“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”, quả thật là như vậy, lòng nhân ái vốn là điều vô cùng cần thiết, lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn trong xã hội xô bồ như hiện nay. Để hiểu hơn về lòng nhân ái cũng như vai trò của lòng nhân ái trong cuộc sống con người, các bạn cùng tham khảo một số bài nghị luận xã hội về lòng nhân ái đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 11
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”. Đó là một lời ca rất hay trong bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vậy có ai đã từng thắc mắc rằng tấm lòng cố nhạc sĩ muốn nói đến ở đây là gì không. Có lẽ mỗi người đều tự có cho mình những đáp án riêng, nhưng đối với tôi câu trả lời trọn vẹn nhất là tấm lòng nhân ái. Trong truyền thống dân tộc từ ngàn đời nay, qua biết bao đổi thay, biến cố của đất nước và con người, thế nhưng trong nền giáo dục, lòng nhân ái vẫn luôn được đề cao và nhấn mạnh, được xem là một trong những giá trị cốt lõi hình thành nên phẩm cách của một con người. Muốn trở thành một con người chân chính, cái đầu tiên người ta phải có không phải là một thân thể cường tráng, một khối óc thông minh, mà cốt nhất là phải có tình thương, có lòng nhân đạo, để phân biệt rạch ròi với tất cả những loài khác.
Vậy lòng nhân ái có thể được định nghĩa như thế nào? Từ “nhân ái” là một từ ghép Hán Việt, nếu phân tích từng chữ thì “nhân” tức là để chỉ con người, “ái” tức là tình yêu thương, như vậy tổng hợp lại “nhân ái” tức là tình yêu thương con người. Mở rộng ra đó tức là những tình cảm trân quý, tôn trọng, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia giữa con người với nhau, sống trong một xã hội con người phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau, không chỉ đối với người thân mà là đối với tất cả các cá thể khác. Nhân ái tức là khi ta thấy đồng loại đau đớn, chịu kiếp bất hạnh, bế tắc thì lòng ta cũng xót xa, thương cảm, nhân ái tức là thấu hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của những con người khác nhau, nhân ái tức là biết đồng cảm, sẻ chia đối với những con người phải chịu mất mát, mong muốn họ có một cuộc đời tốt hơn, đồng thời biết đấu tranh để đòi lại sự công bằng bình đẳng cho tất cả mọi người trên thế giới, không phân biệt sắc màu, chủng tộc, quốc gia, tôn giáo, già trẻ, nam nữ. Chung quy lại, người có tấm lòng nhân ái tức là người có lòng yêu thương đồng loại, sống đạo đức, biết cho đi, là một trong những thước đo đánh giá nhân cách quan trọng nhất đối với từng cá thể trong xã hội.
Như vậy tại sao chúng ta sống trên đời lại cần phải có lòng nhân ái, cư xử nhân đạo với nhau? Bởi lẽ, con người là những có thể có suy nghĩ, có tâm tư, tình cảm, mỗi cá nhân ai cũng đều có một trái tim và khao khát nhận được tình yêu thương, sự chăm sóc đùm bọc. Mà nếu như thiếu đi những xúc cảm ấy, họ sẽ trở nên buồn bã, chán nản, cảm thấy cô độc, trơ trọi trên cuộc đời, xã hội cũng vì thế mà thiếu đi sự liên kết chặt chẽ với nhau. Cũng giống như việc một gia đình cùng chung sống, nhưng các thành viên không hề yêu thương, chăm sóc nhau, không khí bao trùm luôn lạnh lẽo, vắng vẻ, kết quả là sự tan đàn xẻ nghé đáng tiếc. Đặc biệt các cá nhân sẽ khó có thể chống chọi và vượt qua những khó khăn gặp phải trong cuộc sống như bệnh tật, đói nghèo, hay những thất bại xảy đến,…
Tuy nhiên khi có sự yêu thương đùm bọc từ những người xung quanh, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” thì cá nhân này sẽ nhanh chóng lấy lại được cân bằng, những tổn thương sẽ nhanh chóng được liều thuốc “nhân ái” làm lành sẹo, họ lại có thể tiếp tục cuộc sống, phấn đấu xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Đặc biệt như đã nói, xã hội không thể chỉ có các mối liên hệ kinh tế, chính trị, văn hóa,… mà quan trọng để duy trì được một trật tự xã hội cân bằng, thì yếu tố tình cảm, lòng nhân ái giữa con người với con người vô cùng quan trọng. Sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa các cá thể sẽ đem đến một xã hội yên bình, vui vẻ và lạc quan, hiệu suất công việc, lao động được cải thiện, nền kinh tế, chính trị, văn hóa từ đó cũng trở nên ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Có thể lấy một số ví dụ như việc chúng ta thường hay tổ chức các hoạt động nhân ái, quyên góp cho nạn nhân chất độc màu da cam, những đồng bào bị thiên tai bão lũ, hay những người nghèo có cuộc sống khó khăn,… Hành động này có tính lan tỏa yêu thương mạnh mẽ, khiến những số phận bất hạnh cảm thấy bản thân mình không cô đơn, không bị bỏ lại, từ đó họ càng có động lực để cố gắng vượt qua những khó khăn trước mắt. Đồng thời, những hành động nhân ái còn có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với các thế hệ trẻ, góp phần hình thành một nét đẹp một truyền thống quý giá luôn tuôn chảy trong huyết quản của nhiều thế hệ. Bên cạnh đó hành động nhân ái, sẻ chia, quyên góp cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho xã hội và nhà nước, góp phần củng cố xây dựng một bộ máy chính trị vững mạnh, tiến bước sánh ngang cùng các cường quốc năm châu.
Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm cách đây 50 năm của dân tộc ta, có thể nói rằng gốc rễ của những chiến thắng vang dội không chỉ nằm ở tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống giặc mà nó còn nằm ở chính tấm lòng nhân ái hiện diện trong mỗi con người. Có biết bao thế hệ cha anh đã ra đi, chấp nhận hy sinh xương máu bởi một nỗi đau xót khi chứng kiến cảnh quê hương điêu tàn, đồng bào bị giết hại, tiêu biểu nhất trong số cách anh hùng, lãnh tụ vĩ đại đó phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng nhân ái sáng ngời soi bước đường của dân tộc. Rồi cũng từ lòng nhân ái mà hình thành nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong kháng chiến chống Mỹ, Bắc – Nam chia cắt, nhân dân miền Bắc thương miền Nam ngập tràn khói lửa chiến tranh, nên đã ra sức tăng gia lao động sản xuất, cung ứng cho miền Nam, với một niềm tin rồi ai đây Bắc – Nam sum họp một nhà. Phải nói rằng sức mạnh của lòng nhân ái, nhân đạo là một nguồn động lực vô cùng to lớn, có thể đánh tan hết mọi trở ngại, trở thành một trong những nền tảng cốt lõi nhất của một dân tộc hùng mạnh.
Tuy nhiên có một sự thật đáng buồn rằng xã hội càng hiện đại, con người càng có nhiều cơ hội phát triển, càng trở nên độc lập, không còn quá phụ thuộc vào cộng đồng hay gia đình như trong lịch sử nhân loại, thì lòng nhân ái dường như cũng trở nên phai nhạt trong trái tim của nhiều cá thể. Người ta bắt đầu trở nên thờ ơ với nỗi đau của đồng loại, thay vào đó là chăm chú, tập trung một cách ích kỷ vào cuộc sống của mình, các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng trở nên lỏng lẻo, thậm chí cả ở trong gia đình cũng dần hình thành xu hướng các cá thể sống độc lập và ít can thiệp vào cuộc sống của nhau. Thật đáng tiếc đó lại là một biểu hiện của sự đi xuống trong phẩm cách và nền văn hóa của dân tộc, khi mà thanh niên trai trẻ lại thờ ơ không muốn nhường ghế cho phụ nữ mang thai, người già trên phương tiện công cộng.
Người ta vội vàng bỏ đi khi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vì sợ gặp phải phiền phức, hoặc người ta sẵn sàng lừa lọc lẫn nhau để chuộc lợi cho bản thân mà không hề quan tâm xem kẻ bị lừa sẽ đau khổ và tuyệt vọng đến nhường nào. Hoặc việc những người cha người mẹ ra tay đánh đập, hành hạ con mình một cách tàn ác, hay cả những đứa con sẵn sàng bỏ đói, đối xử với các đấng sinh thành như súc vật. Rồi cả việc người ta chẳng mảy may quan tâm gì đến những việc thiện nguyện, coi đó là hành động dở hơi, rỗi việc, thậm chí có cả những kẻ lợi dụng danh nghĩa tình nguyện để chuộc lợi, kiếm ăn trên chính nỗi đau của đồng loại. Tuy rằng những hiện tượng kể trên chỉ xảy ra ở trên một số những cá nhân, thế nhưng con sâu làm rầu nồi canh, bởi nó đã đem đến những hình ảnh tiêu cực trong xã hội, khiến người ta không khỏi lắc đầu ngao ngán. Còn đâu truyền thống văn hóa mà ông cha ta đã cố gắng xây dựng giữ gìn suốt mấy ngàn năm văn hiến.
Bản thân chúng ta là những học sinh, những mầm non, những trụ cột tương lai của đất nước, xã hội, chính vì thế chúng ta cần phải nhận thức được tầm quan trọng của lòng nhân ái trong việc hình thành phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Mỗi học sinh không chỉ ra sức học tập và còn phải biết tích cực làm việc tốt, tôn tạo lòng nhân ái thông qua các việc nhỏ như quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người già, trẻ con, trong gia đình thì yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, … để hình thành một nhân cách tốt đẹp, trở thành một trong những mảnh ghép sáng giá của xã hội mai sau. Hãy nhớ rằng không phải cứ công to việc lớn mới là xây dựng Tổ quốc, mà chỉ cần lan tỏa yêu thương thì đất nước cũng đã trở nên tuyệt vời hơn từng ngày rồi bạn nhé.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 2
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu như muốn nhắc nhở chúng ta rằng: cần có lòng yêu thương để cuộc sống này tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái, yêu thương lẫn nhau là một tình cảm tốt đẹp, một truyền thống ngàn đời của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng nhân ái không phải cái gì cao xa, trìu tượng hay khó hiểu mà chính là cách chúng ta đối xử với nhau hằng ngày.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu: Nhân ái là gì? Nhân nghĩa là người, còn ái nghĩa là yêu. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái có thể chỉ biểu hiện qua một lời nói ấm áp dành cho nhau, một cái ôm thật chặt khi yếu đuối, một cử chỉ cao đẹp lúc cuộc sống lâm vào khó khăn. Tình cảm ấy xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi người, không cưỡng cầu, ép buộc. Bởi khi trao đi yêu thương, thứ chúng ta nhận được chính là tình yêu thương và sự thanh thản từ trong tâm hồn.
Con Người là hai tiếng kì diệu được viết hoa. Chúng ta khác với động vật ở chỗ chúng ta không sinh tồn bằng bản năng, chúng ta có ý thức, có cảm xúc. Và điều khác biệt lớn nhất đó là chúng ta biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau. Lòng nhân ái có thể dễ dàng nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, đó chính là những tình cảm gần gũi giữa những người thân thiết, ruột thịt với nhau: tình mẫu tử, tình anh em, tình bà cháu… Rộng hơn gia đình đó là xã hội.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, đoàn kết, lá lành đùm lá rách. Những người khuyết tật, người nhiễm chất độc màu da cam vốn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Thấu hiểu hoàn cảnh của họ, chúng ta đã lập ra những quỹ vì người khuyết tật, vì nạn nhân chất độc màu da cam nhằm giúp cuộc sống của họ phần nào bớt khó khăn. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Cứ mỗi mùa mưa bão, khi nghe tin nhân dân miền Trung đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, lòng mỗi người con Việt Nam lại quặn thắt xót xa. Và khi ấy, tình đồng bào lại mạnh mẽ, thắm thiết hơn bao giờ hết.
Mỗi người, không phân biệt giàu sang, nghèo hèn đều góp chút của cải, công sức để giúp miền Trung vượt qua khó khăn. Bác Hồ – vị Cha già của chúng ta là người có tấm lòng nhân ái vĩ đại. Bác đã hi sinh cả cuộc đời, hạnh phúc cá nhân vì sự độc lập của dân tộc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Hay mẹ Teresa – một nhân vật nổi tiếng toàn cầu với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong cảnh tuyệt vọng. Sự cống hiến lớn lao và không mệt mỏi của bà đã thay đổi cuộc đời nhiều người và giúp họ có niềm tin vào cuộc sống.
Trong bức thư Einstein gửi con gái, ông cho rằng tình yêu là thứ lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất. Quả thật như vậy, tình yêu thương, lòng nhân ái là sợi dây gắn kết trái tim con người, giúp ta cảm nhận được sự ấm áp, quan tâm sẻ chia. Được che chở bởi lòng nhân ái, ta có thể đối mặt và vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất của cuộc sống. Lòng nhân ái cũng là yếu tố cốt lõi để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, một xã hội phát triển.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lên án, phê phán nghiêm khắc những người sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình yêu thương ngay với chính đồng loại mình. Họ là những con robot lạnh lùng, và sẽ sớm mang bệnh án trái tim rạn vỡ đến hết đời. Mỗi chúng ta hoàn toàn có thể lan tỏa lòng nhân ái bằng những việc làm rất nhỏ hằng ngày. Đó có thể chỉ là một cử chỉ ân cần, sự quan tâm đối với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống hàng ngày. Bằng cách đó, chúng ta đang góp sức mình để làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Hãy để gió thổi đi lòng nhân ái xuất phát từ trái tim, và bạn sẽ thấy cuộc sống này chẳng còn khổ đau hay oán hận gì nữa.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 8
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện và cảm xúc mà chúng ta dành cho nhau, gồm cả cử chỉ, lời nói, hành động. Trong cuộc sống ai cũng có một tấm biết yêu thương, chia sẻ, luôn quan tâm giúp đỡ và cảm thông cho những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Nhưng với một số người vô tâm thì tình yêu thương ấy lại không hiện diện trong con người. Chúng ta luôn cảm thấy đáng thương cho nhưng số phận kém may mắn hơn mình và tìm cách để giúp đỡ, đó là lòng nhân ái.
Nhân ái là tấm lòng thương con người và biết cảm thông, giúp đỡ cho một hoàn cảnh khó khăn nào đó. Trong xã hội luôn có những người tốt với tấm lòng nhân ái luôn biết giúp đỡ và cảm thông cho người khác cho dù mình có đủ điều kiện hay không. Họ sẵn sàng chi tiêu ra một khoảng tiền để đi làm từ thiện – một việc tốt để giúp đỡ người khó khăn. Biết quan tâm, giúp đỡ người khác sẽ tạo được một ánh nhìn tốt về chúng ta, sẽ được yêu quý và tôn trọng hơn trong cuộc sống nếu có tấm lòng nhân ái cao.
Cuộc sống rất cần những tấm lòng nhân ái để có thể lan tỏa yêu thương, cùng san sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và tìm lấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói, lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Nếu so sánh với giá trị văn hoá của một số nước trên thế giới thì lòng nhân ái là một giá trị văn hoá rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Khi đất nước có chiến tranh, lòng nhân ái thể hiện trong ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì cuộc sống yên bình của nhân dân. Khi đất nước hòa bình, lòng nhân ái biểu hiện trong những hành động tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của bom đạn. Điều đó sẽ mang đến sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Chính tinh thần biết tương than tương ái của mọi người giúp sẽ họ vượt qua nỗi đau chiến tranh, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong xã hội ngày nay, lòng nhân ái là những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, thể hiện tinh thần nhân ái giữa con người với con người. Nhân ái là sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ. Nhân ái là tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Là nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn, hoặc đơn giản chỉ là sự thương cảm khi nhìn thấy một hoàn cảnh khó khăn,…chính là biểu hiện sâu sắc của đức tính này.
Thế nhưng một số người lại lợi dụng lòng nhân ái đó để kiếm tiền một cách vô đạo đức. Họ kêu gọi góp tiền để quyên góp cho người nghèo hay có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó là lấy hết số tiền đó để phục vụ cho mục đích của bản thân mà không phải quyên góp cho người nghèo. Họ đã lợi dụng lòng nhân ái của người khác để kiếm tiền. Như vậy là sai và họ đáng bị chê trách từ xã hội.
Có lòng nhân ái thì chúng ta nên thực hiện nó bằng những hành động tốt để giúp đỡ người khác. Nếu không có thì cũng không nên làm việc đáng chê trách như thế. Và lòng nhân ái cũng mang cho ta sự yêu quý và kính mến của mọi người nên hãy phát huy lòng nhân ái có trong mỗi người vì nó sẽ giúp ích cho ta và cả những người xung quanh nữa.
Lòng nhân ái không chỉ ở người với người mà cũng có ở cả người với động vật. Nhiều người họ thấy chó mèo bỏ hoang thật tội nghiệp vì chúng phải tự đi kiếm thức ăn và phải chịu cái lạnh mỗi màn đêm, đôi khi còn bị tấn công từ con người và những con thú lớn hơn. Vì thế họ đã đem những chú chó mèo đó về cưu mang hoặc có thể kêu gọi ai có lòng tốt sẽ cưu mang nhưng chú chó mèo tội nghiệp đó khi họ đang cần nuôi.
Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Lòng nhân ái gắn kết con người với nhau. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Bởi thế, hãy sống trong lòng nhân ái, biết yêu thương, đoàn kết, tương trợ, gắn bó cùng vượt qua khó khăn đạt đến hạnh phúc. Lòng nhân ái chính là sức mạnh giúp con người chiến thắng nghịch cảnh sau khi tất cả đã bất lực hoàn toàn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 3
Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.
Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản thân được thanh thản và yên lòng.
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiết để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.
Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khuất phục trước kẻ thù.
Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền Trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua. Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.
Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chỉ riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 1
Để gắn kết bản thân với xã hội, con người sống rất cần phải có tấm lòng nhân ái. Nhân ái giúp ta nâng cao giá trị của cá nhân mình, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người càng trở nên tốt đẹp. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.
Lòng nhân ái là lòng yêu thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.
Lòng nhân ái là một trong những tiêu chí, là thước đo để đánh giá đạo đức, nhân cách của con người. Thật vậy, từ xưa đến nay, tiền tài, danh vọng, địa vị, tài năng, học thức, không phải là những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người mà chính lòng yêu thương con người. Chính nếp sống đạo đức cao đẹp, biết hi sinh bản thân mình vì người khác mới là nhân tố quyết định, góp phần làm tôn lên giá trị của mỗi người chúng ta. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lep-tôn-xtôi, Maxime Gorki, Puskin đều trở nên vĩ đại là vì từ trong cuộc đời và tác phẩm của họ đều toát lên một tấm lòng yêu thương con người bao la rộng lớn.
Sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác là một lối sống đẹp, được mọi người yêu quý kính trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ. Ngược lại sống ích kỉ chỉ lo nghĩ cho bản thân mình, dửng dưng trước những khổ đau, bất hạnh của người khác chỉ khiến cho mình trở nên tầm thường nhỏ bé, bị mọi người coi thường xa lánh, nào có ích lợi gì.
Yêu thương con người, biết hi sinh quyền lợi của cá nhân mình vì người khác sẽ làm cho tâm hồn ta trở nên cao đẹp, thánh thiện. Và chính lòng yêu thương chân thành đó có sức cảm hóa vô cùng to lớn, nó giúp cho những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.
Lòng nhân ái là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Mỗi người chúng ta hãy biết sống sẻ chia, mở rộng lòng mình ra để cứu giúp những con người nghèo khổ bẩt hạnh, để nâng cao giá trị đời sống của chính mình và làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của lòng nhân ái. Hãy yêu thương con người và làm cho lối sống cao đẹp ấy lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Hãy đề cao tình yêu thương và yêu thương đúng cách. Có như vậy, chúng ta mới tìm thấy được hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc sống này.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 12
Người Việt Nam ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”, đó là những lời răn dạy của cha ông muốn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương lẫn nhau. Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân ái là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp. Nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.
Lòng nhân ái, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất. Lòng nhân ái là sự cho đi mà không cần so đo tính toán thiệt hơn, cũng không mong cầu sẽ được nhận lại, lòng nhân ái đơn giản là những hành động chia sẻ, giúp đỡ và cảm thông lẫn nhau. Lòng nhân ái là biểu hiện của một nhân cách và tâm hồn cao đẹp, đức hạnh của mỗi người, “nhân” là “người”, “ái” là “yêu thương”, “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa những con người với nhau.
Lòng nhân ái luôn có sẵn trong tâm hồn mỗi con người, có chăng là chúng ta đã đánh thức nó dậy hay chưa mà thôi, ai cũng có thể có lòng nhân ái và ai cũng có thể trao đi lòng nhân ái đó dành cho mọi người xung quanh. Không cần phải là những việc làm to tát, lòng nhân ái hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta.Từng lời nói, cử chỉ, hành động và biểu hiện của chúng ta đều có thể là công cụ trao đi lòng nhân ái tới mọi người, đơn giản như giúp đỡ người già đi bộ qua đường lúc đèn đỏ, giúp người hỏng xe giữa đường, cho người khác đi nhờ xe,… đó là một số trong vô vàn những sự việc diễn ra hàng ngày.
Trên phạm vi rộng hơn, lòng nhân ái là khi giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như xây nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt, xây dựng trường học cho các em vùng sâu vùng xa,… Đó là những chương trình, hành động rất thiết thực mà rất nhiều những cơ quan, tổ chức và Nhà nước ta đã và đang thực thi, tất cả vì mục đích trao đi yêu thương, giúp đỡ và sẻ chia mang niềm vui hạnh phúc đến những số phận kém may mắn. Lòng nhân ái giữa đồng bào với nhau chính là sức mạnh giúp đất nước ta trải qua biết bao cuộc chiến tranh, là nền tảng vững chắc đưa nước ta hiên ngang tiến bước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Con người có sự gắn kết và yêu thương lẫn nhau sẽ tạo nên một khối đoàn kết dân tộc vững mạnh và sẽ không có kẻ thù nào có thể xâm phạm tới.Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại những người không có lòng nhân ái, họ chỉ sống cho riêng cá nhân mình, mọi việc làm, suy nghĩ và hành động chỉ cốt lấy lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến người khác. Không những không giúp đỡ những người xung quanh mà còn nhẫn tâm đẩy người khó khăn vào hoàn cảnh bi kịch.
Ví dụ điển hình nhất là những tổ chức cho vay tín dụng đen, chúng lợi dụng sự kém hiểu biết và hoàn cảnh của người khó khăn để mời vay tiền rồi lừa họ vay với mức lãi suất cao ngất ngưởng, phi pháp khiến cho con nợ đã khó khăn càng thêm chật vật, thậm chí khi không có đủ khả năng chi trả, chúng lại gây áp lực, siết nợ, dồn con nợ tới đường cùng. Đó là một trong những biểu hiện của sự vô nhân đạo, trái ngược hoàn toàn với lòng nhân ái, ngoài ra còn nhiều biểu hiện khác như sự vô tâm, vô cảm và thờ ơ giữa những con người với nhau. Con người không có lòng nhân ái chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người.
Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân ái, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển. Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân ái của mình, đem lòng nhân ái của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững.Trong xã hội hiện nay, khi người với người có quá nhiều rào cản để bày tỏ tình cảm và trao đi yêu thương lẫn nhau thì lòng nhân ái chính là điều quan trọng và quý giá nhất để gắn kết cộng đồng.
Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 6
“Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng”, đó là lời bài hát quen thuộc vui tươi, trong trẻo khuyên chúng ta sống trong cuộc đời cần có sự yêu thương. Nếu sống mà không có tình yêu thương, lòng nhân ái thì cuộc đời sẽ lạnh lẽo và vô vị. Vì thế tác giả Tuốc-ghê-nhép đã có bài “Người ăn xin” để thể hiện rõ bài học về lòng nhân ái. Vậy chúng ta có suy nghĩ gì về câu chuyện trên?
Câu chuyện kể về một cậu bé và một người ăn xin đã già yếu. Ông lão chìa tay xin cậu bé, nhưng cậu lại không có gì cho ông. Cậu bèn nắm lấy bàn tay ông một cách run rẩy, chân thật xin lỗi ông, nhưng ông lão không hề giận mà lại cảm ơn cậu bé. Cả hai nhân vật trong câu chuyện này đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó. Vậy đó là gì? Đó chính là lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Vậy thế nào là lòng nhân ái? Lòng nhân ái là lòng yêu thương giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn hơn mình, hoặc đó cũng là sự cảm thông, đồng cảm với một người nào đó. Đây là một cách sống đúng đắn, là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người nên có.
Thế tại sao chúng ta cần phải có lòng nhân ái? Trong cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, bất trắc mà ta không thể lường trước được như bệnh tật, hoàn cảnh khắc nghiệt, làm ăn thua lỗ, bị mất đi người yêu thương hay thiên tai, bệnh dịch. Trong những lúc đó, đau khổ, tuyệt vọng như thế, ai cũng cần được động viên, an ủi, sẻ chia. Như cậu bé trong câu chuyện, ta không nên xa lánh, ghẻ lạnh với người ăn xin vì nếu trong lúc hoạn nạn mà không nhận được sự an ủi ở mọi người thì cuộc sống này sẽ trở nên lạnh lẽo, băng giá chẳng khác nào Bắc Cực.
Hơn nữa, lòng nhân ái đã trở thành truyền thống, đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ lâu. Nhờ thế mà ta mới vượt qua những thiên tai, hiểm hoạ, tường chừng không vượt qua được. Khi giúp đỡ người khác, mình sẽ cảm thấy rất vui trong lòng vì hạnh phúc của người khác cũng là hạnh phúc của mình. Ta không thể là người tốt nếu không có lòng nhân ái vì tình yêu thương chính là thước đo phẩm chất của mỗi con người.
Ngoài ra, lòng nhân ái sẽ làm mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, cuộc sống tràn đầy ý nghĩa hơn. Có rất nhiều hành động thể hiện tình yêu thương ở bản thân. Ta có thể giúp đỡ người ăn xin, như cậu bé trong truyện, đưa em bé bị lạc về nhà, giúp cụ già qua đường, nhường chỗ cho người già, người mang thai và còn nhiều hơn nữa. Đạo lí tốt đẹp này đã được ông cha ta ngợi ca trong những câu thành ngữ, tục ngữ như “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”,… Ngày nay, nước ta cũng thường phát động phong trào giúp đỡ người khó khăn như xoá đói giảm nghèo, kế hoạch nhỏ, nhà tình thương,… Nếu ta có lòng nhân ái thì sẽ được mọi người yêu mến và quí trọng.
Trong thục tế cuộc sống, vẫn còn không ít kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Lối sống ích kỉ ấy rất cần phê phán. Lòng nhân ái không chỉ giới hạn trong nước ta mà là trên toàn thế giới, như thời kì các quốc gia cùng nhau đóng góp giúp đỡ Nhật Bản vượt qua động đất, sóng thần.
Tóm lại, lòng nhân ái là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có. Là một học sinh, em sẽ cổ gắng phát huy phẩm chất này để giúp xã hội trở nên tốt đẹp, ấm áp hơn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 16
Trong tiểu thuyết “Trở lại thiên đường”, nhà văn Việt Quang có viết: “Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục”. Quả đúng như vậy, cuộc sống của con người không thể thiếu đi lòng nhân ái.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là lòng nhân ái. Nhân là người, ái là yêu. Lòng nhân ái chính là tình yêu thương con người, là tình cảm tốt đẹp xuất phát từ trái tim. Có thể nói, lòng nhân ái chính là suối nguồn yêu thương, là cột trụ nâng đỡ thế giới này. Không có lòng nhân ái, sự sống của chúng ta sẽ trở nên ngột ngạt biết bao!
Lòng nhân ái là một tình cảm vô cùng cao quý, nhưng nó không phải là những vì sao xa xôi, những ánh sáng trừu tượng. Tình yêu thương con người thực chất vô cùng đơn giản, nó hiện diện trong từ những hành động rất đỗi giản dị thường ngày: một lời động viên an ủi, một cái nắm tay, một cái ôm ấm áp, một nụ cười dịu dàng, một lời chào nồng ấm, …
Lòng nhân ái nâng đỡ tâm hồn con người. Tình yêu thương khi được trao đi dù là nhỏ nhất cũng không bao giờ lãng phí. Yêu thương giúp cho người nhận được cảm thấy ấm áp, hạnh phúc, tiếp thêm cho con người động lực mỗi khi gặp khó khăn, thất bại. “Tôi luôn luôn bám lấy suy nghĩ rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được điều gì đó bé nhỏ để giảm bớt một phần nỗi thống khổ của nhân loại” (Albert Schweitzer). Tình yêu thương cứu rỗi con người, nó có sức mạnh phi thường, đôi khi nó có thể làm thay đổi cái ác, cái xấu. Lòng nhân ái không chỉ giúp đỡ những người nhận được tình yêu thương, nó còn mang đến hạnh phúc cho người trao đi: “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều” (Rainer Maria Rilke).
Lòng nhân ái hàn gắn thế giới này. Tình yêu thương giữa người với người khiến cho con người đến gần với nhau hơn. Không chỉ gắn kết những cá nhân trong một quốc gia, dân tộc, mà hơn thế nữa, lòng nhân ái kết nối dân tộc này với dân tộc kia. Lòng nhân ái giúp con người được sống trong tình yêu thương, sự san sẻ, đồng cảm, gắn bó chan hòa. Không ai có thể sống đơn độc cả đời, chúng ta dùng tình yêu thương, lòng nhân ái để hòa nhập với cộng đồng, để chung sống với nhau, “đan vào nhau”, “tôn cao nhau” (Hữu Thỉnh). Khi lòng nhân ái chiến thắng, thế giới sẽ không còn tiếng bom đạn, không còn những xung đột, chiến tranh, xã hội sẽ trở nên yên bình, tốt đẹp vô cùng:
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
(“Bài ca mùa xuân 1961”, Tố Hữu)
Thế giới mất đi tình yêu thương cũng giống như Trái Đất mất đi ánh mặt trời, cuộc sống sẽ trở nên lạnh lẽo, u ám biết bao nhiêu! Con người hơn loài vật ở chỗ ta có suy nghĩ, có cảm xúc. Không có tình yêu thương, con người có khác nào con robot vô tri vô giác?
Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân sẵn sàng giúp đỡ những cảnh đời kém may mắn hơn với phương châm “Lá lành đùm lá rách”. Lòng nhân ái có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi rất nhiều những chương trình truyền hình đã được thực hiện nhằm khơi dậy lòng nhân ái của con người như chuyên mục “Việc tử tế” của “Chuyển động 24h”, “Cặp lá yêu thương”, “Lục lạc vàng”, “Điều ước thứ bảy”,… Thông qua đó, rất nhiều hoàn cảnh khó khăn đã được giúp đỡ, thay đổi cuộc đời, và tình yêu thương ngày càng được nhân rộng trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những người vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của con người, chỉ biết nhận mà không muốn cho, tham lam, ích kỉ,… Những con người ấy thật đáng lên án, phê phán.
Cuộc sống này ngắn lắm, hãy trao đi lòng nhân ái ở bất cứ nơi nào bạn đặt chân đến. Đừng ngại yêu thương, bởi bạn sẽ không bao giờ biết được tình yêu của bạn có sức mạnh đến như thế nào đâu. Không cần phải là một bậc vĩ nhân giúp đỡ thế giới này, tình yêu của chúng ta có thế bắt đầu từ những nơi nhỏ bé: từ gia đình, từ làng xóm,… Bạn ơi, đừng quên rằng: “Sự tử tế, dù nhỏ tới thế nào, không bao giờ là lãng phí” (Aesop).
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 14
Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn kết những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam. Lòng nhân ái làm nên đức hạnh ở con người
Lòng Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Lòng nhân ái xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.
Lòng nhân ái luôn sẵn có ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Lòng nhan ái tồn biểu hiện qua từng hành động của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động, hay cũng có thể chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Trong gia đình: Lòng nhân ái biểu hiện qua sự kính trọng, yêu thương lẫn nhau của các thành viên. Thế hệ đi trước có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thế hệ sau chu toàn. Thế hệ đi sau có bổn phận phụng dưỡng, cung kính, tri ân các thế hệ đi trước. Bởi họ đã có công dưỡng dục và để lại các thành quả lao động. Hình thái gia đình, xã hội Việt Nam là biểu hiện sâu sắc của lòng nhân ái. Hầu hết các gia đình, nhiều thế hệ chung sống với nhau. Truyền thông đó tạo ra một môi trường mang tính cộng đồng và mang tính tương trợ rất cao. Đó là điều mà trong xã hội các nước phương Tây ít có.
Ngoài xã hội: Lòng nhân ái là những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn. Có biết bao việc làm thấm đẫm tinh thần nhân ái của con người. Nhân ái là sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ. Nhân ái là tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn,… chính là biểu hiện sâu sác của đức tính này. Cuộc sống luôn cần có những tấm lòng nhân ái để cùng san sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và tìm lấy cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm: lòng nhân ái biến thành tinh thần yêu nước, thương dân. Vì căm ghét kẻ thù mà quyết đánh giặc để bảo vệ non sông đất nước. Lòng nhân ái trở thành lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo cao cả. Khi đất nước hòa bình: lòng nhân ái biểu hiện trong những hành động tương thân, tướng ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Nó chính là các hành động cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Chính lòng nhân ái của mọi người giúp họ vượt qua nghịch cảnh xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có thể nói, tình yêu thương con người là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, lòng nhân ái có những nội dung mới. Song về cơ bản, nó vẫn giữ được nét đặc sắc riêng. Nếu so sánh với giá trị văn hoá của một số nước trên thế giới thì lòng nhân ái là một giá trị văn hoá rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Lòng nhân ái gắn kết con người với nhau. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ .
Luôn biết rèn luyện, trau dồi nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp. Luôn yêu thương, đồng cảm, sẻ chia đối với những số phận bất hạnh trong cuộc sống. Tuyên dương, ca ngợi những hành động giàu lòng nhân ái. Kêu gọi cộng đồng gắn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhâu để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, tội ác sẽ không còn nếu mỗi chúng ta đều sống bằng tình yêu thương con người tha thiết.
Tuy nhiên trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình. Họ không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình. Họ sống vụ lợi, ích kỉ, thờ ơ với nỗi khổ đau, mất mát của người khác. Những người như thế thật đáng chê trách. Sống phải biết yêu thương và trân trọng người khác. Biết yêu thương người khác là yêu thương chính cuộc sống của mình. Là học sinh phải chăm chỉ học tập, rèn luyện mình trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Lòng nhân ái, tình thần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn. Bởi thế, hãy biết yêu thương và sống vì người khác để cuộc sống ngày càng tốt đệp hơn, hạnh phúc hơn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 15
Những nỗi bất hạnh ở trên đời, ngay từ những thời cổ đại xa xưa, đã được các triết gia ví như “những bóng đen trên một bức hoạ: chúng càng làm cho các màu sắc nổi bật” – các màu sắc ở đây tượng trưng cho hạnh phúc.
Những nguyên nhân của chúng có thể là: sự mất mát một người thân (từ biệt), sự đau khổ về tinh thần (sự chia ly), hoặc về thể xác (bệnh tật), sự nghèo khổ, sự ngu dốt, sự lệ thuộc kẻ khác, sự thù hận, lòng vị kỷ, v.v. Có những nguyên nhân không tuỳ thuộc vào con người, như cái chết, và ở một mức độ thấp hơn, tật bệnh, nhưng tất cả các nguyên nhân khác đều tùy thuộc vào con người và nhất là vào quan hệ giữa người này với người khác, bởi vì con người không thể nào sống một mình và sung sướng một mình được. Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người khác ở xung quanh, về mặt vật chất cũng như tinh thần.
Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỷ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh. Người có lòng nhân ái không vậy. Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng nhân ái như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại.
Lòng nhân ái là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng nhân ái là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người. Không chỉ là sự mở rộng tấm lòng sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác mà còn là sự ân cần giúp đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lạc sửa chữa lỗi lầm; còn là sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác để họ cũng có cuộc sống tốt đẹp như mình. Vị tha còn là sự nhìn nhận đánh giá con người, đối xử với họ không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái. Nó ngược lại với lòng ích kỷ, ích kỷ là thái độ sống vì minh, không quan tâm đến người khác mà chỉ “chăm chăm” lo cho lợi ích bản thân.
Nếu như những người ích kỷ, nhỏ nhen chỉ biết đến bản thân mình, lo cho những lợi ích trước mắt thì lòng nhân ái cho phép người ta luôn mở rộng lòng mình che chở cho người khác tha thứ lỗi lầm và tạo điều kiện cho họ sửa chữa, có thể nói, lòng nhân ái chính là cốt lõi đạo đức thôi thúc chúng ta làm những việc vì hạnh phúc của người khác, nó cho phép ta sống có lí tưởng hơn. Lòng nhân ái mang lại niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn còn sự ích kỷ chỉ mang lại cho chúng ta nỗi lo lắng và phiền muộn trong tiềm thức. Lòng nhân ái mang đến sự dũng cảm. Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng nhân ái như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại. Phải sống trong sự ích kỷ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì những toan tính nhỏ nhặt.
Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỷ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh. Lòng nhân ái là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng nhân ái là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người.
Lòng nhân ái đem đến cho ta những người bạn mới cùng sự chân thành và cởi mở, ích kỉ là biểu hiện của một tâm hồn hèn nhát, luôn lo sợ cho bản thân. Ích kỉ chỉ mang đến sự dối trá, nhỏ nhen cùng với sự ra đi của những tình cảm con người tốt đẹp. Trong cuộc sống, tính ích kỉ và lòng nhân ái có biểu hiện phong phú. Đơn giản chỉ là việc ai đó hỏi mượn bạn thứ đồ dùng học tập nào đó. Những cách ứng xử khác nhau sẽ cho thấy bạn là người như thế nào.
Người ích kỷ thường suy nghĩ trước sau điều lợi – hại đối với bản thân, và kết quả là vì nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ nghĩ đến mình mà sẽ không giúp đỡ một ai cả. Người có lòng nhân ái không vậy. Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng nhân ái như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại. Phải sống trong sự ích kỷ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì những toan tính nhỏ nhặt.
Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người khác ở xung quanh, về mặt vật chất cũng như tinh thần. Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỷ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh. Lòng nhân ái là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng nhân ái là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người. Không chỉ là sự mở rộng tấm lòng sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác mà còn là sự ân cần giúp đỡ tạo điều kiện cho những người lầm lạc sửa chữa lỗi lầm; còn là sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người khác để họ cũng có cuộc sống tốt đẹp như mình.
Người ta sẽ không ngần ngại mà đưa cho bạn mình, không hề toan tính. Nếu không may vật đó có bị hỏng hóc thì cũng không vì thế mà trách mắng bạn của mình, vẫn sẵn sàng bỏ qua cho họ. Nhiều hơn thế, cuộc sống còn biết bao điều lớn lao đòi hỏi con người ta có lòng bao dung độ lượng không chỉ mang lại hạnh phúc và niềm vui cho người khác mà còn là cách dễ bản thân sống tốt hơn, vui sống hơn. Nếu cuộc sống có lòng nhân ái như mảnh đất tối tươi và tràn trề sức sống thì tính ích kỉ chỉ giống như một sa mạc cát mênh mông, khô cằn và bỏng rát, nơi sự sống và sức sống khó lòng tồn tại. Phải sống trong sự ích kỷ, con người sớm hay muộn cũng sẽ thấy mệt mỏi vì những toan tính nhỏ nhặt.
Con người sống trong một xã hội luôn luôn cần đến sự giúp đỡ của những người khác ở xung quanh, về mặt vật chất cũng như tinh thần. Bởi vậy cho nên, con người cần có lòng bác ái và vị tha vì lòng ích kỷ trước sau chỉ mang đến cho họ những nỗi bất hạnh. Lòng nhân ái là thái độ sống vì người khác. Đó là một đức tính tích cực cho phép con người ta có được một tầm nhìn xa hơn là những quyền lợi trước mắt – đôi khi là rất nhỏ bé của mình dễ nghĩ đến quyền lợi người khác. Có thể nói lòng nhân ái là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người.
Lòng nhân ái và sự ích kỷ là hai mặt đối lập nhưng luôn song song tồn tại. Hãy biết vượt qua sự ích kỷ nhỏ nhen để sống chan hòa, thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Lòng nhân ái giúp con người sống chan hòa, hiểu biết và gắn bó với nhau hơn, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đầy tình người, xây dựng một thế giới hòa bình bền vững.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 13
Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện và cảm xúc mà chúng ta dành cho nhau, gồm cả cử chỉ, lời nói, hành động. Trong cuộc sống ai cũng có một tấm biết yêu thương, chia sẻ, luôn quan tâm giúp đỡ và cảm thông cho những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. Nhưng với một số người vô tâm thì tình yêu thương ấy lại không hiện diện trong con người. Chúng ta luôn cảm thấy đáng thương cho nhưng số phận kém may mắn hơn mình và tìm cách để giúp đỡ, đó là lòng nhân ái.
Nhân ái là tấm lòng thương con người và biết cảm thông, giúp đỡ cho một hoàn cảnh khó khăn nào đó. Trong xã hội luôn có những người tốt với tấm lòng nhân ái luôn biết giúp đỡ và cảm thông cho người khác cho dù mình có đủ điều kiện hay không. Họ sẵn sàng chi tiêu ra một khoảng tiền để đi làm từ thiện – một việc tốt để giúp đỡ người khó khăn. Biết quan tâm, giúp đỡ người khác sẽ tạo được một ánh nhìn tốt về chúng ta, sẽ được yêu quý và tôn trọng hơn trong cuộc sống nếu có tấm lòng nhân ái cao.
Cuộc sống rất cần những tấm lòng nhân ái để có thể lan tỏa yêu thương, cùng san sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và tìm lấy cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể nói, lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta. Nó đã tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn truyền thống Việt Nam. Nếu so sánh với giá trị văn hoá của một số nước trên thế giới thì lòng nhân ái là một giá trị văn hoá rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Khi đất nước có chiến tranh, lòng nhân ái thể hiện trong ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì cuộc sống yên bình của nhân dân. Khi đất nước hòa bình, lòng nhân ái biểu hiện trong những hành động tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả của bom đạn. Điều đó sẽ mang đến sự cảm thông chia sẻ, giúp đỡ những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống. Chính tinh thần biết tương than tương ái của mọi người giúp sẽ họ vượt qua nỗi đau chiến tranh, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.Trong xã hội ngày nay, lòng nhân ái là những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, thể hiện tinh thần nhân ái giữa con người với con người. Nhân ái là sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ. Nhân ái là tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Là nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn, hoặc đơn giản chỉ là sự thương cảm khi nhìn thấy một hoàn cảnh khó khăn,…chính là biểu hiện sâu sắc của đức tính này.
Có lòng nhân ái thì chúng ta nên thực hiện nó bằng những hành động tốt để giúp đỡ người khác. Nếu không có thì cũng không nên làm việc đáng chê trách như thế. Và lòng nhân ái cũng mang cho ta sự yêu quý và kính mến của mọi người nên hãy phát huy lòng nhân ái có trong mỗi người vì nó sẽ giúp ích cho ta và cả những người xung quanh nữa. Lòng nhân ái không chỉ ở người với người mà cũng có ở cả người với động vật. Nhiều người họ thấy chó mèo bỏ hoang thật tội nghiệp vì chúng phải tự đi kiếm thức ăn và phải chịu cái lạnh mỗi màn đêm, đôi khi còn bị tấn công từ con người và những con thú lớn hơn. Vì thế họ đã đem những chú chó mèo đó về cưu mang hoặc có thể kêu gọi ai có lòng tốt sẽ cưu mang nhưng chú chó mèo tội nghiệp đó khi họ đang cần nuôi.
Thế nhưng một số người lại lợi dụng lòng nhân ái đó để kiếm tiền một cách vô đạo đức. Họ kêu gọi góp tiền để quyên góp cho người nghèo hay có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó là lấy hết số tiền đó để phục vụ cho mục đích của bản thân mà không phải quyên góp cho người nghèo. Họ đã lợi dụng lòng nhân ái của người khác để kiếm tiền. Như vậy là sai và họ đáng bị chê trách từ xã hội.
Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này. Lòng nhân ái gắn kết con người với nhau. Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm động viên và an ủi lớn đối với họ.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Bởi thế, hãy sống trong lòng nhân ái, biết yêu thương, đoàn kết, tương trợ, gắn bó cùng vượt qua khó khăn đạt đến hạnh phúc. Lòng nhân ái chính là sức mạnh giúp con người chiến thắng nghịch cảnh sau khi tất cả đã bất lực hoàn toàn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 10
Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây chính là cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có lẽ yêu thương chính là hạnh phúc lớn nhất của con người!
Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm được vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả hai phía.
Người cho đi yêu thương được nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại được tình từ người mình vừa trao tặng. Người được nhận yêu thương thì có thể nhận được nhiều. Đối với một đứa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bên bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn được từ đâu nữa? hạnh phúc sẽ không thể tồn tại được nữa!
Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại được tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!
Với tuổi trẻ hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa giao tiếp con người càng rộng thì lòng yêu thương cần được mở rộng ra hơn, đó là động lực để chúng ta hợp tác cùng nhau nâng cao hiểu biết, tích cực cải thiện cuộc sống con người, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những nghi kỵ. Tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh và giàu mạnh.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 5
Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người. Từ bao đời nay, ông bà ta đều luôn cố gắng răn dạy con cái sống là cần phải có lòng yêu thương, nhân ái, biết giúp đỡ mọi người.
Nhân ái là gì? Nhân là người, ái là ái mộ, yêu thương. Nhân ái tức chỉ tình yêu thương của con người với con người, là những tình cảm chân thành mà họ dành cho nhau trong những lúc hoạn nạn khó khăn, hay trong cuộc sống đời thường. Những điều ấy thường xuất phát từ tấm lòng chính nghĩa, nhân hậu của họ, khi trao đi lòng tốt thường không mưu cầu được đền ơn báo nghĩa.
Lòng nhân ái là biểu hiện của một con người có đạo đức, phẩm chất tốt đẹp. Dẫu biết có rất nhiều người giàu có, mạnh khỏe nhưng bên cạnh đó, còn có rất nhiều cá nhân, gia đình gặp khó khăn. Vậy khi gặp người nghèo, ủng hộ cho họ một chút tiền hay thức ăn, đó là lòng nhân ái. Lòng nhân ái được nhân rộng ra nhiều hơn khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ tình cảm, may mắn và hạnh phúc cho nhiều người hơn nữa. Bởi vậy, hàng năm có rất nhiều các quỹ từ thiện, hội khuyến học được thành lập, huy động nhằm giúp đỡ trẻ em nghèo hiếu học. Đó là nhờ có tấm lòng nhân ái của những con người tốt bụng. Đặc biệt hơn nữa là quỹ hỗ trợ mổ tim cho trẻ em bị mắc bệnh tim bẩm sinh hay bị hở hàm ếch mang tên Quỹ Nhân ái. Thông qua các chương trình ấy, đã có rất nhiều em nhỏ được trao một trái tim khỏe mạnh, mang đến cho các em nụ cười, cơ hội để thay đổi cuộc sống.
Đất nước ta trải qua biết bao khó khăn, gian khổ để dành được độc lập thống nhất. Tuy khó khăn, nghèo đói nhưng đồng bào ta vẫn luôn phát huy tấm lòng nhân ái. Cưu mang các anh bộ đội cụ Hồ bằng những bữa cơm tuy thiếu thốn nhưng tràn đầy tình cảm. Chia đôi sẻ nửa chiếc chăn mỏng manh để vượt qua những tháng ngày khắc nghiệt. Nếu không có được những tinh thần, hành động ấy, chắc có lẽ nhân dân ta đã không có được tinh thần đoàn kết mạnh mẽ như vậy để đánh tan giặc thù.
Lòng nhân ái sẽ giúp đỡ được rất nhiều người. Dù mỗi người chỉ đóng góp rất nhỏ bằng những hành động của mình nhưng cũng đối với người nhận, nó sẽ có những tác động, điểm tựa tinh thần to lớn. Tuy nhiên, lòng nhân ái trong xã hội hiện đại đang có nguy cơ bị lợi dụng, cũng có nhiều người thờ ơ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mà bỏ qua những lợi ích tập thể, họ lo sợ bị liên lụy khi giúp đỡ một người bị nạn. Cũng có rất nhiều người lợi dụng lòng nhân ái của người tốt để làm việc xấu, lấy tiền được trợ giúp để ăn tiêu, bài bạc, không chịu làm việc. Những hành động ấy sẽ có tác động tiêu cực đến những cá nhân có lòng tốt, hảo tâm. Thái động sống như vậy nhất định cần được sửa chữa đẩy lùi trong cuộc sống.
Hãy cùng nhau nắm chặt tay nhau, tạo nên một cộng đồng văn minh giàu lòng nhân ái, biết tương thân tương hỗ lẫn nhau để cuộc sống của mọi người đều trở nên tốt đẹp hơn.
Bài văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái số 9
Cuộc sống như một bức tranh lớn có nhiều mảnh ghép mỗi người là một mảnh ghép và lòng nhân ái chính là một chất kết dính gắn liền mọi người lại với nhau. Và quả thật lòng nhân ái là một trong những điều cần thiết ở một con người.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu được lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “Nhân”chính là người và “Ái” được hiểu theo nghĩa đó chính là yêu thương. Nhân ái tựu chung lại đó chính là tình yêu thương giữa người với người. Hơn nữa nhân ái cũng chính là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Những thứ tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, dường như cũng lại không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi chúng ta cũng nên biết rằng chính đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.
Qủa thật khi nói đến lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó dường như cũng sẽ tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Ta có thể thấy được từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Cho dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.
Trong cuộc sống thì mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích như thật gắn kết như lại đã kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Ta dường như cũng biết được không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Chính vì vậy mà mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.
Người xưa đã có những câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” như nói về lòng nhân ái, sự thương người. Ta dường như cũng đã biết được chính tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiêt để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau. Đất nước hình chữ S ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Và để có được sự thái bình cũng như là một thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Chính những sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương thân tương ái không khất phục trước kẻ thù để có thể giành chiến thắng.
Dễ dàng nhận thấy rằng cứ hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Vẫn còn đó những đau thương nhân dân miền trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Và dường như cũng không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua.
Để có thể cùng đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức cũng như các quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống. Hiện nay ta như thấy được xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ rất cần sự san sẻ, và cả những giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.
Qủa thật chính lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Và cho dù đó cũng chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm đọng viên và an ủi lớn đối với họ . Bên cạnh đó trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Khi chúng ta làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình.
Tóm lại thì chính lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn. Để cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp thì cần phải có những tấm lòng tương thân tương ái.
Có thể bạn thích: