Truyện “Mẹ hiền dạy con” là tác phẩm của Mạnh Tử – bậc hiền triết thuộc thể loại tự sự xuất xứ từ “Liệt Nữ truyện” của Trung Quốc thời phong kiến trung đại. Truyện kể về mẹ Mạnh Tử là người mẹ, người thầy với tấm lòng yêu thương con hết mực. Bà có ý thức về việc dạy dỗ con từ nhỏ – một người phụ nữ bình dị mà khéo léo, sâu sắc trong cách dạy con. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Mẹ hiền dạy con” hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Mẹ hiền dạy con” số 2
Trả lời câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc truyện Mẹ hiền dạy con và lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ), theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
1. Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc: Chỗ này không thể cho con ta ở được
2. Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3. Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở: Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4. Hỏi người ta giết lợn làm gì: Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5. Bỏ học về nhà chơi: Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Trả lời câu 2 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc về sau, về ý nghĩa có gì khác với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
Lời giải chi tiết:
Ở ba sự việc đầu của bà mẹ Mạnh Tử là vấn đề chọn môi trường sống có lợi nhất (tránh môi trường bất lợi) cho việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Để ngăn ngừa triệt để từ xa, để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiện là đưa đối tượng giáo dục hoà vào môi trường sống phù hợp với nó trong thời gian sớm nhất.
Ở sự việc thứ tư, mẹ vô tình nói đùa với con và bà đã sớm nhận ngay ra sai lầm về phương pháp dạy con của mình. Bởi vậy, bà lập tức sửa sai bằng cách mua thịt cho con ăn. Bà muốn dạy con không được nói dối, phải thành thật.
Ở sự việc cuối cùng: khi cậu con trai bỏ học về nhà, bà mẹ đột ngột cắt đứt tấm vải mình đang dệt. Hành động lạ thường này nhất định tác động mạnh mẽ tới đứa con. Lời nói của bà mẹ là để giải thích việc làm khác thường của mình, đồng thời cho con một bài học sâu sắc, phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm con vừa mắc phải.
* Cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử có tác dụng tích cực trong việc hình thành, phát triển nhân cách của cậu bé.
Trả lời câu 3 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Qua các sự việc trên ta thấy bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ tuyệt vời, thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Trả lời câu 4 (trang 152 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Nêu nhận xét về cách viết truyện trung đại Mẹ hiền dạy con.
Lời giải chi tiết:
– Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
– Là thể loại văn xuôi chữ Hán
– Nội dung có tính giáo huấn
Luyện tập
Trả lời câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Trả lời:
Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiền triết vĩ đại được.
Trả lời câu 2 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ chuyện mẹ thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình.
Trả lời:
Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Trả lời câu 3 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
– tử – chết , tử – con
Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Trả lời:
Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (“từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.
Tóm tắt
Mạnh Tử lúc nhỏ tính hay bắt chước, người mẹ phải ba lần chuyển nhà (gần nghĩa địa → gần chợ → gần trường học) để có môi trường sống tốt cho con. Bà mẹ Mạnh Tử dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành, thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Bố cục
Bố cục: 2 đoạn
– Đoạn 1 (Từ đầu … đến “cắt đứt đi vậy”): Quá trình dạy con của bà mẹ.
– Đoạn 2 (Còn lại): Kết quả.
Nội dung chính
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người mẹ, người thầy với tấm lòng yêu thương con hết mực. Bà có ý thức về việc dạy dỗ con từ nhỏ – một người phụ nữ bình dị mà khéo léo, sâu sắc trong cách dạy con.
Bài soạn “Mẹ hiền dạy con” số 5
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Mạnh Tử (372 ? – 289 ? tr.CN) tên là Mạnh Kha, người đất Trâu (nay gọi là huyện Trâu) thuộc tỉnh Sơn Đông, học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử. Mạnh Tử cùng học trò viết sách Mạnh Tử – tác phẩm quan trọng và rất nổi tiếng, được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (Tứ thư) cùa Nho gia. Mạnh Tử là một bậc hiền triết của Trung Hoa thời Chiến quốc, được các nhà nho suy tôn là Á thánh (vị thánh thứ hai) sau Khổng Tử.
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp;
Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành;
Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Bà mẹ Mạnh Tử là tấm gương sáng về cách dạy con và tình thương con. Thương con là phải biết cách dạy con bằng nhiều phương pháp linh hoạt: có khi mềm mỏng, nhẹ nhàng, có khi phải kiên quyết, dứt khoát. Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây được xúc động nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
Tóm tắt: Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Để dạy con tính thật thà, bà đã có những hành động rất dứt khoát và gương mẫu (bà mua thịt lợn cho con ăn để giữ lời hứa, cầm dao cắt đứt tấm vải để răn đe việc bỏ học của con).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 152 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Lập bảng tóm tắt năm sự việc diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu.
Câu 2: (Trang 152 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì ? Trong hai sự việc sau là gì ? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử ?
Bài làm:
Qua ba sự việc dạy con đầu tiên cho thấy: dù chuyển nhà là công việc khó khăn vất vả nhưng bà mẹ Mạnh Tử vẫn quyết định làm vì bà muốn lựa chọn môi trường sống tốt cho con. Bà sợ tâm hồn trẻ thơ của con bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, không lành mạnh từ xung quanh
Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con, luôn là tấm gương để con nhìn nhận đúng – sai. Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
Tác dụng cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử: Mạnh Tử đã trở thành một bậc hiền tài trong thiên hạ. Con mình trở thành người giỏi giang là điều mà tất cả các bà mẹ đều ao ước. Để có được thành quả đó là sự hi sinh, lựa chọn cách dạy đúng đắn của người mẹ Mạnh Từ.
Câu 3: (Trang 152 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
Bài làm:
Đó là người mẹ thương con nhưng lựa chọn cách giáo dục nghiêm khắc, đạo đức mẫu mực. Thương yêu không có nghĩa là nuông chiều, mà tìm ra cách giáo dục con đúng đắn.
Bà mẹ Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà bà còn là người thầy mẫu mực, vĩ đại cho con mình. Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
Câu 4: (Trang 152 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nêu nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”
Bài làm:
Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
Nội dung mang tính giáo huấn, chứa đựng bài học sâu sắc.
Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.
Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).
Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện và hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật-
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 153 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
Bài làm:
Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Tấm vải dệt lên, mất biết bao công sức thời gian thế mà bà mẹ cắt nó đứt ngay để dạy cho cảm nhận việc nghỉ học một cách sâu sắc. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Bà không đánh, hay chửi mắng mà lấy biểu tượng tấm vải bị cắt đứt để so sánh việc con bỏ học. Qua đó, thể hiện bà mẹ là người thương yêu con cái nhưng nghiêm khắc, kiên quyết trong việc dạy dỗ. Đó là cách dạy rất khéo léo, đầy tính sư phạm.
Câu 2: (Trang 153 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Từ chuyện mẹ con của thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Bài làm:
Từ chuyện dạy con của bà mẹ Mạnh Tử, em cảm nhận được tình yêu thương con cái của cha mẹ dành cho mình là vô bờ bến. Dù công việc hàng ngày vất vả và khó khăn nhưng bố mẹ luôn dành thời gian chăm sóc cho em và lựa chọn những điều tốt đẹp nhất dành cho con. Dù đôi lúc em cảm thấy bố mẹ rất nghiêm khắc và khó tính, nhưng em hiểu đó là sự lo lắng của bố mẹ mong em khôn lớn thành người có đạo đức và trí tuệ. Em sẽ cố gắng học tập tốt hơn và nghe lời bố mẹ để không phụ công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ
Câu 3: (Trang 153 – SGK Ngữ văn 6 tập 1) Có hai yếu tố Hán – Việt đồng âm, hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?Hai yếu tố Hán – Việt đồng âm:tử: chếttử: con
Bài làm:
Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa là chết)
Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử (từ tử được dùng với nghĩa là con)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em về người mẹ trong truyện Mẹ hiền dạy con bằng một đoạn văn.
Bài làm:
“Trái tim mỗi người mẹ là trường học ấm áp nhất cho cuộc đời đứa con”. Truyện Mẹ hiền dạy con là những câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, cách giáo dục dù nghiêm khắc nhưng vẫn chan chứa tình yêu thương của người mẹ thầy Mạnh Tử. Đầu tiên đó là lựa chọn môi trường sống, môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của một đứa trẻ. Người mẹ nhận thấy khi gia đình sống gần nghĩa địa, Mạnh Tử đã học theo những những gì nhìn thấy từ việc đào, chôn, lăn, khóc của đám tang. Khi nhà gần chợ đã bắt chước nô nghịch buôn bán, lừa đảo lật lọng. Người mẹ đã quyết định chuyển con đến gần trường học, những gì đứa con nhìn thấy là trẻ con học tập lễ phép, cắp sách tới trường. Lúc này, bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được”. Như vậy, môi trường sống có vai trò quan trọng, những điều mắt thấy tai nghe hàng ngày sẽ tác động và hình thành thói quen trong tâm hồn đứa bé. Thứ hai cách dạy con của người mẹ khiến ta khâm phục là cách dạy con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành. Từ lời nói bông đùa đứa con rằng thịt lợn của nhà hàng xóm là để cho con ăn, bà đã hiểu rằng, lời nói dối của mình sẽ làm hại đến việc hình thành nhân cách của đứa bé và bà đã đi mua thịt về cho con ăn. Bà đã dạy con về lòng trung thực cũng chính là giữ chữ tín, người mmẹ đã gieo vào tâm hồn con những hạt mầm phẩn chất tốt đẹp. Khi con mải chơi, bỏ học về nhà, bà đã dùng dao cắt đứt tấm vải mà bà mất bao công sức dệt lên. Bởi việc học của con bỏ dở cũng giống như ta đang dệt tấm vải mà cắt đứt đi vậy, bà đã cho con nhìn thấy hậu quả của những việc làm sai trái. Cách dạy khéo léo nhưng vô cùng nghiêm khắc, kiên quyết đó ảnh hưởng sâu nặng trong lòng đứa trẻ, trở thành bài học theo con suốt cả cuộc đời. Truyện là những bài học vô cùng thấm thía với mỗi chúng ta, tình yêu thương của cha mẹ không đồng nghĩa với việc nuông chiều tùy tiện, quan trọng là cách dạy con nên người, bởi lẽ đó mà Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền. Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con, về cách lựa chọn môi trường sống tốt, nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và hướng con có chí học hành. Qua đó ta thêm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và sâu nặng.
Bài soạn “Mẹ hiền dạy con” số 3
Tóm tắt Mẹ hiền dạy con
Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Và cuối cùng vị trí gần trường học là tốt nhất. Mẹ thầy Mạnh Tử dạy con tính trung thực, thật thà. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử với mọi người và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà.
1 – Trang 152 SGK
Liệt kê năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ) theo mẫu dưới đây:
Trả lời
1. Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc: Chỗ này không thể cho con ta ở được
2. Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3. Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở: Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4. Hỏi người ta giết lợn làm gì: Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5. Bỏ học về nhà chơi: Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
2 – Trang 152 SGK
Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
Trả lời
– Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự.
– Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.
3 – Trang 152 SGK
Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
Trả lời
– Qua câu chuyện ta thấy mẹ của Mạnh Tử không chỉ là người mẹ mà còn là cô giáo vĩ đại đầu tiên của con mình.
– Tuy chỉ là một người phụ nữ bình thường nhưng cách dạy dỗ của bà rất khéo léo, sâu sắc, rất khoa học như một nhà sư phạm tài ba.
4 – Trang 152 SGK
Hãy đọc lại chú thích dấu (*) ở bài Con hổ có nghĩa (tr. 143), đoạn nói về cách viết truyện trung đại, từ đó nêu nhận xét về cách viết truyện Mẹ hiền dạy con.
Trả lời
Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con là:
– Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
– Nội dung mang tính giáo huấn.
– Câu chuyện này gần với kí với sử. Nó ghi chép những sự việc có thật.
– Cốt truyện đơn giản (có 5 sự kiện không phức tạp).
– Nhân vật được ngôi thứ ba miêu tả thông qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
Luyện tập
1 – Trang 153 SGK
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Trả lời
Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập.
Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.
2 – Trang 153 SGK
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của mình?
Trả lời
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử em phải có thái độ về đạo hiếu với cha mẹ mình.
– Thấy được sự hi sinh của cha mẹ.
– Thấy sự quan tâm săn sóc, sẵn sàng hi sinh tất cả cho con.
– Phải gắn học hành, không ham chơi bời lêu lổng
3 – Trang 153 SGK
Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
– tử: chết
– tử: con
Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
Trả lời
Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
– Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa là chết)
– Trong các từ: công tử, hoàng tử, đệ tử (từ tử được dùng với nghĩa là con).
Thông qua việc soạn bài Mẹ hiền dạy con, các em học sinh sẽ nhớ được nội dung và hiểu được ý nghĩa của năm sự việc đã diễn ra giữa hai mẹ con Mạnh Tử, hiểu cách viết gần với cách viết ký của truyện trung đại.
Ghi nhớ:
– Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
+ Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp
+ Dạy con vừa có đạo đức, vừa có chí học hành
+ Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
– Truyện Mẹ hiền dạy con đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
– Tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Bài soạn “Mẹ hiền dạy con” số 6
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 78 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 1. Em có thế rút ra những điều gì sau khi học bài Mẹ hiền dạy con để rèn luyện bản thân ?
Bài tập
1. Em có thể rút ra những điều gì sau khi học bài Mẹ hiền dạy con để rèn luyện bản thân ?
2. Câu 3, trang 152, SGK.
3. Em hãy tìm sự liên quan về ý nghĩa của câu tục ngữ và câu ca dao sau :
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;
– Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
4. Bài tập 3, phần Luyện tập, trang 153, SGK.
Tìm thêm một số từ có yếu tố tử.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Bài tập này nhằm rèn luyện khả năng chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc – suy ngẫm – liên tưởng để rút ra những bài học bổ ích cho việc hình thành nhân cách, nhân phẩm của mình.
Ví dụ ở bài học này, cần dựa vào những điều mà bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con để suy nghĩ và tìm ra những điều mình cần rèn luyện, trau dồi, ứng xử. Chẳng hạn :
– Từ việc thấy bà mẹ thầy Mạnh Tử rất có ý thức chọn cho con một môi trường sống thuận lợi để có ảnh hưởng tốt trong việc hình thành nhân cách của con, HS có thể liên hệ tới hoàn cảnh sống hiện tại của mình để xác định được một lối sống đúng đắn. Cụ thể : Nếu HS đã có một môi trường sống tốt đẹp thì phải biết tận dụng những mặt tốt đẹp của môi trường đó. Nếu gặp phải môi trường sống không lành mạnh mà hoàn cảnh không cho phép thay đổi thì lại phải phấn đấu theo hướng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
– Từ sự việc bà mẹ thầy Mạnh Tử thấy con bỏ học về nhà chơi liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt, HS có thể giả thiết mình cũng rơi vào tình huống đó để suy nghĩ và tìm cách xử sự sao cho đúng. Hướng suy nghĩ và hành động đúng là phải hiểu được tấm lòng của mẹ ngay trong khi cóhành động quyết liệt, thậm chí là gay gắt đó, để rồi sẽ chăm học, làm việc tốt cho mẹ vui lòng mà mình cũng nên người.
Câu 2. Bài tập này nhằm bước đầu rèn luyện năng lực phân tích nhân vật với yêu cầu làm rõ được hành vi và tính cách của nhân vật.
Cách tiến hành :
– Liệt kê các việc mà bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm :
+ Chọn chỗ ở cho con ;
+ Mua thịt lợn cho con ăn ;
+ Cắt đứt tấm vải đang dệt khi con bỏ học về nhà chơi.
– Từ đó rút ra những nhận định về tính cách của bà mẹ thầy Mạnh Tử và xác định xem nguồn gốc tính cách đó là gì.
Câu 3. Bài tập này nhằm rèn luyện năng lực phân tích nội dung ý nghĩa của các tục ngữ, ca dao, từ đó, nhận ra mối tương quan về ý nghĩa của hai câu : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Cách tiến hành:
– Tìm ý nghĩa của từng vế trong câu tục ngữ : Gần mực thì đen là gì ? Gần đèn thì sáng là gì ? Từ đó rút ra ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
– Tìm hiểu nghĩa của từ bùn là gì ? Từ đó rút ra ý nghĩa của câu ca dao.
Sau khi đã tìm được ý nghĩa của từng câu, tìm mối liên quan của chúng. (Hướng trả lời : Một câu nói về sự chi phối của hoàn cảnh đối với nhân cách con người. Một câu nói bản lĩnh vững chắc của con người trước hoàn cảnh.)
Câu 4. Bài tập này nhằm nâng cao ý thức coi trọng việc học từ Hán Việt để hiểu tiếng Việt. Và trong khi học từ Hán Việt, cần chú ý phân biệt những từ đồng âm (âm giống nhau mà nghĩa khác nhau).
Từ yêu cầu trên, HS hãy :
– Phân biệt nghĩa của yếu tố tử trong các từ đã nêu : tử nghĩa là chết và tử nghĩa là con. (Ví dụ : tử trong tử trận nghĩa là chết; tử trong hoàng tử nghĩa là con,…) ,
– Tìm thêm các từ có yếu tố tử và tìm hiểu nghĩa của yếu tố tử trong các từ đó. (Để thực hiện bài tập này, có thể tra từ điển hoặc hỏi thầy, cô giáo, bố mẹ, anh chị.)
Bài soạn “Mẹ hiền dạy con” số 1
I. Đôi nét về tác phẩm: Mẹ hiền dạy con
1. Tóm tắt
Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con.
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “cắt đứt đi vậy”): Quá trình dạy con của bà mẹ
– Phần 2 (còn lại): Kết quả của quá trình dạy con
3. Giá trị nội dung
– Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:
+ Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp
+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành
+ Thương con nhưng không nuông chiều mà ngược lại rất kiên quyết
– Truyện nêu vai trò, sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người
4. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian
– Có nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa gợi xúc động trong lòng người đọc
Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Sự việc Con Người mẹ
1. Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc: Chỗ này không thể cho con ta ở được
2. Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3. Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở: Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4. Hỏi người ta giết lợn làm gì: Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5. Bỏ học về nhà chơi: Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Câu 2 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1)
– Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ
– Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần
→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ
→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.
Câu 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ của thầy Mạnh Tử:
– Có tấm lòng yêu thương con hết mực, vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.
– Chọn cho con môi trường sống tốt nhất.
– Giáo dục con lòng trung thực, tự trọng và chăm chỉ
Câu 4 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ hiền dạy con được xếp vào truyện trung đại vì:
– Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
– Là thể loại văn xuôi chữ Hán
– Nội dung có tính giáo huấn
LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:
– Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt
– Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ
Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.
– Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ
– Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.
Bài 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Tử (chết):Tử trận (chết trên trận địa), bất tử (không bao giờ chết, mãi trường tồn), cảm tử (không sợ chết)
Tử (con): Hoàng tử, đệ tử, công tử
Có thể bạn thích: