Văn thuyết minh luôn là một trong những thể loại văn rất quan trọng trong quá trình học tập bộ môn Ngữ văn cũng như cuộc sống hàng ngày. Văn thuyết minh luôn mang tính chân thật, không khoa trương mà chỉ miêu tả, cung cấp tri thức, hiểu biết chân thực về cuộc sống. Tuy nhiên nếu ta chỉ hiểu bản chất về một loại văn thuyết minh thôi thì sẽ khiến văn trở nên rất khô khan. Để có một văn bản thuyết minh vừa mang những yếu tố cụ thể, sinh động, hấp dẫn, người đọc không những chỉ có vốn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực cần nói tới mà ngoài ra còn cần có sự góp mặt cũng những yếu tố khác. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh làm cho bài viết tăng tính hấp dẫn, ngoài ra còn làm nổi bật được nội dung cần nói tới. Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết thuyết minh như thế nào? Hiệu quả mang lại đạt được ra sao? Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” Ngữ văn 8 tập 1 hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.
Bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” số 6
I. Chuẩn bị ở nhà
Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề
Giải thích đề bài: Đề bài trên yêu cầu người viết phải thể hiện được vị trí và vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam bằng một văn bản thuyết minh.
Với đề bài trên cần phải trình bày những nội dung sau: Vai trò và vị trí của trâu trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta và vai trò vị trí của trâu trong đời sống văn hóa tinh thần được thể hiện qua các lễ hội (chọi trâu, đua trâu, đầm trâu,…)
2. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học và em có thể sử dụng được những ý sau cho bài thuyết minh của mình là
Nguồn gốc của trâu ở Việt Nam
Đặc điểm của con trâu (hình dáng, giống loài, tập tính,…)
Khả năng sinh sản
Vai trò của trâu trong đời sống của con người
Khả năng cho thịt
II. Luyện tập trên lớp
1. Câu 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Hình ảnh con trâu ở làng quê Việt Nam: Ở mỗi làng quê Việt Nam, trâu không chỉ là một con vật vô tri vô giác, gắn với công việc đồng áng mà nó còn là người bạn tin cậy, thân thiết của nhà nông. Chúng ta thường bắt gặp cái dáng vẻ cần cù, chịu khó, không quản nhọc nhằn của nó trên những thửa ruộng cùng với người nông dân. Dáng khoan thai, chậm rãi lúc chiều của trâu khi công việc một ngày đã hoàn tất, và những ngày nông khi công việc mùa màng đã hoàn tất, trâu đủng đỉnh nhai những cọng rơm vàng khoan khoái như phần thưởng cho chính mình…. Hình ảnh của trâu cũng là một phần trong bức tranh thôn quê Việt Nam
Hình ảnh con trâu trong việc làm ruộng: Bao nhiêu đời nay, con trâu gắn liền với công việc đồng áng của người nông dân. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Chính vì thế mà trâu được coi là “đầu cơ nghiệp” trong công việc cày bừa của người nông dân. Trâu giúp người nông dân kéo những đương cày thẳng tắp như kẻ chỉ trên những thửa ruộng của mình, mùa gặt trâu giúp người nông dân trở lúa, gạo, về làng,…. Có thể nói, trâu chính là một người bạn thân của nhà nông.
Hình ảnh con trâu trong một số lễ hội: Trâu không chỉ gắn liền với đời sống sản xuất của người nông dân mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tính thần của nhân dân ta. Một trong những lễ hội đặc sắc ấy là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư hàng năm. Trâu chọi thường là những con trâu to khỏe nhất, sung sức nhất, da bóng mượt, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Những lễ hội chọi trâu nổi tiếng nhất ở nước ta gồm có: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, lễ hội trảm trâu ở Tây Nguyên và một số tỉnh thành khác.
Hình ảnh con trâu gắn với tuổi thơ ở nông thôn: Tuổi thơ của những cô câu học trò ở những miền quê nghèo gắn liền với những chú trâu. Đó là những chiều chăn trâu, cắt cỏ, đủng đỉnh trên lưng trâu đi về, tiếng sáo diều ngân nga trong gió. Trâu như người bạn của trẻ nhỏ, hiền lành, dịu dàng. Trâu gắn với tuổi thơ với những trò đánh trận giả hay đua trâu. Chúng ta quên sao được những em bé vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách. Những hình ảnh đó đã trở thành một bức tranh tuổi thơ in đậm trong trái tim mỗi người.
2. Câu 2 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Bao nhiêu đời nay, con trâu gắn liền với công việc đồng áng của người nông dân. Lực kéo trung bình trên ruộng 70- 75 kg bằng 0,36 – 0.4 mã lực. Trâu loại A mỗi ngày cày 3 – 4 sào, loại B cày 2 – 3 sào và loại C cày 1,5 – 2 sào Bắc Bộ. Chính vì thế mà trâu được coi là “đầu cơ nghiệp” trong công việc cày bừa của nhà nông. Trâu giúp người nông dân kéo những đường cày thẳng tắp như kẻ chỉ trên những thửa ruộng của mình, mùa gặt trâu giúp người nông dân trở lúa, gạo, về làng,….Và khi công việc đã xong xuôi, ta thấy hình ảnh những chú trâu thong thả nhai những bó rơm vàng óng như phần thưởng cho chính mình. Có thể nói, trâu chính là một người bạn thân của nhà nông. Chẳng thế mà, ông cha ta có câu
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” số 3
A. YÊU CẦU
Ôn tập, củng cố, rèn luyện kĩ năng về văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
B. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Cho đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề: Giải thích đề bài và cho biết đề yêu cầu trình bày vân đề gì. Theo em, đối với vấn đề này, cần phải trình bày những ý gì?
Gợi ý
Tìm hiêu đề:
Đề bài đòi hỏi người viết phải thể hiện bằng một văn bản thuyết minh về vị trí, vai trò của con trâu trong làng quê Việt Nam. Vị trí, vai trò của con trâu trong các lễ hội (chọi trâu, đâm trâu,…), nhưng chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp.
2. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học (SGK, ư. 28, 29) và cho biết em có thể sử dụng được những ý gì cho bài thuyết minh của mình.
Gợi ý
Có thể sử dụng các ý sau đây cho bài viết của mình:
Đặc điểm của con trâu (đặc điểm vẻ giống loài, tập tính, ích lợi – những số liệu cụ thể).
Con trâu cung cấp sức kéo: kéo cày, kéo xe, kéo gỗ,…
Khả năng cho thịt, cho sừa.
Khả năng cho phân bón ruộng.
LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Bài tập 1. Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu.
Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).
Con trâu trong công việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).
Con trâu trong một số lỗ hội.
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Gợi ý
Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,… Người nông dân đã coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là người bạn tốt của mình.
Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
Con trâu trong một số lễ hội (lẽ hội đảm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng và một số tỉnh khác).
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn: Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tưựng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh ưận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…
Bài tập 2. Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả đối với một trong các ý nêu trên (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu vào bài cho thích hợp và sinh động).
Gợi ý
Trong đoạn văn em cần sử dụng các phương pháp thuyết minh như: định nghĩa, liệt kê, nêu số liệu,… kết hợp với yếu tố miêu tả; vận dụng các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,…; có thể dẫn những câu tục ngữ, ca dao về con trâu để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Các câu tục ngữ, ca dao có thể sử dụng:Con trâu là đầu cơ nghiệp.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quan công.
Rủ nhau đi cấy đi cày,
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đì bừa.
Dù ai buôn đâu bán đâu,
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm bề,
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu.
Bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” số 5
Phần 1: CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Tìm hiểu đề
Trả lời câu hỏi (trang 28 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Đề yêu cầu giới thiệu (thuyết minh) về con trâu ở làng quê Việt Nam.
– Đề yêu cầu trình bày: vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam.
– Với vấn đề này, cần trình bày những ý sau:
+ Con trâu là sức kéo chủ yếu
+ Con trâu là tài sản lớn nhất
+ Con trâu trong các lễ hội truyền thống
+ Con trâu đối với tuổi thơ
+ Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ
– Trong bài thuyết minh khoa học, có thể sử dụng những tri thức nói về sức kéo của con trâu.
Phần II: LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Câu 1+2:
Trả lời câu hỏi (trang 29 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a. Con trâu ở làng quê Việt Nam
Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam. Vì thế, đôi khi con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày giữ nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
b. Con trâu trong việc làm ruộng
Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm dừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn “nhai trầu” bỏm bẻm. Khi ấy, cái dáng đi khoan thai, chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi.
c. Con trâu trong một số lễ hội
Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa,…mà còn là một trong những vật tế thần trong Lễ hội đầm trâu ở Tây Nguyên, là nhân vật chính trong Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn.
d. Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn
Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ, đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cưỡi trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn thả trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thong dong và cưỡi trâu phi nước đại…
Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào.
Bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Cho đề bài sau : Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu đề
– Xác định đối tượng thuyết minh;
– Xác định thao tác thuyết minh : giới thiệu, trình bày, giải thích hay kết hợp các thao tác ?
2. Tìm hiểu đối tượng thuyết minh : về con trâu (đặc điểm, ích lợi,…), về làng quê Việt Nam (tập quán, văn hoá, đặc thù lao động sản xuất,…).
3. Tìm ý, lập dàn ý
– Em dự định sẽ trình bày những ý nào ?
– Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
4. Tham khảo văn bản thuyết minh khoa học về con trâu và tự rút ra những kiến thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình.
Gợi ý : Lưu ý đặc điểm về giống loài, tập tính, ích lợi; chú ý ghi lại những số liệu để đưa vào bài thuyết minh của mình.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Sử dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu
– Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trong khung cảnh đồng ruộng, thôn xóm ở làng quê Việt Nam);
– Con trâu trong công việc đồng áng, chuyên chở (cày ruộng, kéo xe,…);
– Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội chọi trâu, đua trâu,…);
– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
Chú ý :
– Đối với những học sinh ở vùng nông thôn : chú ý quan sát, ghi chép để giới thiệu, miêu tả chính xác, tỉ mỉ.
– Đối với những học sinh không sống ở nông thôn : cần tìm hiểu qua tài liệu, tham khảo ý kiến của người lớn,… để có được tri thức cần thiết về đối tượng thuyết minh.
2. Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả (kết hợp các biện pháp nghệ thuật cho thích hợp)
Chú ý :
– Kết hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh : định nghĩa, liệt kê, nêu số liệu,…
– Kết hợp yếu tố miêu tả ;
– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,… ; có thể dẫn những câu tục ngữ, ca dao về con trâu để đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
3. Đọc văn bản Dừa sáp (SGK Ngữ văn 9, tập một, tr.30 – 31) và chú ý :
– Xác định chủ đề thuyết minh của văn bản.
– Người viết đã sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào để giới thiệu về cây dừa sáp ? (miêu tả những gì ? tác dụng của yếu tố miêu tả ra sao ?)
– Tự rút ra kết luận về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh, cách thức cũng như tác dụng của việc kết hợp này.
Câu 1: Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu…
Trả lời:
Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng:
Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng.
Con trâu đi trước, cái cày theo sau, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,…
Người nông dân đã coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là người bạn tốt của mình.
Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc:
Trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi;
Ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,…
Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
Con trâu trong một số lễ hội:
Da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe.
Trong khi hai con đang hùng hục tấn công đối phương thì bên ngoài người dân hò hét, cổ vũ, đánh trống, thồi kèn cổ động nhiệt tình…
Lễ hội đảm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn
Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tưựng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh ưận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…
Câu 2: Viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với một trong các ý nêu trên. (Chú ý sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về con trâu cho thích hợp và sinh động.
Trả lời:
Con trâu trong một số lễ hội
Một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mà lễ hội chọi trâu, thường được tổ thức vào đầu tháng tư hàng năm.
“Dù ai buôn bán trăm bề
Ngày ba tháng bốn thì về chọi trâu”
Trâu được chọn để chọi trường là trâu to độ 4 -5 tuổi vào lúc sung sức nhất, da bóng mượt, đuôi cong vút, thân mình mở nang, lực lưỡng và thường là đuôi ngắn thì sức mới khỏe. Khắp làng trên xóm dưới ai cũng chọn làng mình một con trâu to khỏe nhất, đẹp mã nhất để tham gia cuộc thi. Khi bắt đầu thi đấu hai con trâu nhìn nhau hằn học rồi sau đó chúng lao vào nhau như hai võ sĩ quyền anh. Xung quanh mọi người hò reo cổ vũ cho trâu của mình thật sôi nổi và hào hứng. Con trâu chiến thắng là con trâu húc ngã đối phương hoặc làm cho đối phương bỏ chạy. Cổ động viên bên chú trâu chiến thắng vui sướng la hét om sòm, không khí chọi trâu thật vui vẻ.
Con trâu trên đồng ruộng:
Hình ánh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc… Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.
Bài soạn “Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh” số 2
I. Chuẩn bị ở nhà:
1. Tìm hiểu đề:
– Giải thích đề: con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam.
– Yêu cầu: trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam.
2. Tìm ý và lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu ở làng quê Việt Nam .
b. Thân bài:
– Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, …
– Con trâu trong lễ hội, đình đám.
– Con trâu – nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ.
– Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam .
– Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.
c. Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
II. Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
– Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc “Con trâu đi trước, cái cày theo sau”, trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,… Người nông dân đã coi “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, là người bạn tốt của mình.
– Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.
– Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng và một số tỉnh khác).
– Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.
+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.
+ Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,…
Trả lời câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
Đoạn văn tham khảo – Con trâu trong một số lễ hội.
Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.
Có thể bạn thích: