Thạch Lam – nhà văn với quan niệm: cái đẹp man mác khắp vũ trụ luôn kiếm tìm những vẻ đẹp bình dị, nhỏ bé mà lẫn khuất đâu đó trong cuộc sống này. Đến với tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” của ông, ta như thấy hiển hiện trước mắt dáng hình của một Hà Nội xưa cũ thuở nào. Đó là những chuyện phố, chuyện phường, chuyện đời sống dân sinh, đặc biệt là những thức quà bình dị quen thuộc chỉ nơi đây mới có. “Một thứ quà của lúa non: cốm” là một sáng tác tiêu biểu trong tập tùy bút ấy. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” số 6
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1 Tác giả
Thạch Lam là bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Lân (1910 -1942), nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông có sở trường về truyện ngắn, là một cây bút tinh tế, nhạy cảm.
2. Thể loại
Tuỳ bút là thể văn gần với bút kí ở yếu tố miêu tả, ghi chép, nhưng thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
3. Tác phẩm
Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã ca ngợi món quà riêng biệt của đất nước mang hương vị mộc mạc, thanh khiết của đồng quê; phát hiện nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc.
Bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm được rút từ tập Hà Nội băm sáu phố phường (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn thường ngày khá bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kì.
Văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tùy bút – một thể loại kí. Lối viết của thể loại này tương đối phóng khoáng, nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình.
Có thể nói, tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người được nhắc đến trong tùy bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lý của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả, và tất nhiên cũng phải xác thực. Giá trị của tùy bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm, được rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài tuỳ bút này, như nhan đề của nó, nói về một thứ quà của lúa non : cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận. Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả.
Bài viết này có thể chia làm 3 đoạn:
a) Từ đầu đến thuyền rồng: Từ hương cốm, gợi nhớ cách làm và bán cốm.
b) Tiếp theo đến nhũn nhặn: Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm gắn với tục lệ tốt đẹp của dân tộc.
c) Phần còn lại: Bàn về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2. Tác giả đã mở đầu bài viết bằng cảm giác về hương thơm của lá sen trên hồ, gợi nhớ mùi của thức quà thanh nhã và tinh khiết. Từ đó tác giả miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý trong sạch của trời, nguyên liệu để làm cốm. cảm giác về hương thơm lá sen, về màu xanh cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa lắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn, ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm.
Câu 3. Tác giả đã nhận xét tục lệ sêu tết của nhân dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của cánh đồng. Đem cốm với hồng làm thành vật phẩm dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc quý giá, hài hoà, hương vị hoà hợp, nâng đỡ. Đó là một tục lệ tốt đẹp.
Câu 4. Nhận xét ấy của tác giả thật tinh tế và chính xác. Cốm là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó như một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương vị cồm là hương vị lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ. Côm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành món quà, thành lễ phẩm rất độc đáo. Hơn thế nửa, nó còn gắn với phong tục văn hoá của chúng ta. Bánh chưng, bánh giầy gắn với sự thờ cúng tổ tiên và ngày tết. Còn cốm lại gắn với phong tục sêu tết trong hôn nhân. Cốm càng trở nên thức quà riêng biệt.
Câu 5. Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện ở chỗ: ăn cốm là thưởng thức, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức con người. Mua côm một cách có văn hóa thì sự thưởng thức sẽ trang nhã và đẹp hơn.
Câu 6. Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ qua việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế cũng thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà của hồng với cốm về màu sắc, hương vị khi được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ. Đoạn bàn về cách thưởng thức cốm cũng cho thấy khả năng phân tích cảm giác của tác giả nhẹ nhàng mà sâu lắng. Phải là người am hiểu, là người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Có thể học thuộc đoạn đầu, hoặc đoạn từ “Cốm là thức quà riêng biệt” đến “Hồng cốm tốt đôi”.
2. Một số câu thơ. ca dao nói về cốm:
– Sợi rơm vàng buộc gió
Lá sen gói sóng hồ
Nắng đa tình Bến Nghé
Phải lòng hương cốm thu.
(Nguyễn Vũ Tiềm)
– Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
(Ca dao)
Bài soạn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” số 2
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM.
1. Tác giả
Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn.
Thạch Lam (1910 – 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,…). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,… ít người biết nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường,…
Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,… thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc ấn tượng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị “thấm sâu vào tận gốc lưỡi” trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.
2. Thể loại
– Tuỳ bút “là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng ; nhà văn tuỳ theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả ; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng” (Nguyễn Xuân Nam – Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).
– Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.
Nội dung chính
Một thứ quà của lúa non: Cốm” viết về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì: cốm.
Trả lời câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?
Lời giải chi tiết:
* Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm. Để nói về cốm, một thứ quà của lúa non tác giả đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật hơn cả vẫn là yếu tố trữ tình là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của nhà văn.
* Bài này có ba đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền vô ý”:
Giới thiệu cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
Đoạn 2: Từ “Cốm là thứ quà riêng biệt ”…đến “kín đáo và nhũn nhặn”:
Những giá trị đặc sắc của cốm và về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết.
Đoạn 3: Phần còn lại: Bình luận về sự thưởng thức cốm.
Trả lời câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:
– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh, chi tiết nào?
– Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết:
+ Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè.
+ Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.
– Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:
+ Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.
+ Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…”.
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.
Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi.
Trả lời câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Lời giải chi tiết:
– Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.
– Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.
– Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cốm với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.”
Trả lời câu 4 (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?
Lời giải chi tiết:
Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm.
+ Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.
+ Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.
+ Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
⟹ Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.
Trả lời câu 5 (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?
Lời giải chi tiết:
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.
Trả lời câu 6 (trang 163 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
Lời giải chi tiết:
– Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
– Có thể thấy điều này ngay ở đoạn dẫn nhập mở bài: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngủi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
– Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non.
Luyện tập
Sưu tầm một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.
Nếu em lòng dạ đối thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai.
(Ca dao)
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Bài soạn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” số 1
I. Đôi nét về tác giả Thạch Lam
– Thạch Lam (1910-1942) sinh ra tại Hà Nội, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là nhà văn nổi tiếng, thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
– Ông có sở trường về truyện ngắn và là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt trong khi khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người
II. Đôi nét về tác phẩm Một thứ quà của lúa non: Cốm
1. Xuất xứ
Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm” rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943), tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”): Hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm
– Phần 2 (tiếp đó đến “vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?”): Phát hiện và ngợi ca giá trị của cốm
– Phần 3 (còn lại): Bàn về cách thưởng thức cốm
3. Giá trị nội dung
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ”. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà sâu sắc ấy.
4. Giá trị nghệ thuật
– Lời văn trang trọng, tinh tế, giàu cảm xúc và tràn đầy chất thơ
– Các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm
– Sáng tạo trong lời văn, xen kẽ kể và tả với giọng điệu chậm rãi, ngẫm nghĩ mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng
III. Trả lời câu hỏi
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
– Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
+ Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:
+ Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen
– Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.
→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế của Thạch Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời
+ Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị
Luyện tập
Câu 1, sgk trang 163:
Học sinh có thể chọn 1 vài đoạn để học thuộc như : “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước…..Hồng cốm tốt đôi.”
Câu 2, sgk trang 163:
Một số câu thơ ca dao nói về cốm
– …Một đàn cò trắng kia ơi!
Có nghe ta hát những lời nầy không?
Hát câu đẹp cốm tươi hồng,
Hát câu nên vợ nên chồng, cò ơi !
– Nghề chi ba vốn bốn lời
Theo nghề làm cốm cho đời ngọt thơm.
Bài soạn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” số 3
I. Tác giả
– Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân.
– Ông sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan ở Hà Nội. Khi còn nhỏ, ông chủ yếu sống ở quê ngoại là thành phố Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
– Là một nhà văn nổi tiếng, một trong những thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn trong giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
– Thạch Lam là nhà văn có sở trường về truyện ngắn với ngòi bút tinh tế, nhạy cảm, đặc biệt khi khai thác thế giới nội tâm của con người.
– Quan niệm văn chương: Trong lời giới thiệu cho tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” xuất bản trước Cách mạng, Thạch Lam viết: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
Các tập truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa (NXB Đời nay, 1937), Nắng trong vườn (NXB Đời nay, 1938), Sợi tóc (Nhà xuất bản Đời nay, 1942).
Tập truyện dài: Ngày mới (Nhà xuất bản Đời nay, 1939)
Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (Nhà xuất bản Đời nay, 1943)
Truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách và Hạt ngọc (Nhà xuất bản Đời Nay, 1940).
Bình luận văn học: Theo dòng (Nhà xuất bản Đời nay, 1941)
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ
“Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943). Đây là tập tùy bút viết về cảnh sắc và phong vị của Hà Nội đặc biệt là những món ăn, thứ quà thường ngày bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà hương vị truyền thống, thể hiện sự khéo léo tinh tế của bản sắc người Hà Nội.
2. Thể loại
– Tùy bút là một thể văn, tuy khá giống với bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh sự việc quan sát, chứng kiến được. Nhưng tùy bút lại thiên nhiều về biểu cảm, chú trọng đến thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết.
– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất trữ tình.
3. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1: Từ đầu đến “vút lên như những chiếc thuyền rồng”. Giới thiệu khái quát về cốm và sự hình thành của cốm.
– Phần 2: Tiếp theo đến “những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”. Ca ngợi những giá trị của cốm.
– Phần 3: Còn lại. Bàn về cách thưởng thức cốm.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu khái quát về cốm và sự hình thành của cốm
– Cách dẫn dắt vào bài: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết”, cảm nhận về cốm qua khứu giác.
– Nguồn gốc của cốm:
Xuất phát từ những cánh đồng xanh, với những hạt thóc nếp đầu tiên trĩu nặng với mùi thơm mát của bông lúa non.
Trong cái vỏ xanh kia là giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị hoa cỏ.
Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông sữa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch.
=> Được tạo ra từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên, trời đất.
– Cách chế biến cốm:
Đợi đến lúc vừa nhất thì gặt mang về.
Cách chế biến được truyền từ đời này sang đời khác – là một sự bí mật
Không đâu làm cốm dẻo, thơm và ngon như cốm làng Vòng.
=> Cốm là sản phẩm của bàn tay khéo léo, tinh tế.
2. Ca ngợi những giá trị của cốm
– Cốm là một món ăn đặc sản của dân tộc: “Là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.”
– Cốm còn dùng để biếu, tặng trong những ngày Tết, dùng trong các lễ nghi của dân tộc: Hồng cốm với màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu giàu và màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý.
=> Cốm là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
3. Bàn về cách thưởng thức cốm
– Không phải thức quà của những người ăn vội mà phải ăn chút ít, thong thả để cảm nhận hương vị kết tinh của đất trời.
– Nhẹ nhàng, nâng đỡ từng hạt cốm.
– Phải biết kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.
=> Thưởng thức cốm phải trang nhã, đẹp đẽ thì cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều.
IV. Tổng kết
– Nội dung: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
– Nghệ thuật: ngòi bút miêu tả tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng…
V. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả, thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
– Bài tùy bút nói về: một thức quà truyền thống của dân tộc là cốm.
– Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả
– Bài văn có ba đoạn, nội dung của mỗi đoạn là:
Đoạn 1: Từ đầu đến “vút lên như những chiếc thuyền rồng”. Giới thiệu khái quát về cốm và sự hình thành của cốm.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “những kẻ mới giàu vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn”. Ca ngợi những giá trị của cốm.
Đoạn 3: Còn lại. Bàn về cách thưởng thức cốm.
Câu 2. Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:
– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh, chi tiết nào?
– Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn.
– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh chi tiết:
Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ.
Mùi thơm mát của bông lúa non trên cánh đồng xanh
Giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.
Những cảm giác, ấn tượng của tác giả đã nêu nên tính biểu cảm của đoạn văn:
Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi cảm: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.
Liên tưởng với một tấm lòng trân trọng: “Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời”.
Câu 3. Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
– Lời nhận xét: Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
– Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích qua sự hài hòa về màu sắc: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già”; về mùi vị: “một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền”.
Câu 4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?
– Nhà văn đã có những nhận xét tinh tế về:
Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước.
Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh.
Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.
– Cảm nhận về lời nhận xét: ngắn gọn, đầy đủ và sâu sắc.
Câu 5. Đoạn văn sau của bài văn (từ “Cốm không phải thức quà của người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?
– Không phải thức quà của những người ăn vội mà phải ăn chút ít, thong thả để cảm nhận hương vị kết tinh của đất trời.
– Nhẹ nhàng, nâng đỡ từng hạt cốm.
– Phải biết kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần Lúa.
=> Thưởng thức cốm phải trang nhã, đẹp đẽ thì cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều.
Câu 6. Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
* Ví dụ: đoạn mở đầu của bài viết
* Phân tích:
– Cách dẫn dắt vào bài: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết”, cảm nhận về cốm qua khứu giác.
– Nguồn gốc của cốm:
Xuất phát từ những cánh đồng xanh, với những hạt thóc nếp đầu tiên trĩu nặng với mùi thơm mát của bông lúa non.
Trong cái vỏ xanh kia là giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị hoa cỏ.
Dưới ánh nắng, giọt sữa dần đông lại, bông sữa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch.
=> Được tạo ra từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên, trời đất.
– Cách chế biến cốm:
Đợi đến lúc vừa nhất thì gặt mang về.
Cách chế biến được truyền từ đời này sang đời khác – là một sự bí mật
Không đâu làm cốm dẻo, thơm và ngon như cốm làng Vòng.
=> Cốm là sản phẩm của bàn tay khéo léo, tinh tế.
II. Luyện tập
Tìm và chép lại số một câu thơ, ca dao có nói đến cốm
Gợi ý:
* Bài thơ:
Sáng mát trong như sáng tháng năm
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu hương cốm gọi về
Xốn xang đến lạ hương quê đầu mùa
Nắng vàng nhạt, gió nhẹ đưa
Heo may xào xạc ngàn xưa Hà Thành
(Mùa cốm gọi thu về, Vũ Dung)
Cuối thu rồi nghe hương cốm thoảng bay
Vương trong nắng chiều heo may trở gió
(Hương cốm mùa thu, Nguyễn Đình Huân)
* Ca dao:
An Phú nấu kẹo mạch nha,
Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Họ Lại làm giấy sắc vua,
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng nghệ.
*
Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn
*
Thái Đô làm kẹo mạch nha
Kẻ Vòng làm cốm để mà tiến vua
*
Gắng công kén hộ cốm Vòng
Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
Trách ai lòng dạ đổi thay
Hồng nay để thối, cốm này để thiu.
Bài soạn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” số 5
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
Thạch Lam ( 1910 – 1942) sinh tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Lân.
Ông có sở trường về truyện ngắn và thành công trong tuỳ bút
Văn của Thạch Lam nhẹ nhàng tinh tế, giàu chất thơ, nhân ái.
Tác phẩm:
Xuất xứ: “Một thứ quà của lúa non : Cốm” in trong tập tuỳ bút “Hà Nội Băm sáu phố phường” (1943).
Thể loại: Tùy bút
Phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến…. “thuyền rồng” => Nguồn gốc, sự hình thành cuả cốm.
Phần 2: Tiếp đến…. “nhũn nhặn” => Cảm nghĩ về giá trị cốm.
Phần 3: Phần còn lại => Bàn về sự thưởng thức cốm.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1: Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng …
Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Bài tùy bút này nói về món quà của đồng quê đầy hương vị thanh khiết đó là cốm.
Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt: Kết hợp nhiều phương thức miêu tả, biểu cảm, bình luận trên nền biểu cảm.
Phương thức chủ yếu là: biểu cảm
Bài văn được chia làm 3 phần cụ thể:
Phần 1: Từ đầu đến…. “thuyền rồng” => Nguồn gốc, sự hình thành cuả cốm.
Phần 2: Tiếp đến…. “nhũn nhặn” => Cảm nghĩ về giá trị cốm.
Phần 3: Phần còn lại => Bàn về sự thưởng thức cốm.
Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của Trời” và cho biết:
Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
Những cảm giác ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?
Trả lời:
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3: Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ …
Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Trả lời:
Nhận xét của tác giả về việc dùng cốm làm đồ sêu tết, là lễ vật mà nhà trai đưa đến nhà gái trong dịp lễ tết khi chưa cưới.
Cốm là một món quà tuyệt vời từ tạo hóa, thức dâng của đất trời, thứ quà đặc biệt của đất nước, một nét ẩm thực mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê Việt Nam.
Việc dùng cốm làm đồ sêu tết trở thành một biểu tượng đặc trưng của xứ sở nông nghiệp lúa nước như Việt Nam. Thứ lễ ấy lại sánh cùng với quả hồng – biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình duyên đôi lứa.
Sự hoà hợp tương xứng ấy được tác giả phân tích trên những phương diện màu sắc và hương vị:
Về màu sắc: tác giả đã so sánh màu ngọc thạch và màu ngọc lựu già, làm cho 2 sản vật trở nên quý giá.
Về hương vị: cốm là một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị giác hài hòa, nâng đỡ nhau.
Câu 4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng …
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em có cảm nhận như thế nào về nhận xét đó của tác giả?
Trả lời:
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”.
Đây là lời nhận xét cô đọng nhất, thể hiện bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, yêu quý của tác giả đối với cốm – một thứ quà giản dị và thanh khiết hình thành từ cái lộc của trời cho và cái khéo léo của người Việt Nam.
Lời nhận xét này, khiến ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng tác giả. Đó là niềm tự hào hết sức chính đáng về khả năng lao động sáng tạo của dân tộc ta về một thứ quà – thứ quà thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu 5: Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội …
Đoạn sau của bài văn (từ không phải là thức quà của người ăn vội đến hết”) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Thưởng thức:
Ăn cốm: từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ
Mua cốm: nhẹ nhàng, nâng niu
Thưởng thức cốm bằng:
Khứu giác: mùi thơm của lúa
Vị giác: chất ngọt của cốm
Thị giác: màu xanh
Xúc giác: tươi mát của lá
Sự suy tường: cái dịu dàng, thanh đạm.
Như vậy, đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm, đó là cái nhìn mang đậm chất văn hoá trong ẩm thực. Từ đó, nhà văn đã đưa ra lời đề nghị với những ai thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng như một thứ quà quý: “sự thưởng thức cốm của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”. Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.
Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác …
Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số ví dụ cụ thể trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.
Trả lời:
Thạch Lam là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.
Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết.” Bước đi của gió thật nhẹ nhàng ý vị, làn hương của gió thật thanh tao, dịu nhẹ – cơn gió mang bức thông điệp về tâm hồn.
Đoạn văn về các thưởng thức cốm: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.
Nói về sự tinh tế trong thưởng thức cốm. Thạch Lam thực sự là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực, tác giả bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đă bộc lộ rõ thái độ chê trách, phê phán sự hào nhoáng thô kệch bắt chước người ngoài mà bỏ qua
Thạch Lam còn gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng là: thức quà, thức dâng, lộc trời. Qua đó, thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.
Luyện tập
Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, ca dao có nói đến cốm.
Trả lời:
Sáng nay trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Nguyễn Đình Thi)
Gắng công kén họ cốm Vòng
Kến Hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui
(Ca dao)
Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu
Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa
Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa
Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê
(Hương cốm mùa thu – Nguyễn Đình Huân)
Sáng mát trong như sáng tháng năm
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Mùa thu hương cốm gọi về
Xốn xang đến lạ hương quê đầu mùa
Nắng vàng nhạt, gió nhẹ đưa
Heo may xào xạc ngàn xưa Hà Thành
Nếp non hạt ngọc trong lành
Đất trời ban tặng cốm xanh mỏng mềm
Đi xa mang nặng nỗi niềm
Nhớ nhung hương cốm nơi miền xa xôi
(Mùa cốm gọi thu về – Vũ Dung)
Có thể bạn thích: