So sánh là một biện pháp tu từ quen thuộc được sử dụng nhiều trong viết văn. Thông qua biện pháp so sánh, các sự vật, hiện tượng, con người trở nên gần gũi với chúng ta và không kém phần sinh động, hấp dẫn. Không chỉ trong viết văn, chúng ta cũng thường xuyên dùng phép so sánh trong đời sống hàng ngày. Vậy so sánh là gì? Trong trường hợp nào thì chúng ta cần so sánh? Qua bài học này, chúng ta sẽ nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh, biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, đồng thời tăng thêm niềm yêu thích với văn chương, nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “So sánh” hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “So sánh” số 4
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 25 – 26, SGK.
2. Bài tập 2, trang 26, SGK.
3. Bài tập 3, trang 26, SGK.
4. Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau :
– Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
– Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Phép so sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào ?
5. Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép so sánh để miêu tả Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Dựa vào mẫu so sánh đã cho, HS tìm thêm các phép so sánh tương tự.
Chú ý đến bản chất của các sự vật đem ra so sánh : người với người, vật với vật, vật với người, cụ thể với trừu tượng. Ví dụ :
– Thầy thuốc như mẹ hiền. (so sánh đồng loại – người với người)
– Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (so sánh đồng loại – vật với vật)
Câu 2. Có thể sử dụng từ điển thành ngữ để tra cứu. Lưu ý : có thể có một hoặc nhiều từ thích hợp với chỗ trống cần điền. Ví dụ : khoẻ như vâm (voi) ; khoẻ như hùm ; khoẻ như trâu ; khoẻ như Trương Phi,…
Câu 3. Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau. Ví dụ :
Bài học đường đời đầu tiên :
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ …
Sông nước Cà Mau :
+ Càng đổ dần vê hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+ […] Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ […]. .
+ …
Câu 4. Chú ý tổ hợp từ : bao nhiêu… bấy nhiêu.
HS đọc lại bài Bài học đường đời đầu tiên. Trên cơ sở đó, HS tự viết đoạn văn tả Dế Mèn. Chú ý đến các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong bài.
Bài soạn “So sánh” số 2
I. So sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 1 – Trang 24 SGK
Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) […] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Trả lời:
Những tập hợp từ ngữ chứa hình ảnh so sánh:
a) Trẻ em như búp trên cành.
b) Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.
Câu 2 – Trang 24 SGK
Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
Trả lời:
Những sự vật được mang so sánh: trẻ em – búp trên cành; rừng đước – cao ngất như hai dãy trường thành.
– Giữa các sự vật trong 2 vế có nét tương đồng nên có thể so sánh như vậy.
– So sánh sự vật, sự việc với nhau để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm co sự diễn đạt.
Câu 3 – Trang 24 SGK
Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau:
“Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.”
(Tạ Duy Anh)
Trả lời:
Sự so sánh ở dưới đây không phải so sánh tu từ mà là so sánh lý luận, thiên về chức năng nhận thức hơn biểu cảm.
II. Cấu tạo các phép so sánh
Câu 1 – Trang 24 SGK
Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào chỗ trống theo mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây:
Vế A (Sự vật được so sánh)- Phương tiện so sánh- Từ so sánh- Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Trả lời:
Vế A (Sự vật được so sánh)- Phương tiện so sánh-Từ so sánh-Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em – như – Búp trên cành
Rừng đước – Dựng lên cao ngất- như- Hai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằn – To hơn – Con hổ
Câu 2 – Trang 25 SGK
Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
Trả lời:
– Cặp từ hô ứng: “bao nhiêu… bấy nhiêu…”
– Từ “là”
– Từ “tựa như”
Câu 3 – Trang 25 SGK
Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt?
a)
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
b)
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
(Thép Mới)
Trả lời:
Cấu tạo của phép so sánh:
+ Sử dụng dấu hai chấm thay cho từ so sánh
+ Sử dụng cấu trúc đảo ngữ.
III. Soạn bài So sánh phần Luyện tập
Câu 1 – Trang 25 SGK
Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm ví dụ:
a) So sánh đồng loại
– So sánh người với người:
Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.
(Lời bài hát)
– So sánh vật với vật:
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].
(Vũ Tú Nam)
b) So sánh khác loại
– So sánh vật với người:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Trả lời:
a) So sánh đồng loại:
– So sánh người với người:
+ Cô giáo em hiền như cô Tấm.
+ Ông em râu bạc phơ như ông Bụt.
– So sánh vật với vật:
+ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
+ “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ”.
b) So sánh khác loại:
– So sánh vật với người:
+ Cá nước bơi hàng đoàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Câu 2 – Trang 26 SGK
Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
– khỏe như…
– đen như…
– trắng như…
– cao như…
Trả lời
– Khỏe như voi/ Khỏe như trâu.
– Đen như cột nhà cháy/ Đen như than.
– Trắng như trứng gà bóc/ Trắng như giấy.
– Cao như núi/ Cao như cây sậy.
Câu 3 – Trang 26 SGK
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.
Trả lời
a) Phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên:
+ Những ngọn cây gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh…như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Cái anh chàng Dế Choắt…. gã nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi mà… như người cởi trần mặc áo gi-lê.
+ Chú mày hôi như cú mèo…
+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt…
+ Như đã hả cơn tức…
b) Phép so sánh trong Sông nước Cà Mau
+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau… như mạng nhện.
+…gọi là kênh Bọ Mắt….như những đám mây nhỏ.
+ Trông hai bên bờ… cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.
+…những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ…
+…những ngôi nhà bè ánh đèn măng sông… như những khu phố nổi….
+…đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ…
Tổng kết
• Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
– Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);
– Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);
– Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
– Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
• Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
– Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
– Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
Bài soạn “So sánh” số 5
I- So sánh là gì
Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
Búp trên cành
Hai dãy trường thành vô tận
Câu 2 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Những sự vật được so sánh với nhau:
Trẻ em so sánh với búp trên cành
Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận
Cơ sở để so sánh: dựa vào sự tương đồng
Tác dụng:
Làm cho sự vật thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm
Làm nổi bật cảm nhận của người nói
Câu 3 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Sự so sánh ở đây nhằm tạo ra sự tương phản tính chất của sự vật cụ thể là con mèo.
II- Cấu tạo của phép so sánh
Câu 1 trang 24 SGK văn 6 tập 2:
Vế A(sự vật được so sánh) – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Vế B(sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em – như – búp trên cành
Rừng được – dựng lên cao ngất – như- hai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằn – to hơn – con hổ
Câu 2 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
Một số từ so sánh khác: giống như, tựa như, bao nhiêu- bấy nhiêu
Câu 3 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
Cấu tạo của phép so sánh:
Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh
Từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A
III- Luyện tập
Câu 1 trang 25 SGK văn 6 tập 2:
a. So sánh đồng loại:
Lương y như từ mẫu(người- người)
Những bông hoa phượng như những chùm lửa đỏ rực rỡ(vật- vật)
b. So sánh khác loại:
Ba sẽ là cánh chim
Bông hoa vừa nở trông e ấp như người thiếu nữ
c. So sánh cụ thể, trìu tượng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
Câu 2 trang 26 SGK văn 6 tập 2:
Khỏe như voi/ trâu
Đen như than/ cột nhà cháy
Trắng như tuyết/ trứng gà bóc
Cao như núi/ sào
Câu 3 trang 26 SGK văn 6 tập 2:
a. Phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên
Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Chú mày hôi như cú mèo.
Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
b. Phép so sánh trong Sông nước Cà Mau
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ … thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng
Bài soạn “So sánh” số 3
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Bài này yêu cầu các em:
– Hiểu thế nào là so sánh
– Biết cấu tạo của so sánh.
1. Thế nào là so sánh?
a) So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng. Ví dụ:
– Trăng như cái liềm vàng, trăng như cái đãi bạc.
(đối chiếu sự vật này với sự vật khác có sự tương đồng về hình dáng)
– Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(đối chiếu sự việc, hiện tượng này với sự việc, hiện tượng khác có sự tương đồng về độ cao)
– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
(đối chiếu sự việc, hiện tượng này với sự việc, hiện tượng khác có sự tương đồng về trạng thái)
b) Không phải cứ lúc nào dùng so sánh là chúng ta cũng tạo ra được những câu văn có sức gợi tả. Ví dụ:
– Sao nó cứ lừ đừ như bố nó thể.
– Trông nó đẹp như mẹ.
Nhưng nếu so sánh dùng với mục đích tu từ, so sánh sẽ làm tăng được sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Ví dụ:
– Sao nó cứ lừ đừ như ông từ vào đền thế.
– Trông nó đẹp như tranh vẽ.
c) Trong các văn bản nghệ thuật, đặc biệt trong văn miêu tả, so sánh thường dùng với mục đích tu từ, vì thế nếu lược bỏ so sánh, câu văn sẽ mất đi tính sinh động và gợi tả rõ rệt. Ví dụ:
– Có dùng so sánh:
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
(Thi Sảnh)
– Không dùng so sánh:
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
2. Cấu tạo của so sánh
a) Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm có:
– Vế A: nêu tên sự vật, sự việc, hiện tượng được so sánh. Ví dụ: Cái chàng Dế choắt.
– Vế B: nêu tên sự vật, sự việc, hiện tượng dùng để so sánh với sự vật, sự việc, hiện tượng đã được nói tới ở vế A. Ví dụ: một gã nghiện thuốc phiện.
– Từ ngữ nêu phương diện so sánh. Ví dụ: người gầy gò và dài lêu nghêu.
– Từ so sánh. Ví dụ: như, giống như…
Các em có thể hình dung cấu tạo đầy đủ của phép so sánh dựa theo bảng được lập dưới đây:
Vế A – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Vế B
Cái chàng Dế Choắt – người gầy gò và dài lêu nghêu – như – một gã nghiện thuốc phiện.
Con mèo vằn vào tranh – to – hơn cả – con hổ.
b) Cấu tạo không đầy đủ của so sánh thường là:
– Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh hoặc từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh) có thể bị lược bớt. Ví dụ:
Vế A – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Vế B
Mẹ – cũng là – cô giáo
Cô giáo – như – mẹ hiền
Mũi Cà Mau – mầm đất tươi non
– Vế B có thể được đảo lên trước vế A. Đây là loại so sánh thường được dùng trong thơ ca. Ví dụ:
Vế A – Vế B
Trường Sơn – chí lớn ông cha
Cửu Long- lòng mẹ hao la sóng trào
con người không chịu khuất – Như tre mọc thẳng
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Bài tập này yêu cầu các em dựa vào những mẫu đã có trong bài tập để tìm thêm cho mỗi loại một ví dụ khác.
Để làm bài tập này, các em lưu ý:
– Đề bài không yêu cầu tìm thêm ví dụ giống như mẫu về mặt cấu tạo (đầy đủ hoặc không đầy đủ các bộ phận).
– Cần tìm ví dụ sao cho phù hợp với những gợi ý đã cho trước (so sánh đồng loại: người với người, vật với vật ; so sánh không đồng loại: so sánh vật với người, cái cụ thể với cái trừu tượng).
Dưới đây là một số ví dụ được đặt theo những chỉ dẫn trong bài tập:
a) So sánh đồng loại
– So sánh người với người:
Dượng Hương Thư… cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Võ Quảng)
– So sánh vật với vật:
+ Đường mềm như dải lụa
Uốn mình dưới cây xanh
(Đường làng, Tập đọc lớp 3 — 1997)
+ Phong cảnh đó khác gì một hức tranh sơn thuỷ.
(Phan Kế Bính)
b) So sánh khác loại
– So sánh vật với người:
+ Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi… Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế như một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
(Theo Tiếng Việt 3, tập một, 1998)
+ Những cành dâu loè xoè theo gió như trăm nghìn cánh tay xoè ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực, che mát cho khoai lang.
(Dương Thị Xuân Quý)
– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
+ Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)
+ Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
(Nguyễn Du)
Câu 2. Bài tập này có hai yêu cầu:
– Viết tiếp vào chỗ trống.
– Tạo thành một thành ngữ có dùng phép so sánh.
Các em có thể tham khảo những thành ngữ sau:
– Khỏe như voi, khỏe như trâu, khỏe như hùm,..
– Đen như cột nhà cháy, đen như bồ hóng, đen như củ tam thất, đen như củ súng,…
– Trắng như bông, trắng như tuyết, trắng như cước, trắng như ngà, trắng như trứng gà bóc,…
– Cao như cây sào, cao như sếu, cao như núi Thái Sơn,…
Câu 3. Một số phép so sánh có trong bài:
a) Bài học đường đời đầu tiên
– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
– Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
– Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
– Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.
– Chú mày hôi như cú mèo thế nào, ta nào chịu được.
– Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
– Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.
b) Sông nước Cà Mau
– Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
– […] gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những dám mây nhỏ, […].
– Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
– […] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao.ngất như hai dãy trường thành vô tận.
– […] những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, […]
– […] những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, […]
– […] đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Câu 4. Tiếp tục sửa những lỗi chính tả do cách phát âm địa phương gây ra.
Bài soạn “So sánh” số 6
Phần I: SO SÁNH LÀ GÌ?
Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) […] trông hai bên bờ, rừng đước đựng lên cao ngất như hao dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Lời giải chi tiết:
Những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
– Câu a: Trẻ em như búp trên cành
– Câu b: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Trả lời câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
Lời giải chi tiết:
Câu a: Trẻ em được so sánh với búp trên cành
Câu b: Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
– Các sự vật đó so sánh được với nhau là vì giữa chúng có điểm giống nhau nhất định.
– So sánh như vậy để làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói vẻ những sự vật được nói đến; làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm.
Trả lời câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau: Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
Lời giải chi tiết:
Sự so sánh trong câu Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến khác với sự so sánh trong các câu trên ở chỗ nó là so sánh lý luận, thiên về chức năng nhận thức hơn biểu cảm.
Phần II: CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH
Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I SGK vào mô hình phép so sánh. Nêu thêm các từ so sánh mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Vế A (sự vật được so sánh) – Phương diện so sánh – Từ so sánh – Vế B – (Sự vật dùng để so sánh)
Trẻ em – như – búp trên cành
Rừng được – dựng lên cao ngất – như- hai dãy trường thành dài vô tận
Con mèo vằn – to hơn – con hổ
Trả lời câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Nêu thêm các từ so sánh mà em biết
Trả lời:
Một số từ so sánh: là, như, như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu… bấy nhiêu.
Trả lời câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cấu tạo của phép so sánh dưới đây có gì đặc biệt?
a) Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
(Lê Anh Xuân)
b) Như tre mọc thẳng con người không chịu bất khuất.
(Thép Mới)
Trả lời:
Các phép so sánh có điểm đặc biệt sau:
a) Vắng mặt từ ngữ chỉ phương diện so sánh, từ so sánh.
b) Từ so sánh và vế so sánh được đảo lên trước vế A.
Phần III: LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào mẫu so sánh gợi ý trong bài tập 1 tr 25-26 SGK Ngữ văn 6 tập 2, em hãy tìm thêm ví dụ.
Lời giải chi tiết:
a) So sánh đồng loại:
– So sánh người với người:
Thầy thuốc như mẹ hiền.
– So sánh vật với vật:
Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
b) So sánh khác loại:
– So sánh vật với người:
Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
– So sánh cái cụ thể với cái trìu tượng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.
Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:
– khoẻ như …
– đen như …
– trắng như …
– cao như …
Lời giải chi tiết:
– khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như Trương Phi…
– đen như cột nhà cháy, đen như củ súng, đen như củ tam thất…
– trắng như bông, trắng như cước, trắng như ngà…
– cao như cây sào, cao như núi…
Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau.
Lời giải chi tiết:
* Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong Bài học đường đời đầu tiên:
– Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
– Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
– Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiên thuốc phiện.
– Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghi-lê.
– Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
* Trong Sông nước Cà Mau.
– Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
-[…] ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen láy hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
-[…] cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch .
– /…/ trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
– Những ngôi nhà ban đêm ánh đèn măng- sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.
Có thể bạn thích: