Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với những con người lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống bằng giọng thơ gợi cảm, hào hùng, hình ảnh phong phú và ý nghĩa. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh mà TopChuan.com tổng hợp trong bài viết sau để hiểu tác phẩm và chuẩn bị tốt nhất nội dung tiết học.
Bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh số 6
I, Tìm hiểu chung bài Quê hương
1.Tác giả
Tế Hanh là một hồn thơ tha thiết, nồng nàn.
Quê hương là nguồn cảm hứng chính trong suốt đời thơ Tế Hanh.
2.Tác phẩm
Quê hương là bài thơ rút từ tập “Nghẹn ngào” in năm 1939.
3. Bố cục:
2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
4 câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Sau hai câu thơ mở đầu rất bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê của mình, nội dung hầu như chỉ có ý nghĩa thông tin, tiếp đến 6 câu miêu tả cảnh “trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” một buổi “sớm mai hồng” rộng rãi, khoáng đạt. Đó là những câu thơ đẹp, đã mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh: trên đó, nổi bật lên hình ảnh đoàn thuyền bang mình ra khơi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuần mã
Phăng mái chèo vỗi vã vượt trường giang
Hình ảnh so sánh (con tuấn má) và một loạt từ ngữ: hăng, phăng, vượt… diễn tả đầy ấn tượng khí thế bang tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng bất ngờ. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống của người làng chài chinh phục sông nước. Hai câu tiếp theo miêu tả cánh buồm thuyền chài rất đẹp, một vẻ đẹp đầy lãng mạn với sự so sánh độc đáo bất ngờ:
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió
Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả được chính xác, giàu ý nghĩa và đẹp hơn để biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng trương to no gió biển khơi bao la đó?
Khổ 3 là cảnh dân làng chài đón thuyền cá trở về, một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống: toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon thân bạc trắng thật thích mắt, cả từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên “biển lặng” che chở người đi chài trở về an toàn với “cá đầy ghe”…
Khổ thơ sau rất đặc sắc, miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Câu đầu (Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng) là tả thực, câu sau là sáng tạo độc đáo, gợi tả, rất thú vị: Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Thể hiện người lao động làng chàu, những đứa con của biển khơi, có những nét: nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đượm vị mặn mòi, nồng tỏa “vị xa xăm” của biển khơi. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc.
Hai câu tiếp theo miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng là sáng tạo nghệ thuật độc đáo như vậy. Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn “thấy” sự mệt mỏi say sưa (lời Hoài Thanh) của con thuyền. Tác giả còn cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri vô giác đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy.
Câu 2. Trong bài thơ, tác giả đã khắc họa được hình ảnh quê hương mình và người dân làng chài rất gợi cảm thông qua thủ pháp so sánh độc đáo. Ví dụ như:
Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao la thâu góp gió…
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Cánh buồm trắng khi no gió phồng căng lên đầy gợi cảm. Vóc dáng cường tráng, khoáng đạt của cánh buồm chính là hơi thở của con thuyền, là linh hồn của người điều khiển nó, là biểu tượng của hồn làng chài. Ở đây nhà thơ đã so sánh hình ảnh cánh buồm, vật cụ thể hữu hình với mảnh hồn làng, cái trừu tượng vô hình. Vì vậy, nét tinh thần riêng của làng chài được hình tượng hóa bằng một hình ảnh cụ thể mà bay bổng và giàu ý nghĩa lớn lao. Thể chất cường tráng, mạnh mẽ, tính cách hiên ngang, phóng khoáng, khát khao bay bổng và hùng tráng ở người dân chài đã lộ rõ trong cánh buồm trắng ấy.
Hai câu sau miêu tả hình ảnh người dân chài – người lao động bình thường.
Nhưng với sự sáng tạo độc đáo và gợi tả, Tế hanh đã nâng cao tầm vóc của họ ở tư thế của đứa con biển cả kiên cường dũng cảm lập nên những kì công đáng khâm phục. Người dân chài ở đây được khắc tạc như một bức tượng đài có hình khắc, màu sắc và vị đặc trưng của biển cả. Đó là những con người có làn da rám nắng nhuộm gió vật lộn từng trải, thân hình chắc khỏe, nồng tóa “vị xa xăm” của biển khơi. “Vị xa xăm” đó là gì nếu không phải là vị mặn môi, nồng đậm của biển cả, hơn thế, đó còn là mùi vị, là hơi thở của đại dương, của chân trời tít tắp…
Câu 3. Để vẽ ra một bức tranh làng quê miền biển khỏe khoắn, đặc biệt khắc họa chân thực và sinh động hình ảnh người dân chài cũng như sinh hoạt lao động của làng chài như vậy, rõ ràng Tế Hanh phải có một tâm hồn tinh tế và tài hoa, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương, một nỗi nhớ thương da diết, nồng hậu về vùng quê sông nước bao la đó. Câu 4. Quê hương là bài thơ trữ tình, nhưng 4/5 số khổ thơ lại chủ yếu là phương thức miêu tả. Ngay trong 4 câu khổ thơ kết, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm, nhưng hai câu giữa cũng là miêu tả.
Song đây vẫn là thơ trữ tình, mà phương thức biểu đạt chủ yếu, bao trùm là biểu cảm, bởi lẽ toàn bộ hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân làng chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. Như vậy, yếu tố miêu tả ở đây là phục vụ cho biểu cảm, trữ tình, dù chiếm một tỷ lệ lớn trong tác phẩm. Mặt khác, ngòi bút miêu tả của tác giả ở đây không khách quan chủ nghĩa, mà trái lại, bay bổng cảm hứng, cảm xúc chủ quan. Như vậy mới có những so sánh đẹp, bay bổng, mới mẻ, có những chỗ sử dụng biện pháp nhân hóa một cách độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ.
Có thể nói, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là ở sự sáng tạo hình ảnh thơ. Bài thơ khá phong phú hình ảnh. Có những hình ảnh miêu tả chính xác không tô vẻ, chính xác đến từng chi tiết, khiến người đọc như trông rõ mồn một cảnh được miêu tả (khổ một, hai câu đầu khổ 2, khổ 3, hai câu giữa khổ cuối): nhưng lại có những hình ảnh bay bổng, đầy lãng mạn, rất có hồn như trên đã phân tích.
Hoài Thanh nhận xét rất tinh: “Tôi thấy Tế Hanh là mộ người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất chân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm gương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Ngoài ra, nhà thơ sử dụng nghệ thuật so sánh rất tinh tế, góp phần tạo ra những hình ảnh gợi cảm. Thêm nữa, ngôn từ giản dị mà giàu cảm xúc, khơi gợi được nhiều liên tưởng.
Luyện tập
Câu 2. Sưu tầm, chép lại những bài thơ về tình quê hương mà em yêu thích nhất (Gợi ý: Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh, Quê hương – Giang Nam, Mẹ Tơm – Tố Hữu, Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Việt Bắc – Tố Hữu…).
Bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh số 3
I. Tác giả, tác phẩm
(*) Tế Hanh tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921 tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Ông được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),…
Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu. Bài thơ này rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau được in lại trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945.
II. Bố cục
Chia làm 4 phần:
+ Phần 1 (hai câu thơ đầu): giới thiệu về làng chài- quê tác giả.
+ Phần 2 (khổ thơ 2): Cảnh ra khơi của người dân làng chài tươi vui, lãng mạn.
+ Phần 3 (khổ thơ 3): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Câu 1 trang 18 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có gì nổi bật đáng chú ý?
Trả lời:
Tác giả đã khắc họa sinh động cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
+ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành.
+ Dân trai tráng bơi thuyền -> hình ảnh trung tâm khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
+ Đoàn thuyền như con tuấn mã (hăng, phăng, vượt) -> diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.
+ Cánh buồm (rướn thân trắng) như mảnh hồn làng -> ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển. Vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.
-> Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.
– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến: tươi vui, vẻ vang.
+ Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui.
+ Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm -> vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
+ “cá đầy ghe” vui mừng, biết ơn “biển lặng” mang cho họ những thành quả ngọt ngào.
+ Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ -> con thuyền vô tri trở nên có hồn, trong sự mệt mỏi say sưa ( lời Hoài Thanh) vẫn lắng nghe, cảm nhận tinh tế được phong vị cuộc sống.-> Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.
Câu 2 trang 18 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích các câu thơ sau:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Trả lời:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …
– Hình ảnh thực trong sự quan sát tinh tế: cánh buồm giương to, rướn thân trắng thâu góp gió, cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: cái vô hình, vô sắc được cụ thể hóa bằng hình ảnh có hình khối, đường nét, màu sắc. Cảnh mang hồn người, nhà thơ đã thổi vào cảnh linh hồn của làng chài. Cánh buồn vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của dân chài trở thành một hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tượng trưng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
– Tả thực: dân chài lưới làn da rám nắng.
– Sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).
– Những câu thơ tả cảnh thuyền cá về bến toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đượm xúc cảm bâng khuâng thương nhớ của người con xa quê hương.
Câu 3 trang 18 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê mình với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài… Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thần, độc đáo như vậy.
Câu 4 trang 18 – SGK Ngữ văn 8 tập 2: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Trả lời:
– Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
– Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
– Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
– Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.
– Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
Bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh số 5
I. Đôi nét về tác giả Tế Hanh
– Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
– Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
– Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
II. Đôi nét về bài thơ Quê hương
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
2. Bố cục
– 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
– 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
– 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
– 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
3. Nội dung
– Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
4. Nghệ thuật
– Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
– Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
– Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật
Câu 1. Hai câu thơ sau, tác giả đều dùng biện pháp so sánh :
– Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau ? Hiệu quả nghệ thuật riêng của mỗi cách như thế nào ?
Trả lời:
Ở cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp so sánh. Nhưng đó là hai cách so sánh khác nhau, đem lại hiệu quả nghệ thuật cũng khác nhau.
– Câu trên (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã) là so sánh một vật cụ thể, hữu hình này với một vật cụ thể, hữu hình khác. Con thuyền bơi trên sông hăng hái như con ngựa đẹp, khoẻ đang phi nhanh về phía trước. So sánh như vậy làm nổi bật sự hăng hái, mạnh mẽ của con thuyền ra khơi.
– Câu dưới (Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng) là so sánh một vật cụ thể, hữu hình (cánh buồm giương to) với một cái trừu tượng, vô hình mang ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). So sánh như vậy không làm cho hình ảnh cánh buồm được cụ thể, rõ nét hơn nhưng khiến cho cánh buồm vô tri trở nên có hồn và mang ý nghĩa lớn lao, trang trọng. Cánh buồm căng gió trở thành một biểu tượng đẹp, đầy ý nghĩa của làng chài.
Câu 2. Dưới đây là hai câu thơ miêu tả người dân chài:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Cách miêu tả ở hai câu đó có gì khác nhau ? Hiệu quả nghệ thuật riêng ở mỗi câu là gì ?
Trả lời:
Hai câu thơ sau đều miêu tả người dân chài:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Cách miêu tả ở mỗi câu mỗi khác, ở câu trên, tác giả tả lần da ngăm rám nắng của. những người lao động nơi biển cả, thường là dưới ánh nắng chói chang. Đây là câu thơ tả thực, làm nổi bật một nét ngoại hình tiêu biểu thường thấy của người dân chài. Câu thứ hai là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Tuy vẫn nói về thân hình người lao động làng chài nhưng không phải được miêu tả bằng thị giác (như câu trên) mà chủ yếu được cảm nhận bằng tâm hồn nhà thơ : vẻ đẹp khoẻ khoắn, lớn lao, đầy lãng mạn của những đứa con của biển khơi ; cả thân hình như thấm đượm “vị xa xăm” của biển khơi bao la, khoáng đạt và đầy bí ẩn. Chú ý : “thân hình nồng thở” và “vị xa xăm” đều là cách nói không có trong ngôn ngừ thông dụng, ở đây, có một hiệu quả nghệ thuật bắt ngờ, thú vị.
Câu 3. Theo em, bức tranh quê hương được tác giả miêu tả trong bài thơ là bức tranh phong cảnh hay bức tranh sinh hoạt? Từ đó, em có nhận xét gì về tình cảm quê hương của nhà thơ ?
Trả lời:
Tranh phong cảnh là tranh về cảnh đẹp của thiên nhiên, tranh sinh hoạt là tranh về những cảnh sinh hoạt như lao động, vui chơi, mua bán,… của con người. Bài Quê hương mở ra trước mắt người đọc nhiều bức tranh về quê hương làng chài của tác giả. Đó vừa là tranh phong cảnh (cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” ở phần đầu, cảnh “màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” vẽ khái quát làng quê trong nỗi nhớ của tác giả ở khổ thơ cuối), vừa là những bức tranh sinh hoạt: tiếp sau hai câu mở đầu là đoạn thơ sáu câu miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá ; tám câu tiếp theo là cảnh “dân làng tấp nập đón ghe về”.
Chú ý : Bức tranh phong cảnh và bức tranh sinh hoạt không phải bao giờ cũng có thể phân biệt rõ ràng, nhiều khi một bức tranh có thể vừa là phong cảnh vừa là sinh hoạt (sáu câu tả cảnh sớm mai đoàn thuyền ra khơi vừa là tranh sinh hoạt, vừa là tranh phong cảnh).
– Những bức tranh được vẽ ra trong bài Quê hương chủ yếu là tranh sinh hoạt. Chẳng những chúng chiếm nhiều câu thơ hơn hẳn những cấu tả thiên nhiên mà còn vì trong đó, những câu hay nhất, được sáng tạo độc đáo nhất là miêu tả sinh hoạt lao động và con người lao động của quê hương làng chài. Như vậy, Tế Hanh nhớ quê hương thì trước hết là nhớ những con người và cuộc sống lao động của quê hương. Đó là một tình cảm đối với quê hương thật trong trẻo, thắm thiết và thật khoẻ khoắn, không có nhiều trong phong trào Thơ mới.
Bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh số 2
Trả lời câu 1 ( trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
– Không gian, thời gian: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.
– Hình ảnh con thuyền được so với con tuấn mã: “hăng”, “phăng” thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.
– Hình ảnh cánh buồm được so sánh như mảnh hồn làng: Biểu hiện cho hồn cốt của người dân vùng biển.
Cảnh đón thuyền cá về bến:
– Không khí: Ồn ào, tấp nập, náo nhiệt
– Hình ảnh người dân chài: “làn da ngăm rám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm”
=> Vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
– Hình ảnh chiếc thuyền: Con thuyền được nhân hóa. Nó cũng như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả, chất muối thấm trong từng thớ vỏ như hồn biển hồn quê thấm vào máu thịt mỗi người dân quê.
Trả lời câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Hình ảnh cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: cái vô hình, vô sắc được cụ thể hóa bằng hình ảnh có hình khối, đường nét, màu sắc. Cảnh mang hồn người, nhà thơ đã thổi vào cảnh linh hồn của làng chài. Cánh buồm vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của dân chài trở thành một hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tượng trưng.
– Sử dụng biện pháp ẩn dụ thể hiện cảm nhận bằng xúc giác (vị), cái vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).
Trả lời câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài.
Trả lời câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
– Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.
– Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.
– Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.
– Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.
– Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
Luyện tập
Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2).
Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ. HS tự làm.
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 8, tập 2). Sưu tầm, chép lại một số câu thơ, đoạn thơ về tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất.
– Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
(Tràng giang – Huy Cận)
– Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
(Quê hương – Giang Nam)
– Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Bố cục:
– 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
– 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.
– 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
– 4 câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.
ND chính
Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, tromg đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Bài soạn “Quê hương” của Tế Hanh số 1
Bố cục:
Chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (hai câu thơ đầu): giới thiệu về làng chài- quê tác giả.
+ Phần 2 (khổ thơ 2): Cảnh ra khơi của người dân làng chài tươi vui, lãng mạn.
+ Phần 3 (khổ thơ 3):Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Phần 4 (khổ cuối) Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
Câu 1 ( trang 18 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
Tác giả đã khắc họa sinh động cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
+ Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng → cảnh buổi sớm mai đẹp trời, trong lành.
+ Dân trai tráng bơi thuyền → hình ảnh trung tâm khỏe khoắn, tràn đầy sức sống.
+ Đoàn thuyền như con tuấn mã (hăng, phăng, vượt) → diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.
+ Cánh buồm (rướn thân trắng) như mảnh hồn làng → ẩn dụ biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển. Vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao.
→ Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bức tranh lao động đầy sức sống và hứng khởi của người dân vùng biển.
– Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến: tươi vui, vẻ vang.
+ Không khí đón ghe về: tấp nập, ồn ào, đông vui.
+ Hình ảnh người dân chài: làn da ngăm dám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.
+ “cá đầy ghe” vui mừng, biết ơn “biển lặng” mang cho họ những thành quả ngọt ngào.
+ Hình ảnh con thuyền: im, mỏi trở về nằm / chất muối thấm dần thớ vỏ → con thuyền vô tri trở nên có hồn, trong sự mệt mỏi say sưa ( lời Hoài Thanh) vẫn lắng nghe, cảm nhận tinh tế được phong vị cuộc sống.
→ Cảnh tượng tươi vui, hào hứng của đoàn thuyền khi trở về được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế có tình cảm sâu lắng, am hiểu tường tận cuộc sống lao động vất vả đầy thi vị.
Câu 2 ( trang 18 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
+ Cánh buồm: giương to, rướn thân, góp gió – hình ảnh cánh buồm thân thuộc được tả thực trong sự quan sát tinh tế.
+ So sánh ẩn dụ: cái vô hình được gọi tên, cụ thể hóa bằng hình ảnh “cánh buồm” rõ ràng đường nét, hình khối, màu sắc.
+ “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”- sự khoáng đạt, hiên ngang mạnh mẽ như chính tính cách của người dân miền biển, sẵn sàng đương đầu với thử thách.
+ Cánh buồm mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn cốt, thần thái, tình cảm của người dân chài, nay đi vào thơ trở nên bay bổng, lãng mạn.
→ Biện pháp ẩn dụ, so sánh làm cho hình ảnh thực trở nên lãng mạn cánh buồm là linh hồn của làng biển, là niềm tự hào, tình yêu chinh phục biển cả làm chủ cuộc sống.
Dân chài lưới làn da ngăm dám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
+ Hình ảnh tả thực “làn da ngăm dám nắng” – vẻ đẹp rắn rỏi, chắc khỏe nói lên sự từng trải trong cuộc sống lao động vất vả nắng gió của người đi biển.
+ “thân hình nồng thở vị xa xăm” → hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, “thân hình” nay được cảm nhận bằng xúc giác – “mặn”.
+ Sự mặn mòi của biển cả ngấm vào từng hơi thở trong cuộc sống, sự hòa quyện giữa con người với biển cả- nơi ngọn nguồn nuôi dưỡng.
→ Biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :
Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người thấm đượm trong từng câu chữ, xuyên suốt chiều dài của tác phẩm.
+ Hình ảnh quê hương miền biển luôn in đậm trong tâm trí của tác giả tạo nên mạch cảm xúc dâng trào thể hiện qua những hình ảnh thân thương: con thuyền, buồm vôi, biển, cá bạc…
+ Nỗi nhớ quê tha thiết, tình cảm luôn hướng về quê hương nên từ đầu đến cuối vị mặn của biển ám ảnh khôn nguôi trong tâm trí nhà thơ.
→ Tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng.
Câu 4 (trang 18 sgk ngữ văn tập 2) :
– Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+ Sử dụng hình ảnh đặc sắc khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.
+ Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.
+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
– Phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm được sử dụng chủ yếu trong văn bản này: + miêu tả để tái hiện, khắc họa hình ảnh thân thuộc, tươi đẹp của làng biển.
+ Cảm xúc hồi tưởng trào dâng, tình cảm yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng.
Luyện tập
Bài 1 ( trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2)
Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
Bài 2 (trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2)
Một số câu thơ về quê hương
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương- Đỗ Trung Quân)
Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.
Ca dao
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
Ca dao
Có thể bạn thích: