, cũng đồng thời bày tỏ một tình cảm xót thương thấm thía. Thương xót và trân trọng, ngợi ca. Âm điệu trữ tình ấy thấm đẫm trong từng câu từng chữ. Viết về nhân vật Phan Bội Châu, tác giả đã giành những từ ngữ đẹp nhất: khi gọi cụ là người đồng bào tôn kính của chúng ta, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải… lúc nâng lên tầm cao của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân. Đó là cách định danh của thần thánh. Trong suốt buổi gặp, để mặc cho Va-ren diễn thuyết, bằng bao nhiêu lời hoa mĩ, bao giọng lưỡi ngọt ngào, bao thái độ thiện chí, cụ Phan chỉ im lặng, dửng dưng. Tai cụ không nghe, nét mặt cụ bình thản, cụ ngồi… im như một pho tượng…
Làm sao Va-ren sửng sốt cả người. Đấy chính là nhân cách hiên ngang, bất khuất của người chiến sĩ. Cũng là cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, phủ nhận, bác bỏ mọi mưu ma chước quỷ xảo trá của bọn ngoại xâm. Và khi ngọn râu mép cửa nhếch lên một chút – theo lời anh lính dõng kế – nhất là lúc cụ nhổ vào mặt Va-ren như lời một nhân chứng thứ hai quả quyết – thì cuộc chiến trở nên quyết liệt. Người anh hùng ấy đã chiến thắng. Bởi vì, đối với cụ, tất cả lời lẽ và thái độ cúa Va-ren chỉ là một trò… lố bịch, một trò hề! Có thể nói, trong truyện ngắn này, hình tượng được khắc họa bằng một ngòi bút chấm phá kiểu Á Đông. Chỉ vài nét thông thoáng vừa tả, vừa gợi. Nhân vật đã nổi lên, rõ rệt 1 chân dung, một thần thái có đủ phẩm chất, tính cách. Phan Bội Châu, đó là người chiến sĩ hiên ngang, bất khuất trước mọi mưu đồ nham hiểm, thâm độc của kẻ thù. Phan Bội Châu, đó là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vô cùng đáng kính của tác giả Nguyễn Ái Quốc xưa kia và của chúng ta – những bạn đọc ngày nay.
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu này nguyên văn tiếng Pháp được sáng tác cách đây trên nửa thế kỉ. Những nhân vật, những sự việc đã đi vào quá khứ. Lúc đầu đọc qua bản dịch, chúng ta có phần bỡ ngỡ. Song vừa đọc, vừa nghiền ngẫm, vừa suy nghĩ, chúng ta vẫn thấu nổi bật lên hai hình tượng nhân vật đối chọi nhau như bóng tối và ánh sáng, một kẻ tiểu nhân phản bội và một người anh hùng trung thành với lí tưởng, hiên ngang, bất khuất. Đó là những nhân chứng lịch sử, những nhân cách con người mãi mãi không phai nhạt.
Đằng sau hai hình tượng là một tấm lòng kết hợp một tài năng, một quá trình rèn luyện đã tạo ra một ngòi bút chiến đấu thật sắc sảo độc đáo: miêu tả sinh động, dung từ linh hoạt, tự nhiên, trào phúng; nhất là nghệ thuật khắc họa nhân vật, tạo tình huống bất ngờ… Nguyễn Ái Quốc – Bác Hồ của chúng ta – ngay từ những ngày đầu cầm bút đã xứng đáng là một nhà văn – chiến sĩ yêu nước.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 11
Trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều tác phẩm có tính chiến đấu mạnh mẽ, cổ vũ, động viên phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong nước. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một trong những tác phẩm như vậy. Tác phẩm đã vạch trần bộ mặt gian trá, lố bịch, đê hèn của Va-ren, hắn chính là đại diện tiêu biểu cho lũ thực dân cướp nước. Nhưng nổi bật hơn, đẹp đẽ hơn chính là Phan Bội Châu một thiên sứ, một vị anh hùng dám xả thân vì độc lập dân tộc, kiên cường, bất khuất, tiêu biểu cho khí phách của dân tộc Việt Nam.
Phan Bội Châu là lãnh tụ cách mạng theo con đường dân chủ nổi bật những năm đầu thế kỉ XX. Trong quá trình hoạt động cách mạng ông đã bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt (1913). Năm 1925 ông bị bắt cóc ở Trung Quốc, bị giải về giam ở Hỏa Lò, chờ ngày xử án. Trước sức ép của dư luận, bọn chúng đã phải thả cụ ra và giam lỏng cụ ở Huế cho đến ngày cụ qua đời. Trong khi đó, Va-ren chuẩn bị sang Đông Dương nhận chức toàn quyền và hắn hứa sẽ quan tâm, chăm sóc cụ Phan Bội Châu. Trước hoàn cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết tác phẩm nhằm mục đích cổ động phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu và vạch trần bản chất bịp bợm của toàn quyền Va-ren.
Nếu như với Va-ren tác giả sử dụng những ngôn từ mang tính mỉa mai, châm biếm như: phản bội giai cấp, kẻ phản bội nhục nhã thì với Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc sử dụng những từ ngữ hết sức đẹp đẽ, trân trọng: người đồng bào tôn kính, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân, … những từ ngữ đó là hoàn toàn chính xác để nói về Phan Bội Châu, người sẵn sàng xả thân, hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Để làm nổi bật chân dung người anh hùng Phan Bội Châu tác giả luôn miêu tả nhân vật trong tư thế song song với tên Va-ren. Phẩm chất của cụ được bộc lộ rõ nhất trong cuộc chạm trán với Va-ren, được tác giả đánh giá là “một tấn kịch”, “một cuộc chạm trán” giữa “một kẻ phản bội nhục nhã” với “một vị thiên sứ”. Trong cuộc đụng độ đó chỉ có Va-ren nói, còn Phan Bội Châu thì hoàn toàn im lặng. Sự im lặng đó mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết thể hiện thái độ dửng dưng, khinh thường của Phan Bội Châu với Va-ren. Những lời hù dọa hoặc nịnh nọt của Va-ren chẳng thể lọt vào tai cụ Phan, không phải vì cụ không hiểu, mà bởi những lời của kẻ phản bội giai cấp chỉ làm cụ cảm thấy đáng khinh thường.
Những lời của Va-ren bởi vậy mà chẳng khác gì “nước đổ lá khoai”. Không chỉ vậy sự im lặng của cụ Phan còn thể hiện thái độ khinh bỉ: “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy”. Thái độ khinh bỉ được đẩy lên một cấp độ cao hơn nữa khi ở những dòng T.B tác giả đã cho thấy phản ứng quyết liệt của cụ Phan khi nhổ vào mặt Va-ren, đến đây, sự khinh bỉ đã được đẩy lên đến tột cùng. Thái độ, cách ứng xử của cụ Phan Bội Châu cho thấy phẩm chất cao đẹp trong con người cụ: suốt một đời hi sinh, cống hiến cho dân tộc, cho đất nước, dù có những lời dụ dỗ, có những lời đe dọa nhưng tất cả chúng không thể lay chuyển ý chí sắt đá của ông với sự nghiệp cứu nước.
Đây là cốt cách của bậc đại trượng phu “Uy vũ bất năng khuất, phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di”. Sự im lặng của Phan Bội Châu cũng chính là điều kiện để Va-ren bộc lộ rõ hơn nữa bản chất của mình. Chỉ mình hắn thao thao giảng giải, khuyên răn, lấy hết tấm gương này đến tấm gương khác để cho Phan Bội Châu bị thuyết phục. Hắn càng nói, lại càng lộ rõ bản chất của một kẻ bịp bợm, phản trắc, một tên thực dân cáo già.
Dù không được miêu tả nhiều trong tác phẩm nhưng với một vài nét phác họa, cùng nghệ thuật đối lập, Nguyễn Ái Quốc đã cho thấy rõ chân dung của Phan Bội Châu. Ông là người kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị thiên xứ, người anh hùng, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 1
Bác Hồ không chỉ được biết đến với những bài thơ dung dị, giàu ý nghĩa mà trong thời gian hoạt động ở nước ngoài đặc biệt là Pháp, tại đây Nguyễn Ái Quốc đã có những tác phẩm viết bằng chữ Pháp có tính chiến đấu mạnh mẽ. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một tác phẩm như vậy. Tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách của người anh hùng Phan Bội Châu đồng thời vạch trần bộ mặt gian xảo của tên Va-ren.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Chậu đăng trên báo Người cùng khổ số 36, 37 tháng 9 và tháng 10 năm 1925. Đoạn trích thuộc phần thứ ba nội dung chính là cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu đầy kịch tính, cho thấy ngòi bút châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc.
Câu chuyện được bắt đầu bằng tình huống hết sức gay cấn, là cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật: vị lãnh tụ cách mạng Phan Bội Châu và bên kia là Va-ren, kẻ sang Việt Nam nhận chức toàn quyền Đông Dương. Trên thực tế không có cuộc gặp gỡ nào giữa hai nhân vật này, mà thực chất đây chỉ là tình huống hư cấu, tác phẩm được viết trước khi Va-ren sang Việt Nam nhận chức. Cách xây dựng tình huống như vậy nhằm vạch trần bộ mặt bịp bợm, hèn hạ của Va-ren và làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của cụ Phan Bội Châu.
Trò lố của Va-ren được tác giả vạch trần ngay từ đầu tác phẩm, vì sức ép của dư luận nên hắn mới phải “nửa chính thức hứa” chăm sóc vụ Phan Bội Châu. Nhưng điều hắn chỉ muốn “chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”. Những từ ngữ mỉa mai, châm biếm để người đọc có một định hướng về tính cách của nhân vật này.
Và bộ măt thực sự của hắn đã bị vạch trần trong cuộc đụng độ, chạm trán với cụ Phan Bội Châu. Có thể thấy rằng, trong cuộc gặp gỡ này, nhà cách mạng của chúng ta không nói bất cứ điều gì với hắn, chỉ có 1 mình Va-ren độc thoại, từ đó bộc lộ bản chất xảo quyệt của chính mình. Trước khi bắt đầu cuộc hội thoại mà thực chất là độc thoại, Nguyễn Ái Quốc đã viết một đoạn bình luận vô cùng xuất sắc “Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là 1 cuộc chạm trán….”, “một kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp” – Va-ren với một bên là cụ Phan Bội Châu “hi sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi….”. Vẽ nên chân dung đối lập giữa hai nhân vật đã cho thấy rõ thái độ của người viết với đối tượng, một bên là mỉa mai, châm biếm, coi thường, một bên là ngợi ca, tôn vinh, yêu quý.
Cuộc mặc cả, ra giá bắt đầu, y dụ dỗ, yêu cầu cụ Phan Bội Châu hãy từ bỏ ngay ý định chiến đấu vì nền độc lập dân tộc: “Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù” “bỏ đi những mưu đồ xưa cũ và thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bảo ông nổi lên” cùng nhau làm những việc tốt đẹp cho xứ Đông Dương, “làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông”. Không chỉ dùng lời lẽ đe dọa, hắn còn lấy những dẫn chứng, những kẻ phản bội để cho Phan Bội Châu nghe gương mà bị thuyết phục: Nguyễn Bá Trác, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng,… không dừng lại ở đó, hắn còn khoe những chiến công mình giành được khi phản bội lại giai cấp, phản bội lại bạn bè, phản bội niềm tin: “Trước tôi là đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”. Càng về cuối bản chất xảo trá, bịp bợm của Va-ren càng bị vạch trần rõ nét hơn. Những lời Va-ren nói, những hành động hắn làm cho thấy hắn là kẻ bịp bợm, phản phúc và trơ trẽn đến tột cùng.
Trong màn hài kịch trên, Phan Bội Châu hoàn toàn im lặng, sự im lặng đó thể hiện rõ thái độ của nhà cách mạng. Trước hết, ông coi Va-ren không có mặt, bởi vậy, những lời nói của Va-ren chỉ như nước đổ lá khoai. Qua đó còn thể hiện thái độ khinh bỉ “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy” . Thái độ ứng xử đó một lần nữa khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của ông: suốt một đời hi sinh cho cách mạng, cho độc lập, tự do của đấtt nước. Không có bất cứ điều gì có thể lay chuyển ý chí cách mạng, tinh thần sắt đá đó của ông. Đặc biệt những dòng kết thúc tác phẩm càng làm nổi bật hơn nữa phẩm chất của cụ Phan Bội Châu: nếu ở trên ta thấy ông im lặng, khinh bỉ thì trong T.B ông thể hiện phản kháng quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren, chi tiết này cho thấy sự khinh bỉ đã được đẩy lên đến tột cùng. Như vậy, cách khép lại tác phẩm đã tạo ra độ mở cho câu chuyện và làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Tác phẩm được viết bằng chất giọng châm biếm, mỉa mai, hóm hỉnh. Tạo dựng tình huống hư cấu bất ngờ, hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng tài hoa của người viết. Qua đó đã làm nổi bật phẩm chất đáng quý của Phan Bội Châu, và bản chất lố bịch, xấu xa của Va-ren.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 4
Nguyễn Ái Quốc trong thời kì sống và hoạt động ở Pháp đã viết 1 số ít truyện kí bằng tiếng Pháp như Vi hành, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu… Đó là những tác phẩm giàu chất trí tuệ và tính hiện đại, thể hiện một quan niệm lấy văn chương để phục vụ chính trị và dân tộc.
Tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đăng trên báo Người cùng khổ số 36 – 37 vào tháng 9, 10 – 1925. Truyện gồm có ba cảnh: cảnh 1, Va-ren đến Sài Gòn được bọn tay chân đón rước linh đình; cảnh 2, Va-ren dừng lại Huế được bọn bù nhìn đãi yến và gắn mề-đay Nam Long bội tinh; cảnh 3, Va-ren đến Hà Nội và gặp Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp cầm tù với bản án tử hình.
Cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu cho thấy ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để tạo nên tính chiến đấu sắc bén.
Va-ren đã vào “tận xà lim” nơi Phan Bội Châu “đang rên xiết”. Va-ren là con người “đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kể đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòngtin, ruồng bỏ giai cấp mình”… Phan Bội Châu là con người “đã hi sinh cả gia đình và của cải”, phải “sống xa Ha quê hương” để tìm đường cứu nước cứu dân, bị bọn thực dân “kết án tử hình vắng mặt”, đang bị “đeo gông” chờ ngày lên “máy chém”. Hai nhân cách đối đầu, một bên là “kẻ phản bội nhục nhã”, một bên là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thăn vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng.”. Ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc biểu lộ thái độ yêu, ghét, tôn trọng, khinh bỉ rất rõ ràng, dứt khoát.
Bằng trí tưởng tượng kì diệu, tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc của tên thực dân cáo già! Va-ren “tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Va-ren dụ dỗ Phan Bội Châu hãy “trung thành”, “cộng tác”, “hợp lực” với nước Pháp vì sự nghiệp “khai hóa và công lí”. Hắn khuyên nhà cách mạng Việt Nam đừng “xúi giục” đồng bào ta nổi lên chống Pháp… Hắn khoe mẽ ở Đông Dương “nền dân chủ… nhờ Chúa, rất là tốt!” … Cuối cùng hắn tự vạch trần chân tướng là một kẻ phản bội, tên cơ hội hãnh tiến: “Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là Đảng viên xã hội đấy và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền!…”.
Trái lại, trong cuộc chạm trán ấy, Phan Bội Châu rất chủ động “im lặng, dửng dưng”, “mỉm cười một cách kín đáo..”. Đặc biệt ở phần “tái bút”, tác giả cho biết một nhân chứng quả quyết rằng “Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren”. Một cái nhổ khinh bỉ. Vị toàn quyền “tôn kính” đã bị hạ nhục!
Tác giả Nguyễn Ái Quốc viết truyện này không chỉ nhằm mục đích ca ngợi Phan Bội Châu “một người lừng tiếng” mà còn đòi ân xá cho cụ, đồng thời vạch trần bộ mặt xảo quyệt, bẩn thỉu của tên Toàn quyền Va-ren nói riêng và lũ thực dân Pháp nói chung.
Giọng văn đả kích châm biếm đầy khinh bỉ. Một lối viết ngắn, tạo tình huống rất độc đáo về cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu. Trang văn của tác giả Nguyễn Ái Quốc trở thành lưỡi gươm chống thực dân, chống kẻ thù xâm lược! Vô cùng sắc bén!
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 6
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là truyện kí xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động ở Pháp. Thông qua cuộc gặp gỡ tưởng tượng giữ một vị toàn quyền xảo quyệt và người tù cách mạng vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc thầm kín đả kích bản chất giả dối của chủ nghĩa thực dân và đề cao khí phách của người anh hùng dân tộc Phan Bộ Châu.
Tác phẩm được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án. Phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan diễn ra rất sôi nổi ở trong nước. Cũng vào thời gian này, Va-ren chuẩn bị sang nhậm chức ở Đông Dương. Chưa có tài liệu nào khẳng định Va-ren đã vào nhà tù để thăm Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu (1867 – 1940), biệt hiệu Sào Nam, quê lảng Đan Nhiệm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà yêu nước, cách mạng lớn nhất của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỷ XX. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ, hầu hết đều thấm đượm tình yêu nước thương dân thống thiết…
Các tình tiết trong truyện là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Nguyễn Ái Quốc đã viết truyện ngắn này nhằm các mục đích vạch rõ chủ trương bịp bợm của chủ nghĩa thực dân Pháp và phơi bày những trò lừa dào, lô’ bịch của Va-ren. Tác phẩm góp một tiếng nói vào phong trào đấu tranh đòi thả nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời đó cũng là bài ca ca ngợi vị lãnh tụ yêu nước Phan Bội Châu và ngầm thể hiện tình cảm yêu nước của tác giả.
Nhan đề Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Những trò lố là những trò lố lăng, lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề khơi gợi sự hấp dẫn, thu hút sự tò mò của người đọc. Nhân đề cũng góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Vạch trần bộ mặt xảo trá, lố bịch của Va-ren, hé mở cho người đọc thấy rằng những tấn hò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu là những trò hề lố bịch, kệch cỡm, đáng cười. Nhan đề còn thể hiện sự đối lập, tương phản giữa hai nhân vật chính trong truyện ngắn.
Nghệ thuật trần thuật của tác giả trong văn bản rất sinh động. Văn bản kể lại toàn bộ diễn biến cuộc gặp gỡ của Va-ren với Phan Bội Châu trong nhà lao Hỏa Lò. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra như một màn hài kịch chi có Va-ren như một diễn viên chủ đạo, như một con rối, y tự tin, trơ trẽn, thao thao bất tuyệt. Hắn cố trổ hết tài năng diễn thuyết và dồn hết tâm huyết hi vọng có thể thuyết phục đối phương đi theo con đường phản bội nhục nhã của mình. Còn Phan Bội Châu thì tuyệt nhiên chẳng thèm nhếch mép nói một lời nào.
Kết quả ra sao? Độc giả hồi hộp chờ đợi, còn tác giả cũng chẳng chẳng nói ra một cách rỗ ràng, mà chỉ tiết lộ một cách bí mật thông qua nhân xét rất khách quan của một vài nhân vật chúng kiến cuộc gặp gỡ. Đặc biệt là lời bình luận của nhân vật được đặt ở phần tái bút đã có sức thuyết phục rất lởn, còn tác giả thì dường như chẳng hé bộc lộ một chút tình cảm, thái độ gì…
Toàn bộ văn bản là 1 cuộc hành trình chỉ diễn ra trong trí tưởng tượng của Nguyễn Ái Quốc, nhưng qua nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác giả, chúng ta cảm thấy như tùng bước đi của Va-ren hiện ra một cách rõ ràng và sinh động trước ống kính máy quay của một phóng viên thời sự thông minh, năng động, nhạy bén và sắc sảo vậy. Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu được xây dựng theo quan hệ đối lập, tương phản gay gắt. Trước hết, ở mỗi nhân vật, tác giả có cách giới thiệu khác nhau:
Va-ren hiện lên là một con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ niềm tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Hắn đích thực là một kẻ phản bội nhục nhã. Hắn là mọt kẻ bất lương, nhưng nắm quyền thống trị. Va-ren nói rất nhiều, hắn thao thao bất tuyệt hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
Ngược lại, Phan Bội Châu xuất hiện với tư cách con người đã hi sinh cả gia đình và của cải đề xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuối. Cụ luôn bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt. Cụ xứng đáng là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ.
Trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, vị thế mỗi người cũng hoàn toàn đối lập nhau và gần như đảo ngược. Vì thế của Va-ren, kẻ thống trị mỗi lúc một thám hại. Còn Phan Bội Châu đang ở vị thế cửa người anh hùng dân tộc mỗi lúc được nâng cao. Trước lời phỉnh dụ của Va-ren, Phan Bội Châu im lặng. Mọi lời nói của Va-ren chỉ như “nước đổ lá khoai”. Đó là thái độ bất hợp tác và khinh bỉ đến tột độ. Thái độ của tác giả đối với mỗi nhân vật cũng hiện ra rất rõ. Với Va-ren là căm thù, khinh ghét; với Phan Bội Châu là ca ngợi, tôn sùng.
Ngay từ lúc bắt đầu câu chuyên, bản chất của Va-ren đã phần nào được hé lộ qua lời “nửa chính thức hứa” của hắn trước sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Nghe qua đó mà đã thấy nực cười. Nửa lời hứa thì còn gì là hứa hẹn. Ấy vậy mà hắn dám trình bày trước công luận. Hơn nữa nó lại được trình bày dưới giọng lưỡi của một vị Toàn quyền Đông Dương…
Sau đó tác giả có đưa ra lời bình luận: giả thử chữ chăm sóc được đặt trong ngoặc kép một cách rất có chủ ý. Tất cả những điều đó phần nào vẽ ra 1 chân dung Va-ren mũ cao áo dài bảnh choẹ nhưng tính cách thì xảo trá, cơ hội. Quả đúng như vậy, sau lời hứa, hành động của Va-ren tỏ ra vô cùng thư thả “ngài chì muốn chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, “mà hành trình từ Mác-xây đến Sài Gòn kéo dài chừng bốn tuần lễ”. Phải chăng sự chùng chình đó nhằm cố tình đẩy Phan Bội Châu bị kìm kẹp, tra tấn lâu hơn nữa trong tù?
Nhưng tất cả bộ mặt của Va- ren mới được phơi bày cụ thể và rõ nét trong trò lố chính thức của hắn, khi hắn đối mặt với Phan Bội Châu. Hắn vào nhà tù với câu nói đầy vẻ hào hiệp: “Tôi mang tự do đến cho ông đây!”. Đi kèm với lời nói của một vị thiên sứ ấy là một hành động hết sức lá phải lá trái “tay phải giơ tay bắt Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm”. Phải chăng, với lời nói và hành động ấy, Va- ren đã hớ hênh cho người ta thấy rằng bản chất của tự do mà hắn đem đến cho người khác là sụ tự do giả hiệu, là sự nô lệ, đàn áp và bóc lột dã man? Lời nói và hành động ấy đã chỉ cho người đọc thấy hắn là một kẻ hai mặt, độc ác, đê hèn và thấp kém.
Nhưng còn nữa, vừa mới nói rất khoa trương, hào phóng thì giờ hắn lại mặc cả như một mụ đàn bà: Nhưng có đi phải có lại, tôi yêu cầu ông lấy danh dự hứa với tôi rằng…”. Hắn còn giờ giọng phình phờ, giả ca ngợi Phan Bội Châu rồi ra đòn bằng 1 loạt những câu hỏi phản đề dồn dập hòng làm lung lạc ý chí và tinh thần của nhà cách mạng. Sau đó, Va-ren đưa ra những lời khuyên cho hành động bằng việc sử dụng 1 loạt các câu cầu khiến ông hãy.., chớ tìm cách xúi giục.., ông hãy bảo họ….
Va-ren vẽ ra một ảo vọng ngời ngời được cho nước ông, được cho bản thân ông! Với những viên đạn bọc đường, Va-ren đang cố làm cho đối thủ của mình mắc bẫy. Hắn đang cố lừa bịp để dẫn dắt Phan Bội Châu đến một nhà tù lớn hơn, nhà tù của một đất nước nô lệ vĩnh viễn. Và hắn tưởng hắn thành công, hoặc giả hắn cố đọc nốt phần diễn thuyết mà hắn đã chuẩn bị. Va-ren nêu gương. Những tấm gương phản bội Tổ quốc nhục nhã. Trong đó hắn là kẻ đốn mạt nhất. Cao trào của sự lố bịch cũng nằm cả ở đây.
Tác giả đã sử dụng thủ pháp gậy ông đề đập lưng ông một cách hết sức tài tình. Toàn bộ lời nói của Va-ren đã tự vạch mặt hắn. Hắn huênh hoang, tự đắc. Hắn vênh váo vì hắn là một kẻ phản bội nhục nhã, đáng ghê tởm đã lần lữa đốt cháy những cái mà mình đã tôn thờ và đang tôn thờ những cái mà mình đã đốt cháy. “Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…”
Vậy ra, để có được cái chức Toàn quyền hắn sẵn sàng đánh đổi cả niềm tin, danh dự, cả lý tưởng sống của mình. Và bây giờ, để mua chuộc nhà cách mạng, hắn cũng chẳng từ một thủ đoạn nào, kể cả lấy mình ra làm trò hề. Bản chất bất lương, đê tiện, vô liêm si của Va-ren được tập trung thể hiện tại đây. Thế nhưng, cả bài diễn thuyết hùng hổn và lâm li, tâm huyết của Va-ren lại bị rơi tõm vào sự im lặng của người đối thoại. Điều đó khiến hắn sủng sốt cả người. Hắn quá ngạc nhiên và không thể hiểu nổi. Nhưng có một điều hắn cảm nhận rõ nhất đó là hắn đã thất bại thảm hại.
Như vậy, trong cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, Va-ren đã nói hết, hắn thao thao bất tuyệt một cách trơn tru bởi chẳng cố ai thèm ngắt lời hắn cũng chẳng cố ai thèm nghe hắn nói. Hình thức ngôn ngữ của Va-ren là hình thức độc thoại. Sự thảm hại của Va-ren còn được ngầm thể hiện một cách rất tinh tế, tất nhiên vẫn qua ngôn ngữ của hắn. Ban đầu là: Tôi đem tự do đến cho ông đây.” Sau đó, người ta chẳng còn thấy một thiên sứ nữa mà thấy một kẻ bất lương. Vả lại trời ơi! Tại sao chúng ta lại cứ cố chấp, cãi lộn nhau mãi thế này… trong khi chẳng ai thèm nói với hắn câu nào. Rồi đến “Ô! ông nghe tôi ông Phan Bội Châu này” Nhưng đến cuối cuộc gặp gỡ thì, “thôi không nghe cũng được”. Chỉ cần Phan Bội Châu nhìn một cái với hắn là cũng đủ lắm rồi: Nhưng sao thể, ông hãy nhìn tôi này….”.
Trong cả cuộc gặp mặt Va-ren, Phan Bội Châu chi im lặng dửng dưng. Mọi lời nói của Va-ren như “nước đổ lá khoai”. Và hơn thế, “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ ngay xuống, mỉm cười một cách kín đáo như cánh ruồi lướt qua vậy“. Và cao trào là Phan Bội Châu đã “nhổ vào mặt Va-ren”. Tất cả những hành động đó dần tăng cấp sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren. Chúng thể hiện sự kiên định của ông đối với lí tưởng yêu nước. Chúng tôn lên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của “người tù lừng danh”.
Qua việc miêu tả những hành động trên, Nguyên Ái Quốc ngầm bày tỏ sự khâm phục, kính yêu đối với nhà cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu đồng thời bày tỏ sự căm ghét phẫn uất đối với Va-ren nói riêng, chủ nghĩa thực dân nói chung. Đó cũng là một trong những biểu hiện yêu nước nồng nàn của nhà báo sắc sảo này. Tính chiến đấu của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ nhất ở những chi tiết đó. Phần tái bút có một ý nghĩa đặc biệt khắc sâu hơn nữa sự bẩn thỉu của Va-ren và khí phách phi thường của người tù Phan Bội Châu. Lời kể của nhân chứng trong cuộc gặp gỡ (anh lính gác ngục) ở phần tái bút đã góp phần tô dậm thêm tính chất thảm hại của tấn kịch và tạo được sự khách quan cho câu chuyện. Nó nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù: không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là một truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp song có hình thức giống như một bài kí sự. Nghệ thuật trần thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Cách khắc họa chân dung nhân vật rất đặc sắc qua lời nói, hành động, cử chi…, qua lời bình luận ngoài truyện và bằng thủ pháp tương phản. Trí tưởng tượng và khả năng hư cấu tài tình, giọng điệu trào phúng, hài hước và hóm hỉnh.
Thống qua miêu tả nhân vật toàn quyền Va-ren, tác giả đã vạch trần bộ mặt chủ nghĩa thực dân Pháp mà Va-ren là đại diện, đồng thời ca ngợi người anh hùng Phan Bội Châu – vị lãnh tụ tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 7
Trong văn học, có những trường hợp rất đặc biệt, sự ra đời và hình thành của tác phẩm vượt ra ngoài sự kiểm soát của bản thân nhà văn để cho hiện hữu những tác phẩm độc đáo, đặc sắc.
Truyện ngắn “Những trò lố hay la Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn Ái Quốc cũng nằm trong số đó. Nhận xét về tác phẩm này, có ý kiến cho rằng: “Tác giả không định dựng cuộc gặp gỡ này thành một cảnh hài kịch. Nhưng nghệ thuật biếm họa đã được áp dụng rộng rãi theo yêu cầu của cái nhìn sân khấu”. Và một trong những yếu tố làm nên đặc sắc cho truyện ngắn này chính là nghệ thuật biếm họa độc đáo.
Nhân vật chính của tác phẩm này là hai nhân vật rất nổi tiếng mà tiêu đề văn bản đã nêu đích danh: Va-ren và Phan Bội Châu. Họ là ai? Phan Bội Châu là người rất có tài văn chương, đồng thời là nhà chí sĩ yêu nước nổi tiếng. Ông từng phát động phong trào Đông Du kêu gọi thanh niên tiến bộ phát huy tinh thần yêu nước, ra nước ngoài học hỏi để trở về canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng phong trào Đông Du thất bại rồi sau đó từ năm 10l3 đến năm 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Sau khi được tha, ông lại bị thực dân Pháp bắt cóc đưa về nước. Trước sức ép của công luận Việt Nam và quốc tế, thực dân Pháp ban đầu định thủ tiêu ông nhưng sau đành đưa ra xét xử công khai và kết án tù chung thân.
Va ren là Toàn quyền Đông Dương, khi sang Việt Nam đã ra lệnh ân xá Phan Bội Châu (thực chất là để lấy lòng dân chúng), sau khi mua chuộc, dụ dỗ ông không được, chúng lại đưa ông về giam lỏng ở Bến Ngự – Huế. Nguyễn Ái Quốc viết truyện ngắn Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu để vạch trần âm mưu thâm độc của thực dân Pháp và nhằm cổ vũ khích lệ tinh thần yêu nước, khẳng định vị thế cao cả của người anh hùng ái quốc Phan Bội Châu.
Tác phẩm ra đời khi khi Va-ren còn chưa sang Việt Nam, bởi thế, cuộc gặp gỡ giữa Toàn quyền Đông Dương và người chí sĩ cách mạng được miêu tả trong truyện chỉ là chi tiết hư cấu. Và cũng bởi thế, việc xây dựng chân dung Va-ren – một gã phản bội méo mó, ti tiện – là hoàn toàn đưa vào nghệ thuật biếm họa. Với ngòi bút châm biếm sắc sảo, trí tưởng tượng dồi dào, tác giá đã tái hiện cuộc gặp gỡ của Va-ren một kẻ phản bội nhục nhã với một vị anh hùng kiệt xuất, tất cả đều được hiện lên chân thực và sinh động.
Nổi bật trong tác phẩm là chân dung nhân vật Va-ren. Nguyễn Ái Quốc có cách xây dựng nhân vật khá độc đáo Mặc dù không xuất hiện trực tiếp với dung mạo, cử chỉ và hành động cụ thể, Va-ren xuất hiện gián tiếp qua “cuộc công cán” với lời hứa nửa chính thức. Dọc theo cuộc hành trình cao cả ấy, chân dung của y dần được lộ rõ. Tác giả đã tưởng tượng ra cảnh Va- ren được đón tiếp tại Sài Gòn. Thái độ của chính quyền bản xứ đối với Va- ren được miêu tả bằng những từ như quấn quýt lấy, lôi kéo đi, ru vỗ, ấp ủ trong mớ bòng bong của những buổi chiêu đãi, những cuộc tiếp rước, những lời chúc tụng. Dân chúng bị lừa đi đón rước dưới ngọn roi gân bò và tiếng quát tháo của viên đội xếp Tây. Họ đi xem quan Toàn quyền như đi xem hát tuồng và bình phẩm về mũ, áo, ủng cùng tướng mạo kỳ quái bất lương của ngài. Không ai tỏ ra tôn trọng ngài:
– Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – ngài hiện lên như một loài động vật!
Ồ, cái áo dài đẹp chửa! – ngài chẳng khác nào một mụ già chải chuốt.
Ngài sắp diễn thuyết đấy!- hắn chỉ toàn ba hoa, khoác lác thôi.
– Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! – ngài hiện lên như một loài động vật!
– Bắp chân ngài bọc ủng! – hắn chi quen đá đấm và dùng vũ lực với người khác.
– Rậm râu, sâu mắt! – đó là một kẻ nham hiểm và độc ác.
Tác giả đã miêu tả kĩ hai cuộc đón rước tiệc tùng của ngài ở Sài Gòn và Huế, kết thúc mỗi cảnh đều có câu trong khi đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tác giả đã mỉa mai sự quan tâm của Va-ren, chế giễu lời hứa nửa chính thức của y. Thực chất y không thực hiện lời hứa “chăm sóc” cụ Phan Bội Châu mà chỉ để ý đến bản thân mình, thích thú với những trò hề của mình, khoái chí trước sự ru vỗ, ấp ủ của bè lũ tay sai xu nịnh. Mọi lời hứa của viên quan Toàn quyền vụt biến mất.
Cuối cùng khi tới Hà Nội, phải đối mặt với Phan Bội Châu, Va-ren cũng phải “bắt đầu” nhiệm vụ dụ hàng của mình. Mọi lời Va-ren với Phan Bội Châu đều nhằm mua chuộc và dụ dỗ. Va-ren đã đưa ra một bản thuyết minh khá công phu không chỉ có lí lẽ mà còn có cả dẫn chứng, không chỉ có dẫn chứng “ta” mà còn có cả dẫn chứng “Tây”. Nào là chuyện của Nguyễn Bá Trác rồi đến chuyện các chiến hữu Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng, A-ri-xtít… Nhưng Va-ren càng nói thì bản chất của kẻ phản bội gian trá càng hiện ra rõ hơn.
Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai bờ chiến tuyến. Hai người khác nhau hoàn toàn về vị thế: Va-ren gian trá, lố bịch đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất, là người anh hùng được cả dân tộc tôn vinh. Cuộc gặp gỡ chất chứa những mâu thuẫn gay gắt, quyết liệt. Trong cuộc đối thoại đó, chỉ có lời của Va-ren. Cuộc đối thoại đó trở thành lời độc thoại Va-ren sửng sốt vì ý tưởng có thể thuyết phục được Phan Bội Châu bằng những lời lẽ khôn ngoan sắc sảo của mình. Nhưng không, y hoàn toàn thất bại. Y càng sửng sốt hơn vì nhận ra người đối thoại cao sừng sững, uy nghi và đầy khí phách, còn y chỉ là một kẻ phản bội nhục nhã. Trước cái im lặng dửng dưng, trước cái cười nửa miệng (không chắc chắn lắm) và cái nhổ vào mặt hắn của Phan Bội Châu (cùng không chắc chắn vì đều do người khác kể lại), Va-ren vụt biến thành một con lừa ngốc nghếch, một thằng hề chỉ biết ba hoa, khuếch khoác.
Truyện được viết bằng bút pháp trào phúng sâu sắc, bố cục chặt chẽ, độc đáo gây nhiều hứng thú cho người đọc. Đây cũng là một trong nhiều truyện ngắn làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – tính trí tuệ sắc sảo và lối hành văn hiện đại. Qua việc “tỉa tót” từng khía cạnh cụ thể của nhân vật Va-ren ở nhiều hoàn cảnh khác nhau mà cao trào là đoạn truyện Va-ren diễn thuyết trước Phan Bội Châu, tác giả đã lần lượt vạch trần bản chất của hắn và gộp lại thành một bức chân dung biếm hoạ độc đáo.
Bằng lối viết sắc sáo, khả năng tưởng tượng phong phú, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện rất có ý nghĩa: cuộc đối đầu giữa quan Toàn quyền Đông Dương và người chiến sĩ cách mạng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Qua những chi tiết được miêu tả, các tình tiết được hư cấu, tác giả làm nổi bật sự đối lập sâu sắc giữa một tên quan lại thực dân mưu mô, xảo trá nhưng đã trở nên hết sức lố bịch trước người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không chịu khuất phục trước danh lợi cũng như sức mạnh của kẻ cầm quyền.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 10
Khi còn ở bên Pháp, Bác của chúng ta viết nhiều truyện ngắn. Trong đó có chuyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”. Nội dung tư tưởng của câu chuyện chủ yếu được thể hiện qua câu trò chuyện giữa tên Toàn quyền Đông Dương và nhà cách mạng. Và đặc biệt trong cuộc trò chuyện đầy miễn cưỡng này, sự im lặng của Phan Bội Châu đã làm cho nội dung tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc nhiều hơn.
Va-ren là người Pháp, hắn được Chính phủ cử sang làm Toàn quyền ở xứ Đông Dương. Để lấy lòng quần chúng và để yên vị với chức vụ mới của mình, Va-ren hứa sẽ đem lại tự do cho nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Câu chuyện của Nguyễn Ái Quốc xoay quanh nội dung như thế. Và tất nhiên, nó chỉ là một câu chuyện bịa. Nhà văn tưởng tượng ra câu chuyện để lật tẩy bộ mặt của Va-ren và cũng là để ca ngợi nhân cách của một con người – nhà yêu nước họ Phan. Cao trào của câu chuyện bắt đầu khi nhà văn để cho hai nhân vật chính diện với nhau. Tên toàn quyền thì cứ khua môi múa mép, hết sức “tỏ bày” mong thuyết phục được nhà cách mạng của chúng ta. Ngược lại Phan Bội Châu cứng rắn, lặng thinh và nếu có thể coi đó là một hành động phản ứng lại thì cũng chỉ là một nhếch ria mép mà thôi.
Sự im lặng của Phan Bội Châu là một sự im lặng đầy ý nghĩa. Bởi trước hết, biết nói gì đây khi cuộc trạm chán lại là giữa hai con người hoàn toàn đối ngược nhau về bản chất. Một con người đã phản bội lại giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ta khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình. Còn ở phía bên kia là “con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cưóp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn bị lũ này săn đuổi..”. Trong hoàn cảnh ấy, giả sử Phan Bội Châu có cất lên lời thì e sẽ có 1 cuộc cãi vã lớn xảy ra, và có khi còn kèm theo những lời nhại báng và văng tục. Trong hoàn cảnh ấy có lẽ im lặng là cách tốt nhất để không bị nhơ bẩn cái nhân cách của chính mình.
Cũng còn lý do khác khiến nhà chí sĩ yêu nước của chúng ta im lặng. Chúng ta hãy nghe lại những lời hùng biện của Va-ren: cũng thấy hắn nhắc đến tự do nhưng đó lại là 1 cuộc tự do “đổi chác”, Phan Bội Châu muốn được tự do ư? Điều ấy không khó. Thế nhưng muốn được như vậy “ông lấy danh dự hứa với tôi là sẽ trung thành với nước Pháp, hãy cộng tác, hãy hợp lực với nước Pháp để tiến hành ở Đông Dương một sự nghiệp khai hóa và công lý”. Ôi! một người có thể hy sinh cả cuộc đời để mong những điều tốt đẹp cho xứ sở Đông Dương mà lại bắt tay với ke thù xâm lược hay sao? Điều ấy rõ ràng là không thể.
Như vậy sự im lặng của Phan Bội Châu thực sự đã và đang là câu trả lời kiên quyết nhất. Nó phủ định tất cả những lời ngoa ngôn xảo quyệt của Va-ren. Nó là lời đáp trả thông minh vươn hơn hẳn về nhân cách của một con người ngang tàng đầy khí phách. Cách ứng xử ấy cũng cho ta thấy lòng yêu nước thủy chung son sắt của một con người trọn đời gắn bó với đất nước, quê hương.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 12
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu cùng nhiều tác phẩm khác nữa mà Bác Hồ viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc vẫn có giá trị như một áng văn Việt Nam đích thực, góp phần làm sôi động thêm dòng chảy của văn chương dân tộc. Đọc truyện, chúng ta cảm nhận thật rõ ràng hai hình tượng nhân vật đối lập nhau: đó là những nhân chứng lịch sử và những nhân cách con người. Tác giả đã tố cáo Va-ren, một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã đồng thời ca ngợi phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc. Tìm hiểu hình tượng nhân vật Phan Bội Châu, ta cũng hiểu cả tấm lòng yêu nước và tài năng văn chương của tác giả.
Với kẻ thù – tiêu biểu là toàn quyền Va-ren – ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ bao nhiêu thì với người anh hùng dân tộc Phan Bội Châu, ngòi bút ấy mềm mại, trân trọng bấy nhiêu. Hình tượng Phan Bội Châu được miêu tả rõ nét, luôn song song với nhân vật Va-ren, như một đối chứng của hai màu sắc chọi nhau của một bức vẽ. Điệp ngữ…trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu bị giam trong tù… Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù nhấn đi nhấn lại cái hoàn cảnh khổ cực của cụ Phan, cũng đồng thời bày tỏ một tình cảm xót thương. Thương xót và trân trọng, ngợi ca, âm điệu trữ tình ấy thấm đẫm trong từng câu chữ. Đối chiếu hai sự việc, hai con người để tố cáo tâm địa xảo quyệt của Va-ren. Hắn cố kéo dài thời gian giam hãm cụ Phan Bội Châu như để uy hiếp tinh thần cụ, buộc cụ từ bỏ ý chí đấu tranh.
Hắn hứa chăm sóc cụ Phan Bội Châu đó là lời hứa nửa chính thức do sức ép của công luận ở Pháp và Đông Dương mà thôi. Thực chất nham hiểm, xảo quyệt của hắn đã bộc lộ sâu sắc và rõ nét khi chạm trán với Phan Bội Châu. Trong suốt buổi gặp, để mặc cho Va-ren diễn thuyết với bao nhiêu lời hoa mĩ, ngọt ngào, cụ Phan chỉ im lặng, dửng dưng. Tai cụ không nghe, nét mặt cụ bình thản, cụ ngồi… im như một pho tượng… làm cho Va-ren sửng sốt cả người. Đấy chính là tư thế hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ thể hiện cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, phủ nhận, bác bỏ mọi âm mưu ma chước quỷ xảo trá của bọn ngoại xâm, Kil ngọn râu mép của Phan Bội Châu nhếch lên một chút – theo lời anh lính dõng kể – nhất là lúc cụ nhổ vào mặt Va-ren, như lời một nhân chứng thứ hai quả quyết, thì cuộc chiến trở nên quyết liệt. Người anh hùng ấy đã chiến thắng.
Bởi vì, đối với Phan Bội Châu, tất cả lời lẽ và thái độ của Va-ren chỉ là một trò… lố bịch, một trò hề! Có thể nói, trong truyện ngắn này, hình tượng Phan Bội Châu được khắc hoạ bằng một ngòi chấm phá kiểu Á Đông. Chỉ vài nét vừa tả, vừa gợi, nhân vật đã nỗi lên, rõ rệt 1 chân dung, một thần thái có đủ phẩm chất, tính cách. Phan Bội Châu, đó là người chiến sĩ hiên ngang, bất khuất trước mọi mưu mô nham hiểm, thâm độc của kẻ thù. Phan Bội Châu, đó là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vô cùng đáng kính.
Viết về nhân vật Phan Bội Châu, tác giả đã dành những từ ngữ đẹp nhất: khi gọi cụ là người đồng bào tôn kính của chúng ta, con người đã hi sinh cả gia đình và của cải…, lúc nâng lên tầm cao của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân. Đó là cách định danh của thần thánh. Miêu tả thái độ và cử chỉ Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va- ren, tác giả đã đập thẳng vào mặt kẻ thù của cụ Phan cũng là kẻ thù của cả dân tộc, những đòn chí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước đã vung lên trong buổi đầu chiến đấu chống thực dân vì độc lập tự do của dân tộc.
Cử chỉ hành động của nhân vật Phan Bội Châu được miêu tả không nhiều, nhưng ta vẫn thấy nổi bật lên hai hình tượng nhân vật đối chọi nhau như bóng tối và ánh sáng: một kẻ tiểu nhân, phản bội và một người anh hùng trung thành với lí tưởng, hiên ngang, bất khuất. Đó là những nhân chứng lịch sử, những nhân cách con người mãi mãi không phai mờ. Đằng sau hai hình tượng ấy là tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc; vừa căm thù thực dân xâm lược vừa yêu nước thiết tha. Tấm lòng ấy được thể hiện qua ngòi bút chiến đấu sắc sảo độc đáo: miêu tả sinh động, dùng từ linh hoạt, tự nhiên, trào phúng, nhất là nghệ thuật khắc hoạ nhân vật, tạo tình huống bất ngờ…
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có nguyên văn bằng tiếng Pháp, được viết cách đây trên nửa thế kỉ. Những nhân vật, những sự việc đã đi vào quá khứ. Song vừa đọc, vừa nghiền ngẫm, ta thấy Phan Bội Châu, rất xứng đáng được dân tộc Việt Nam tôn kính. Đặc biệt, ngòi bút châm biếm độc đáo của tác giả Nguyễn Ái Quốc, ngay từ những ngày đầu cầm bút, đã xứng đáng một nhà văn – chiến sĩ yêu nước.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 9
“Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác vào năm 1925. Nghệ thuật biếm họa được sử dụng vô cùng khéo léo đã biến tác phẩm thành một cảnh hài kịch và chúng ta sẽ thấy được rất rõ điều này qua từng câu, từng chữ của tác phẩm.
Tác phẩm được sáng tác sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và xử tù chung thân nhưng trước ý chí đấu tranh đòi thả cụ Phan của nhân dân Việt Nam, chúng buộc phải ra lệnh ân xá rồi giam lỏng cụ ở Bến Ngự cho đến năm 1940, khi cụ qua đời.
Còn Va – ren là người thay cho Méc – lanh sau khi Méc – lanh bị Phạm Hồng Thái ám sát hụt và buộc phải về nước. Va – ren vốn là đảng viên của Đảng Xã hội Pháp nhưng đã phản bội Đảng và được cử làm Toàn quyền Đông Dương. Va – ren đã tuyên bố hắn sẽ quan tâm tới cụ Phan trước khi sang Đông Dương nhận chức. Tác phẩm đã được Nguyễn Ái Quốc viết lên ngay sau đó để phơi bày bản chất xấu xa cũng như bộ mặt lố bịch của tên Toàn quyền Đông Dương này. Thực chất “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu” là một tác phẩm hư cấu mặc dù xét theo hình thức thì nó chẳng khác nào một bài ký sự. Tác phẩm được gây dựng lên bởi những sự kiện, nhân vật hoàn toàn có thật.
Va – ren Toàn quyền Đông Dương mới, Phan Bội Châu – chí sĩ cách mạng đang bị giam giữ và phong trào đấu tranh của nhân dân đòi thả cụ Phan là những yếu tố có thật. Nhưng rõ ràng truyện được viết trước khi Va – ren sang Đông Dương nhận chức và cũng chẳng có cuộc gặp nào giữa hai nhân vật này khi hắn ta sang Đông Dương. Nội dung cuộc gặp hoàn toàn là do tác giả tưởng tượng ra nhằm thể hiện thái độ căm phẫn, khinh thường bè lũ xâm lược; đồng thời cũng thể hiện lòng yêu nước của tác giả. Ngay ở nhan đề tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp vạch trần thái độ giả dối và bản chất xấu xa của tên Toàn quyền mới khi đặt cụm từ “Những trò lố” vào nhan đề.
Đọc tác phẩm ta có thể dễ dàng nhận ra trình tự thời gian mà tác giả sắp xếp. Quá trình từ khi Va – ren xuống tàu rồi tới nhà tù Hỏa Lò thăm cụ Phan Bội Châu được chia làm bốn chặng. Chặng một là bốn tuần đầu khi Va – ren ở trên tàu từ Mác – xây đến Sài Gòn. Chặng hai là sự đón tiếp “nhiệt tình” của chính quyền Sài Gòn khi Va – ren đến đây. Ở chặng ba Va – ren được triều đình nghênh tiếp, mời dự yến tiệc và gắn mễ đay khi tới Huế. Cuối cùng là khi Va – ren tới Hà Nội và ghé thăm cụ Phan Bội Châu ở nhà tù Hỏa Lò. Qua lời kể cùng cách miêu tả của tác giả, chúng ta có thể hình dung đây là một chuyến đi kéo dài, mang theo suốt hành trình là những trò bịp bợm vô cùng đáng cười của tên Toàn quyền Va – ren.
Vốn dĩ đây là cuộc gặp gỡ hoàn toàn đối lập giữa một bên là tên thống trị bất lương Va – ren còn một bên là người chiến sĩ cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu. Có lẽ vì thế mà ngôn ngữ được sử dụng để miêu ta hai nhân vật cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu tên Va – ren được khắc họa bằng kiểu ngôn ngữ trần thuật thì cụ Phan được khắc họa bằng sự im lặng. Đây chính là yếu tố quan trọng góp phần thể hiện sự tinh tế, sắc sảo của nhà văn trong việc gợi ra nhiều suy nghĩ trong tâm trí độc giả.
Trò lố đầu tiên của tên Va – ren là lời hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu, rõ ràng lời hứa này chỉ xuất phát từ việc hắn ta mới nhậm chức và đang muốn trấn an dư luận. Đây hoàn toàn là một lời hứa suông nhằm làm dịu đi tinh thần đấu tranh đang sục sôi khắp cả nước cũng như để đối phó sức ép của công luận Pháp và Đông Dương. Chính lời hứa này đã phô bày được bộ mặt nham hiểm, xảo quyệt của tên Toàn quyền mới này. Nguyễn Ái Quốc đã bình luận về lời hứa đó thế này: “Ông hứa thế; giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” cụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?”. Ở lời bình luận này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần mâu thuẫn giữa nội dung và thời gian thực hiện lời hứa.
Sau đó là lời nhận xét của tác về cuộc diện kiến của hai nhân vật có tính cách hoàn toàn đối lập này: “Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là 1 cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, còn người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này xua đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt và giờ đây đang bị, vẫn chúng, đeo gông lên vai đày đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng của máy chém như một bóng ma ám kề bên cổ”.
Đoạn văn được đánh giá là lời bình luận vô cùng độc đáo. Nghệ thuật tương phản được sử dụng khéo léo đã làm nổi bật sự cao thượng của nhà cách mạng Phan Bội Châu; đồng thời làm bật lên sự đê tiện của kẻ phản bội Va – ren. Ở đây tác giả cũng ngầm ca ngợi, thể hiện sự kính trọng với tình thần yêu nước của cụ Phan và thể hiện sự khinh bỉ, châm biếm tên phản bội nhục nhã Va – ren. Sau đó, trong toàn bộ cuộc nói chuyện, Va – ren chủ yếu là độc thoại. Và sự nham hiểm của hắn được bộc lộ hoàn toàn qua lời hứa đồng ý thả cụ Phan: “Tôi đem tự do đến cho ông đây…”. Đối với lời hứa thứ hai này, tác giả đã bình luận nó bằng giọng đầy mỉa mai: “Va-ren tuyên bố vậy, tay phải giơ ra bắt tay Phan Bội Châu, còn tay trái thì nâng cái gông to kệch đang siết chặt Phan Bội Châu trong nhà tù ảm đạm, Va-ren đồng ý thả cụ Phan với điều kiện cụ phải trung thành với nước Pháp, phải cộng tác, phải hợp lực với người Pháp để củng cố nền thống trị của Pháp ở Đông Dương (?!)”.
Hàng loạt mâu thuẫn trong lời nói và hành động của hắn đã thể hiện rõ bản chất đê tiện của tên Toàn quyền mới này. Có thể nói, chính lời nói và hành động của hắn đã tự phô bày mặt nạ giả tạo cũng như bản chất xảo quyệt của hắn. Nguyễn Ái Quốc đã vô cùng thành công trong việc xây dựng tính cách của cả hai nhân vật. Xuyên suốt “Những trò lố hay Va – ren và Phan Bội Châu”, tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật so sánh, đối chiếu để thể hiện sự tương phản trong tính cách của cả hai nhân vật. Thành công thứ hai đáng kể đến của tác phẩm là cách tác giả hư cấu nội dung dựa trên những nhân vật, sự kiện có thật nhằm thể hiện thái độ mỉa mai, giễu cợt.
Bằng giọng văn sắc sảo cùng sự tưởng tượng phong phú, Nguyễn Ái Quốc đã phơi bày được bộ mặt xảo trá của tên Toàn quyền mới, từ đó gián tiếp thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ, có thể coi tác phẩm như một “lời cổ động”, tiếp thêm ý chí chiến đấu cho nhân dân cả nước.
Bài văn phân tích “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” số 5
Nguyễn Ái Quốc là tên gọi rất nổi tiếng của Hồ Chí Minh được dùng trong giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1919 đến năm 1945 và gắn liền với tờ báo Người cùng khổ, nhiều truyện ký và cả tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được Bác viết trên chính đất Pháp, bằng tiếng Pháp trong khoảng những năm 1922-1925. Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được viết sau khi nhà yêu nước Phan Bội Châu bị bắt cóc vào ngày 18/6/1925 ở Trung Quốc và bị giải về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội để chuẩn bị đem ra xét xử, còn Va-ren thì chuẩn bị lên đường sang Việt Nam nhậm chức Toàn quyền Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm với mục đích kêu gọi cổ vũ phong trào biểu tình đòi thả Phan Bội Châu ở Việt Nam lúc bấy giờ, và nó đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và yêu mến của nhân dân Việt Nam bởi lối châm biếm thâm thúy, ngòi bút đả kích mạnh mẽ đến Ve-ren và chính quyền Pháp.
Với nhan đề “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, thì cụm từ “những trò lố” đã có ý vạch trần những hành động và lời nói lố lăng, cùng với bản chất nham hiểm dối trá của Va-ren. Mở đầu cho những trang văn châm biếm, lần lượt bóc trần những hành động giả tạo, kệch cỡm của tên toàn quyền trong suốt câu chuyện, đồng thời mở ra chủ đề chính của tác phẩm không chỉ là phơi bày bộ mặt cáo già, lố bịch của tên toàn quyền Va-ren mà còn thể hiện tấm lòng trân trọng, ngưỡng mộ tính cách kiên cường, bất khuất của lãnh tụ Phan Bội Châu dù trong cảnh thất thế mà vẫn giữ cho mình một phong thái hiên ngang chính trực, một lòng trung với cách mạng, với dân tộc với đất nước.
Với Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu độc giả có thể dễ dàng nhận thấy truyện ngắn này được viết theo lối ký sự, thế nhưng có một điều thú vị ở đây rằng, đây lại không phải là một câu chuyện có thật mà chỉ là một mặt hàng hư cấu của Nguyễn Ái Quốc xuất phát từ việc trước khi về nhậm chức Toàn quyền Đông Dương, Va-ren đã có lời hứa là sẽ quan tâm tới Phan Bội Châu. Và thực tế lúc tác phẩm ra đời Va-ren vẫn chưa nhậm chức, việc viết Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc là để nhằm mục đích khơi dậy phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu trở nên mạnh mẽ, trở thành một sức ép lớn với chính Va-ren cũng như chính quyền Pháp về án của Phan Bội Châu khiến chúng phải dè chừng.
Ngay từ phần mở đầu của tác phẩm Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự dối trá và những trò lố của Va-ren bằng những câu văn đậm tính chất trào phúng, rằng chẳng phải vì một nguyên cớ nhân văn nào khác mà Va-ren nhận lời “chăm sóc” vụ Phan Bội Châu, đơn giản chỉ bởi sức ép của dư luận Pháp và Đông Dương, thế nên buộc tên này phải đưa ra một lời hứa cho xong việc nhằm trấn an nhân dân Việt Nam và Đông Dương. Và thực chất hắn hứa như vậy cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc nhậm chức của mình, bởi đơn giản rằng theo như Nguyễn Ái Quốc đó là lời hứa “nửa chính thức”, chẳng có gì là chắc chắn, hơn thế nữa từ lúc đó đến lúc hắn nhậm chức còn tới tận 4 tuần và Phan Bội Châu vẫn phải ở trong nhà tù.
Và thực tế rằng hắn chỉ muốn “chăm sóc đến khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”, điều đó đã phần nào bộc lộ được cái bản chất gian xảo của tên này. Việc tác giả viết “giả sử cứ cho rằng một vị Toàn quyền mà lại biết giữ lời đi chăng nữa thì chúng ta lại cứ được phép tự hỏi…ra sao” là đã ngầm cho độc giả được biết rõ bộ mặt thật của Va-ren, hắn cũng sẽ lại giống như những tên quan thực dân trước đây, tàn ác, dối trá và thích làm những trò lố bịch cộp mác chủ nghĩa, nhân văn, khai sáng. Bởi có một thực tế rằng trong quá trình khai thác thuộc địa, để có thể vơ vét được nhiều tài nguyên của cải, thậm chí đưa nhân dân ta đi làm bia đỡ đạn, thì những tên quan này đã nhiều lần đưa ra những lời hứa hẹn tốt đẹp, nghe vô cùng xuôi tai nhưng chúng chưa một lần giữ lời hứa, nhất là khi những lời hứa chẳng đem đến cho chúng chút lợi ích nào cả.
Tiếp đến cuộc chạm trán giữa Va-ren và Phan Bội Châu, tác giả đã xây dựng nên hai hình tượng nhân vật với sự tương phản đối lập cực độ gay gắt. Va-ren là một tên Toàn quyền vừa nhậm chức còn Phan Bội Châu là một người tù cách mạng, một bên là tên bất lương nắm vai trò thống trị, còn một bên là người cách mạng vĩ đại nhưng nay đã lâm vào cảnh thất thế. Cuộc đối mặt đã được Nguyễn Ái Quốc đặt cho một lời bình vô cùng xuất sắc thể hiện rõ nét sự tương phản gay gắt giữa hai nhân vật rằng “Ôi thật là một tấn bi kịch! Ôi thật là 1 cuộc chạm trán….”, giữa Va-ren, “một kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp” và một bên là vị lãnh tụ vĩ đại Phan Bội Châu người đã “hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi….”. Và nếu đọc tác phẩm ta có thể thấy rằng tác giả đã dùng 1 số ít lượng những từ ngữ lớn, hình tượng ngôn ngữ trần thuật để khắc họa hình ảnh, tính cách của Va-ren.
Nhưng trái lại với Phan Bội Châu thì Nguyễn Ái Quốc lại dùng chính sự im lặng để diễn tả sự khinh bỉ, nét tính cách thanh cao làm đối lập với Va-ren. Đây có thể nói là một cách viết vừa có tính tả thực vừa có tính gợi vô cùng sinh động và lý thú, bộ lộ rất rõ nét sự đối lập tính cách giữa hai con người ở hai chiến tuyến khác nhau. Với nhân vật Va-ren, thì trong cuộc đối thoại (tưởng tượng) của hai nhân vật, y là người nói nhiều, với số lượng lời thoại lớn, còn Phan Bội Châu dường như chỉ giữ im lặng. Vậy nên có thể nói rằng đây là cuộc độc thoại do Va-ren tự biên tự diễn, rất đúng với cái bản chất lố bịch của hắn. Và chúng ta đều có thể nhận thấy rằng quan lời nói của mình Va-ren đã hiện lên là một con người vô cùng nham hiểm và thâm độc, luôn tỏ ra mình là một kẻ ban ơn, nhân đạo khi một cánh tay đỡ gông, một cánh tay bắt tay Phan Bội Châu đồng thời nói “Tôi mang tự do đến cho ông đây”.
Y không ngừng ve vuốt dụ dỗ, bịp bợm một cách trắng trợn bằng những lời lẽ để thuyết phục Phan Bội Châu đầu hàng như là “Ông hãy để mặc đấy những ý nghĩ phục thù”, “bỏ đi những mưu đồ xưa cũ và thôi, chớ tìm cách xúi giục đồng bảo ông nổi lên”, “làm như vậy ông sẽ được tất cả, được cho đất nước ông, được cho bản thân ông”,… Không chỉ vậy hắn còn ghê gớm và lố bịch hơn khi đem những cái tên như Nguyễn Bá Trác, Guy-xta-vơ, A-lếch-xăng,… vốn đều là kẻ phản bội ra để hòng lay chuyển tâm ý của Phan Bội Châu. Lố bịch hơn nữa hắn còn không tiếc khi kể ngay cả về cái lai lịch chẳng lấy gì làm hân hạnh của mình, một kẻ đã từng phản bội niềm tin của đồng đội, đồng chí trong Đảng xã hội rằng “Trước tôi là đảng viên xã hội đấy, và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền…” để thuyết phục Phan Bội Châu theo gương mình nhằm có cuộc sống sung sướng, tự do,…
Trái ngược lại với sự ba hoa, khoác loác đầy lố lăng của Va-ren thì hình ảnh Phan Bội Châu lại hiện lên với sự im lặng từ đầu đến cuối, ông phớt lờ mọi lời nói xảo trá, thuyết phục hài hước của Ven-ren và coi như hắn không hề tồn tại. Sự im lặng ấy của Phan Bội Châu đã thể hiện thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước tên Toàn quyền vô sỉ, cho dù hắn có liên tục dụ dỗ hay gây áp lực cho ông đi chăng nữa. Nét tính cách của Phan Bội Châu càng được biểu hiện rõ khi tác giả dẫn lời của một nhân vật tưởng tượng – anh lính bồng súng chào ở cửa ngục rằng, thấy có sự thay đổi nét mặt của người tù, đó là “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy”.
Việc dẫn lời như vậy không chỉ tạo cho độc giả cảm giác khách quan mà còn một lần nữa tô đậm cái thái độ của Phan Bội Châu khi đối mặt với Va-ren ấy à sự khinh bỉ đến tột cùng, và trong mắt ông rốt cuộc Va-ren cũng chỉ là một đứa trẻ, một con khỉ thích làm trò mà thôi. Chưa dừng lại ở đó thái độ khinh ghét của Phan Bội Châu lại một lần nữa được đẩy lên cao khi Nguyễn Ái Quốc tiếp tục trích dẫn lời của một nhân chứng thứ hai quả quyết cho rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren, và tác giả cũng ỡm ờ rằng “cũng có thể lắm”. Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận hóm hỉnh, châm biếm rất phong phú và đa dạng của Nguyễn Ái Quốc đã làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren đồng thời làm ngời sáng những nét đẹp phẩm chất tinh thần cách mạng của Phan Bội Châu, rất kiên cường, bản lĩnh, và một lòng trung với nước hiếu với dân.
Kết thúc đoạn đối thoại tác giả đã có một lời bình khá thú vị mà chúng ta cần xem xét rằng “Nhưng xét binh tình, thì đó chỉ vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu”, đó là một lời bình thật hóm hỉnh và sâu sắc. Hai chữ “không hiểu” ấy đã được tác giả khéo léo giải thích rằng không phải là do khác biệt về ngôn ngữ bởi vốn dĩ đã có người thông ngôn, mà ở đây “không hiểu” là bởi hai con người này hoàn toàn khác nhau về lý tưởng, về mục đích sống, thế nên vĩnh viễn họ cũng chẳng thể có 1 cuộc nói chuyện “thấu hiểu” được. Và dù cho Va-ren có nói nhiều hơn nữa những lời bịp bợm dối trá thì đối với Phan Bội Châu y cũng chỉ là một kẻ xa lạ, một kẻ không đáng để bận tâm, không cần lãng phí hơi sức tiếp chuyện mà làm gì.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu với lối viết trào phúng, lời dẫn chuyện hóm hỉnh hài hước, dùng thể loại bút ký, cùng với các nhân vật hư cấu, ngòi bút tưởng tượng tài hoa, sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc đã dựng lên 1 cuộc chạm trán sinh động, đặc sắc giữa hai con người ở hai chiến tuyến khác nhau. Từ đó là nổi bật lên nét tính cách, thái độ và bản lĩnh kiên cường của Phan Bội Châu trước tên Toàn quyền Va-ren xảo trá, đê tiện, luôn ba hoa khoác loác, thích làm trò lố bịch.
Có thể bạn thích: