Truyện ngắn “Bến quê” in trong truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện “Bến quê” gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. Truyện thành công trong việc tạo dựng tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư, hình ảnh mang tính biểu tượng. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Bến quê” hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.
Bài soạn “Bến quê” số 6
Câu 1. Truyện ngắn Bến quê tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào ? Hãy chỉ ra những nghịch lí trong tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó.
Trả lời:
Tình huống truyện chính là cảnh ngộ éo le, ngặt nghèo của nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, không thiếu một xó xỉnh nào, vậy mà đến cuối đời Nhĩ lại bị buộc chặt trên giường bởi một căn bệnh quái ác khiến anh gần như liệt toàn thân, và sự sống của Nhĩ đã gần như cạn kiệt. Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những điều nghịch lí trong cảnh ngộ của nhân vật : Là người từng đi khắp thế giới, nhưng Nhĩ lại chưa từng đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông ; từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất, nhưng nay lại không thể nhích thân mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh ; đứa con trai mà anh nhờ thay mình thực hiện điều khao khát là đặt chân lên bờ bãi bên kia sông thì lại mải mê sa vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố, có thể lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày.
Đưa ra những nghịch lí ấy, nhà văn muốn phát hiện những quy luật của đời sống và chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời con người.
Câu 2. Phân tích bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở phần đầu của truyện (từ “Ngoài cửa sổ” đến “ngay trước cửa sổ nhà mình”). Chú ý : Bức tranh ấy được miêu tả qua cái nhìn của ai ? Đường nét, màu sắc của cảnh vật được miêu tả tinh tế, gợi cảm như thế nào và gợi ra tâm trạng gì của người quan sát ?
Trả lời:
Cảnh vật được miêu tả theo cái nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu và bề rộng : từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và sau cùng là bãi bồi bên kia sông.
Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, qua cái nhìn của Nhĩ, hiện ra với vẻ đẹp riêng và chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra ; vòm trời như cao hơn. Không gian và những cảnh sắc vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Cái nhìn ấy thể hiện niềm tha thiết với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị mà sâu xa của thiên nhiên, của quê hương ở nhân vật Nhĩ.
Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết sau trong truyện : bãi phù sa màu mỡ bên kia sông, bờ đất lở dốc đứng ở bên này sông, đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế bên hè phố ?
Trả lời:
Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Muốn hiểu được nghĩa biểu tượng thì cần đặt hình ảnh, chi tiết trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm, đặc biệt là với chủ đề và tư tưởng của truyện, rộng ra còn phải liên hệ với các biểu tượng gần gũi đã có trong văn học, trong văn hoá.
Ví dụ, hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện có liên quan mật thiết với nhan đề tác phẩm Bến quê, mang ý nghĩa biểu tượng cho những vẻ đẹp và giá trị gần gũi, giản dị mà sâu xa, bền chặt của quê hương, của cuộc sống bình dị và vĩnh hằng. Hình ảnh bờ đất lở dựng đứng và tiếng những tảng đất lở đêm đêm đổ ụp xuống lòng sông gợi ý nghĩa biểu tượng về sự bất trắc trong cuộc đời con người và sự sống mong manh, ngắn ngủi của Nhĩ trong những ngày ít ỏi còn lại.
(Em tự phát hiện ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết còn lại.)
Câu 4. Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với một vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết đó.
Trả lời:
Em đọc lại đoạn kết của truyện để nhận ra sự khác thường và thái độ vội vã, khẩn thiết của nhân vật Nhĩ thể hiện trong tư thế, hành động. Hành động của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng, thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Câu 5. Truyện Bến quê chứa đựng những suy ngẫm, triết lí gì của tác giả về con người và cuộc đời ? Hãy nêu cảm nghĩ của em về những điều nhà văn suy ngẫm, triết lí.
Trả lời:
Truyện ngắn này chứa đựng nhiều suy ngẫm, triết lí của Nguyễn Minh Châu về đời người, là kết quả của sự chiêm nghiệm thấm thìa, sâu sắc của tác giả. Có thể nêu một số ý sau :
– Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của mỗi con người.
– Cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, nhất là khi còn trẻ. Chỉ đến khi đã từng trải hoặc ở một cảnh ngộ khác thường nào đó, người ta mới nhận thức được những giá trị đích thực của cuộc sống, những giá trị ấy thường giản dị và bền vững, lại ở gần gũi quanh ta. Nhưng thường thì khi nhận thức được điều đó, con người lại không còn mấy thời gian và sức lực để đạt tới nó.
(Em có thể phát hiện thêm những triết lí khác trong truyện. Em cần nêu cảm nghĩ về những suy ngẫm, triết lí của tác giả một cách chân thực, tự nhiên.)
Câu 6. Em hiểu như thế nào về tên truyện Bến quê, khi đối chiếu với nội dung thiên truyện ?
Trả lời:
Đối chiếu với nội dung truyện, tên truyện Bến quê có thể gợi ra nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như:
– Quê hương, gia đình là nơi lưu giữ những vẻ đẹp, những giá trị bền vững, sâu xa, là chỗ dựa, bến đỗ bình yên cho cuộc đời mỗi con người, dù có bôn ba đi khắp mọi phương trời.
– “Bến quê” không chỉ mang ý nghĩa cụ thể về không gian thân thuộc của quê hương, mà còn là biểu tượng cho những giá trị gần gũi, vững bền, thân thuộc và giản dị đối với mỗi con người, mà nhiều khi người ta thường vô tình bỏ qua, không biết trân trọng nó.
Bài soạn “Bến quê” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
Những tác phẩm: “Dấu chân người lính” (tiểu thuyết), “Những vùng trời khác nhau” (tập truyện ngắn) được xem là những bài ca chiến trận thấm đượm chất sử thi và màu sắc lãng mạn.
Sau năm 1975, các tác phẩm: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Bến quê” “Cỏ lau” là những thành công về tìm tòi đổi mới trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu. Thân phận, sô’ phận con người, những mơ ước bình dị, cuộc sống quanh ta, những vui buồn, ánh sáng và bóng đcn, v.v… được ông nói đến với bao khơi gợi, rất nhân bản, đầy tình người. Trang văn Nguyễn Minh Châu giàu ý vị triết lí và đa nghĩa.
2. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Bến quê’” in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.
Nội dung: Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: trang 106 sgk Ngữ văn 9 tâp 2
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Bài làm:
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt. Từng di khắp nơi, về cuối đời Nhĩ lại bị cột chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển được, vợ phải bón cho từng thìa,nhửa mặt như một đứa trẻ để vợ lau cằm, lau miệng.
Xây dựng tình huống truyện như vậy tác giả nhằm từ những chiêm về cuộc sống của nhân vật dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của con người.
Câu 2: trang 107 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, khi nằm trên giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy gì qua khung cửa sổ và anh đã khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Trong buổi sáng đầu thu, khi sắp từ giã cõi đời, Nhĩ bỗng phát hiện ra những vẻ đẹp mà trước đây, dù có điều kiện đi khắp thế giới, anh đã không thể nhận thấy được:
Một không gian có chiều sâu và bề rộng mở ra trước mắt nhân vật: từ những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
Những cảm xúc tinh tế được cảm nhận từ: những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông…”.
Khao khát của nhân vật đó là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át.
Câu 3: trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.
Bài làm:
Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Nếu như để xây dựng lên một tính huống truyện độc đáo các tác giả khác xây dựng nhân vật nhân vật rơi vào hoàn cảnh hiểm nghèo để từ đó khát vọng sống sẽ trỗi dậy nhưng Nguyễn Minh Châu đã khai thác tình huống này theo một hướng khác. Ông đã xây dựng lên nhân vật trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy có suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc. Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình. Trong con mặt của một người sắp từ giã cõi đời, cảnh vật trước mắt bỗng đẹp và đáng yêu kỳ lạ. Hình ảnh người vợ gầy guộc với bàn tay chan chứa yêu thương đã trở thành “nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”. Sự thức nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông được tô đậm thêm qua hình ảnh của đứa con – trong hoàn cảnh bình thường – còn mải chơi và thấy bãi bồi bên kia sông chẳng có gì hấp dẫn. Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.
Câu 4: trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy
Bài làm:
Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường : ‘’’Anh cố thu nhặt chút sức cuối dùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài nào đó’’. Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày, thế những qua suy nghĩ của Nhị trước đó, ta lại nhận ra một ý nghĩa khác : đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái ‘’’vòng vèo, chùng chình’’ để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
Câu 5: trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhiều hình ảnh chi tiết trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. ( Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên sông, bờ sông bên này bị sụt lở, chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cờ thế…)
Bài làm:
Trong truyện ngắn này, hầu như các hình ảnh đều mang tính đa nghĩa, vừa là nghĩa thực vừa là nghĩa biểu tượng.
Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương, xứ sở.
Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này ụp vào giấc ngủ của Nhị lúc gần sáng, gợi tả ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhị đã ở vào những ngày cuối cùng.
Đứa con trai ham chơi gợi về suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống con người. – Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu hiện (đã phân tích ở câu 4).
Câu 6: trang 108 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.
Bài làm:
Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ: “Không khéo rồi thằng con trai lại trễ mất chuyển dò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh đửợc những cái điều vòng vèo hoặc chủng chình, vả lại nó dã thấy có cái gì đáng hấp dần ở bên kia sông đáu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chăn trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thẩy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi án hận đau đời, lời lẽ không bao giờ giải thích kết”. Từ những dòng suy nghĩ đó ta hiểu được trong cuộc đời, con người thường khó tránh khỏi những điều “vòng vèo, chùng chình”, đồng thời thức tỉnh về nhừng giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sông ở những cái rất gần gũi, bình thường mà bền vững.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Trang 108 sgk Ngữ Văn 9 tập hai
Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.
Bài làm:
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở đoạn đầu: miêu tả thiên nhiên thể hiện tâm lí nhân vật. Những bông bằng lăng tuy mới nở nhưng màu sắc đã nhợt nhạt, “đã sắp lập thu” → mọi thứ đều mang vẻ buồn bã sắp tàn.
Bài tập 2: trang 108 sgk Ngữ Văn 9 tập hai
Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chúng chính, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn lời lẽ không bao giờ giải thích hết.
Nêu cảm nghĩ của em vè đoạn văn trên.
Bài làm:
Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ. Bằng chính trải nghiệm của bản thân mình, nhân vật Nhĩ đã rút ra được những chân lí quý giá cho chính bản thân mình và cũng là bài học cho đứa con trai. Những chùng chìn, cán dỗ mà người con trai phải gặp phải trên đường đời không đơn giản chỉ như ván cờ kia mà nó là những cán dỗ mà nếu như chúng ta không cẩn thận tỉnh táo, chúng ta sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy của sự ham muốn xa vời đang lôi cuốn, đang lấn át. Nhĩ đi rất nhiều nơi, đặt chân tới nhiều vùng miền nhưng mong ước cuối đời lại là khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị người ta bỏ qua hay lãng quên khi những ham muốn xa vời không thực tế.
Bài soạn “Bến quê” số 1
Bố cục
– Phần 1 (từ đầu … trước cửa sổ nhà mình): Tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên
– Phần 2 (tiếp … lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ): Hành trình sang bên kia sông của Tuấn
– Phần 3 (còn lại): Chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến
Câu 1 (trang 107 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Nhân vật Nhĩ có hoàn cảnh đặc biệt:
Từng đi khắp nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại gắn chặt với giường bệnh bởi căn bệnh hiểm nghèo, nên không thể tự mình dịch chuyển được
– Nhĩ phát hiện vùng đất bên kia đẹp, bình yên thì không có khả năng chạm tới
– Đặt nhân vật vào tình huống nghịch lý ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc trải nghiệm về cuộc đời
– Cuộc sống và số phận con người chứa đựng nhiều điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, hiểu biết và dự tính của con người
– Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình, và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp gần gũi, như cái bãi bôi bên kia sông, người vợ tần tảo, giàu tình yêu, đức hi sinh tới khi giã biệt cuộc đời Nhĩ mới cảm nhận được
Câu 2 (trang 107 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Qua khung cửa sổ, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp trước đây dù có đi khắp nơi trên thế giới, anh cũng không thấy được
– Không gian có chiều sâu và bề rộng: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng màu đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông
– Cảnh đẹp bình dị gần gũi ngay xung quanh Nhĩ nhưng phải tới cuối đời, khi nằm trên giường bệnh anh mới nhận ra
– Nhĩ khao khát đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, những giá trị thường bị bỏ quên
→ Sự thức tỉnh xen lẫn với ân hận, xót xa của Nhĩ
Câu 3 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Ngòi bút miêu tả tâm lý Nguyễn Minh Châu tinh tế, giàu tinh thần nhân đạo
– Tác giả đặt nhân vật vào vào tình huống ngặt nghèo để nhân vật suy ngẫm, tự trải nghiệm về cuộc đời với những suy nghĩ sâu sắc về bản thân mình
– Nhĩ suy nghĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những người cụ thể như vợ, con, chính cuộc đời mình
+ Mọi cảnh vật trước mắt Nhĩ trở nên đẹp, khi Nhĩ sắp từ giã cõi đời
+ Hình ảnh người vợ gầy guộc với sự tần tảo là ” nơi nương tựa” cho cả gia đình
+ Sự thức tỉnh của Nhĩ về vẻ đẹp bên kia bãi bồi tô đậm hình ảnh đứa con mải chơi không thấy bãi bồi hấp dẫn
+ Là tình yêu với cuộc sống, được trải nghiệm qua cuộc đời nhiều thăng trầm
– Nhĩ suy nghĩ về Liên: anh nhận ra tất cả sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ
– Nhĩ khao khát được đặt chân tới bãi bồi bên kia sông
Câu 4 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Kết truyện tác giả miêu tả chủ yếu về chân dung, cử chỉ nhân vật với vẻ khác thường.
– “Anh cố thu nhặt mọi sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát”
→ Hành động chứng tỏ sự khẩn thiết, muốn ra hiệu cho đứa con mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày
– Có một ý nghĩa khác: muốn thức tỉnh mọi người về những cái “vòng vèo, chùng chình” để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản gị, gần gũi, bền vững
Câu 5 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Các hình ảnh trong bài mang tính đa nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:
– Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc rộng ra là quê hương, xứ sở
– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… có ý nghĩa nhân vật Nhĩ đang đi tới những ngày cuối cùng
– Đứa con trai ham chơi gợi ý nghĩa về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người
– Hành động, cử chỉ Nhĩ cuối truyện thể hiện sự thức tỉnh cũng như nguyện vọng của Nhĩ muốn con thực hiện ước nguyện của mình
Câu 6 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Chủ đề truyện thể hiện trong đoạn văn: “Trong cuộc sống, con ngừơi thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững.”
– Tác giả nhắc nhở con người cần thức tỉnh để nhìn nhận đúng đường hướng cần phải đi
– Khẳng định giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại trong những điều bình dị, gần gũi nhất
Luyện tập
Bài 1 (108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu đặc sắc:
– Hình ảnh thiên nhiên giàu tính biểu tượng
+ Những bông hoa bằng lăng đậm sắc hơn giống như chút sức lực cuối cùng của Nhĩ cố đặt chân tới bãi bồi bên kia sông
+ Vẻ đẹp thiên nhiên đẹp đẽ giàu màu sắc trữ tình, qua hình ảnh bãi bồi bên kia sông, thể hiện tình yêu tha thiết của nhân vật Nhĩ với quê hương
Bài 2 (Trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Đoạn văn trên gửi gắm tâm tư của tác giả về triết lý cuộc đời qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Dòng suy nghĩ đánh thức trong lòng người đọc về nghịch lý cuộc sống. Con người ta không thể thoát khỏi những chùng chình, vòng vèo khiến ta quên lãng đi giá trị hạnh phúc, lâu bền ở ngay cạnh ta. Tuổi trẻ, ai cũng chăm chăm kiếm tìm giá trị hạnh phúc ở nơi xa mà không nhận ra rằng chính quê hương, gia đình là giá trị, vẻ đẹp đích thực. Tới khi nhận ra được chân lí này thì cũng đã muộn.
Ý nghĩa – Giá trị
– Về nội dung: Học sinh cảm nhận, phân tích được những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, đồng thời biết thức tỉnh, trân trọng giá trị của những vẻ đẹp bình dị ngay cạnh ta, tôn trọng giá trị cuộc sống gia đình.
– Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng và cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật trong ngòi bút của tác giả.
Bài soạn “Bến quê” số 3
I. Vài nét về tác giả
– Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
– Quê quán: làng Văn Thai (tên nôm là làng Thơi), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung
+ Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh sau đó gia nhập quân đội, học trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn
+ Năm 1961 ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn
+ Năm 1962 ông về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội
+Năm 1972 ông đã được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam
Các tác phẩm tiêu biểu: Chiếc thuyền ngoài xa, Dấu chân người lính, Bến quê…
– Phong cách sáng tác:
+ Ra khỏi cuộc chiến tranh, Nguyễn Minh Châu vẫn phát huy tính chiến đấu của ngòi bút, viết về những âm vang chiến trận, bao quát cả những vấn đề dân sự qua cảm hứng của một người lính đầy trải nghiệm.
II. Tác phẩm:
Truyện ngắn “Bến quê’” in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985.
Qua nhân vật Nhĩ, một người từng trải đang ốm nặng, sắp lìa đời, tác giả gửi gắm bao suy ngẫm cảm động về con người về cuộc đời, thức tỉnh lương tri đồng loại không nên sống dửng dưng, hờ hững mà phải biết trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
III. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 – Trang 107 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
Trả lời Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt:- Từng đi khắp nơi, về cuối đời, Nhĩ lại bị cột chặt vào giường bệnh.- Phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và quyến rũ ở bên sông nhưng không thể đến.Đặt nhân vật vào trong tình huống nghịch lí ấy, tác giả muốn dẫn bạn đọc đến những trải nghiệm về cuộc đời.
Câu 2 – Trang 107 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?
Trả lời
Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.- Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững.- Đó là sự thức tỉnh xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa.
Câu 3 – Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2: Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.
Trả lời
Trong truyện ngắn này, ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đẫm tinh thần nhân đạo.- Điều đó được thể hiện ngay từ cách lựa chọn và xử lí tình huống.- Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời, về những con người hết sức cụ thể như người vợ, đứa con và về chính cuộc đời mình.- Đó chính là tình yêu đối với cuộc sống đã được trải nghiệm qua một cuộc đời đầy thăng trầm, đang trải qua những giây phút hiểm nghèo.
Câu 4 – Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2: Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hãy giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy.
Trả lời
Ở đoạn kết truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật với vẻ rất khác thường.- Hành động này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.- Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Câu 5 – Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ sông bên này bị sụt lở, chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cờ thế…)
Trả lời
Hình ảnh bãi bồi, bến sông là vẻ đẹp của đời sống bình dị.- Những bông hoa bằng lăng,tiếng những tảng đất lở… gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người. – Hành động, cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa thức tỉnh mọi người về những giá trị đích thực của cuộc sống.
Câu 6 – Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2: Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.
Trả lời
Đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của nhân vật khi thấy đứa con ham chơi, quên cả việc bố nhờ đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện.
IV. Luyện tập
Câu 1 – Luyện tập – Trang 108 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.
Trả lời
– Cảnh vật trong đoạn đầu được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ. – Miêu tả theo trật tự từ gần tới xa tạo nên một không gian vừa sâu vừa rộng.- Miêu tả bằng những cảm xúc vô cùng tinh tế.
Câu 2 – Luyện tập – Trang 109 SGK ngữ văn 9 tập 2:
Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.
Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích trên.
Trả lời
Viết đoạn văn:- Nêu tình huống- Phân tích nỗi khát khao, hoài vọng của nhân vật.- Bài học nhân sinh mà Nhĩ đã nghiệm ra.
Bài soạn “Bến quê” số 2
Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (từ đầu … trước cửa sổ nhà mình): Tình cảnh của nhân vật Nhĩ qua cuộc trò chuyện của Nhĩ và Liên.
– Phần 2 (tiếp … lá buồm cánh dơi in bật trên một vùng nước đỏ): Hành trình sang bên kia sông của Tuấn.
– Phần 3 (còn lại): Chuyến ghé thăm Nhĩ của cụ giáo Khuyến.
Nội dung chính: Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
Trả lời câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Hoàn cảnh: Là một người từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất nhưng về cuối đời, Nhĩ lại bị buộc chặt vào giường bệnh bời một căn bệnh quái ác khiến anh gần như bị liệt toàn thân và sự sống của anh đã gần cạn kiệt. Anh không thể nào tự mình dịch chuyển được dù chỉ là nửa người trên giường bệnh. Cũng chính lúc này đây, Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông.
– Xây dựng tình huống ấy, Nguyễn Minh Châu nhằm phát hiện những luật của đời sống và chiêm nghiệm triết lí về cuộc đời con người: cuộc sống đầy những bất ngờ và nghịch lí, bởi vậy nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.
Trả lời câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Nhĩ nhìn thấy: những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ, con sông Hồng với màu đỏ nhạt đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
– Nhĩ khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đó là một khao khát vô vọng vì lúc này đây anh sắp phải giã biệt cuộc đời.
=> Sự thức tỉnh muộn màng về những giá trị bền vững mà con người thường lãng quên.
Trả lời câu 3 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Sự tinh tế: Từ những cử chỉ ngại ngùng “không dám nhìn vào mặt con”, đến những câu hỏi Liên vì sợ rằng mình trở thành gánh nặng cho gia đình. Ngượng nghịu khi nói ra yêu cầu kì quặc của mình đối với đứa con trai. Lo sợ đứa con trai vì mải chơi mà không kịp chuyến đò. Tưởng tượng mình là đứa con trai đang ở trên chuyến đò đó. Thu nhặt hết chút sức lực cuối cùng để nhô mình ra ngoài cửa sổ, khoát khoát đứa con trai.
– Tinh thần nhân đạo: Dù trong hoàn cảnh hiểm nghèo, nhân vật vẫn ánh lên hi vọng được đi đến bãi bồi bên kia. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương của nhân vật Nhĩ.
Trả lời câu 4 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Hành động khác thường của Nhĩ: khoát khoát tay với cậu con trai. Có thể được hiểu là anh đang rất nôn nóng thúc giục cậu con trai của mình hãy nhanh chóng lên kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
– Đây là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình để nhắn nhủ với người đọc những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Trả lời câu 5 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Hình ảnh bãi bồi bên kia sông: vẻ đẹp của đời sống trong những cái thực bình dị, gần gũi, thân thuộc.
– Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng là hai chi tiết gợi ra cho biết sự sống của Nhĩ đã ở vàọ những ngày sau cuối.
– Đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám chơi phá cờ thế: sự vòng vèo, chùng chình trong đời sống con người.
Trả lời câu 6 (trang 108 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện là đoạn vàn diễn tả những suy nghĩ của Nhĩ khi thấy đứa con ham chơi quên cả việc bố nhờ.
– Đoạn văn đã thể hiện sâu sắc chủ đề của truyện: trong cuộc sống, con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, qua đó thức tỉnh người đọc nhận ra và trân quý những điều bình dị quanh mình.
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi… Tất cả những hình ảnh tưởng chừng bình thường nhưng lại giàu giá trị biểu tượng.
Trả lời câu 2 (trang 108 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
Đoạn văn trên là lời gửi gắm của tác giả về triết lý cuộc đời thông qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Những dòng suy nghĩ ấy đã đánh thức trong mỗi người đọc về nghịch lý của cuộc sống. Con người ta trong cuộc sống sẽ gặp phải những vòng vèo, chùng chình khiến ta lãng quên mất những giá trị hạnh phúc, những vẻ đẹp bình dị mà bền lâu ở ngay xung quanh chúng ta như bãi bồi bên kia sông. Khi con trẻ, con người chỉ chăm chăm tìm kiếm những vẻ đẹp nơi phương xa mà không nhận ra chính gia đình, quê hương mình mới là những giá trị, những cái đẹp đích thực. Nhưng đến khi con người nhận ra được điều này thì đã muộn, cũng như Nhĩ, vì căn bệnh khiến liệt nửa người dưới mà anh không còn cơ hội để đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nữa. Con trai anh là Tuấn cũng không thể giúp bố hoàn thành tâm nguyện cuối cùng.
Nội dung chính:
Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, truyện Bến quê gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
Có thể bạn thích: