“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa – Ống tre ngà và mềm mại như tơ” Tiếng Việt từ muôn đời vẫn là kho báu tinh thần vô giá của dân tộc. Tiếng Việt lưu giữ hồn cốt, những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước qua ngàn đời lửa cháy. Chúng ta vẫn tìm về tiếng Việt như một cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với những gì gần gũi, thân thương, trìu mến nhất. Thứ ngôn ngữ ấy đã ngấm vào trong từng đường gân thớ thịt của chúng ta, gắn bó với ta từ thuở còn trong nôi qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Vì lẽ đó, ta yêu mến, tự hào xiết bao thứ tiếng đã cùng ta lớn lên thành người. Tác giả Đặng Thai Mai cũng có một bài viết để ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” lớp 7 hay nhất mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” số 1
I. Đôi nét về tác giả Đặng Thai Mai
– Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
– Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
– Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học
– Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng tách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
II. Đôi nét về tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ
“Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”
2. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
– Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt
3. Giá trị nội dung
Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc
4. Giá trị nghệ thuật
– Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận
– Lập luận chặt chẽ
– Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện
– Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu
III. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Phần 1 (đoạn 1, 2): Tiếng Việt đẹp và hay (luận điểm chính, tổng quát)
Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt.
Câu 2 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Nhận định Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp và hay được trình bày:
+ Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt
+ Vế thứ hai, giải thích ngắn gọn nhận định ấy.
Câu 3 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm
+ Ý kiến của một người nước ngoài: ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói, nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm giàu thanh điệu, phong phú
Câu 4 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
– Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu
– Từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu
– Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng
+ Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu…
⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội
Câu 5 (trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này:
– Tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận
– Lập luận chặt chẽ: nhận định ngay phần mở bài, tiếp đó chứng minh
– Tác giả đã phải sử dụng một hệ thống chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt
– Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.
Luyện tập
Câu 1 (trang 37 SGK): Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.”
Câu 2 (trang 37 SGK):Năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.
– Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
– Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh.
(Lượm – Tố Hữu)
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Tục ngữ)
– Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
– Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Sông nước Cà Mau)
Ý nghĩa – Nhận xét
– Qua những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện của tác giả, học sinh nhận thấy được sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đồng thời, học sinh còn nhận ra được những phẩm chất bền vừng và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của ngôn ngữ dân tộc, nó là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tộc.
– Học sinh từ bài học, thêm yêu mến ngôn ngữ mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” số 4
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Đặng Thai Mai quê ở Nghệ An
Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng
Ông từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ
2. Tác phẩm
Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc , được in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Văn bản có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu => “qua các thời kì lịch sử” : Nêu lên nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay và tác giả giải thích nhận định ấy.
Đoạn 2: còn lại : chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt qua những mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của tiếng Việt.
Câu 2:
Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như sau:
Câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếp sau đó, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.
Câu 3:
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ thuyết phục cùng với cách lập luận chặt chẽ theo trình tự như sau:
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm
Nêu ra ý kiến của người nước ngoài – một giáo sĩ thạo tiếng Việt để khẳng định lí lẽ
Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu
Câu 4:
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:
Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phong phú, giàu thanh điệu
Tiếng Việt uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp
Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa
Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Câu 5:
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là:
Kết hợp giải thích với chứng minh và bình luận.
Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần mở bài, sau đó là giải thích và mở rộng nhận định ấy, cuối cùng dùng các chứng cứ để chứng minh
Những dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.
Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa để làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.
Bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” số 6
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả
Đặng Thai Mai (1902 – 1984), quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An
Là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy
Trước cách mạng 1945, ông vừa dạy học vừa tham gia hoạt động cách mạng, sáng tác và nghiên cứu văn học.
Sau 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và cơ quan văn nghệ,viết một vài công trình nghiên cứu có giá trị lớn
Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
2. Tác phẩm:
Tên bài do người soạn sách đặt, là đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và tuyển chọn và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2
Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn
Bài làm:
Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:
Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát, lí do tự hào về tiếng Việt và tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
Từ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó..” đến “..rất ngon lành trong những câu tục ngữ”: Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
Từ “Tiếng Việt chúng ta gồm có..” đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.
Câu 2: Trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2
Hãy cho biết nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào.
Bài làm:
Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích khá rõ ràng bằng hai luận cứ qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: “nói thế có nghĩa là nói rằng…” gồm hai vế.
Ở vế thứ nhất (luận cứ 1), tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt “hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu..”
Ở vế thứ hai( luận cứ 2), tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc “diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử”.
Câu 3: Trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
Bài làm:
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ về ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt và ý kiến của bản thân trực tiếp phân tích, miêu tả trên nhiều phương diện. Cụ thể như sau:
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.
Để bổ sung cho chứng cứ trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.
Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả sắp xếp từ những chứng cớ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,…
Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:
Con lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao, có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.
Câu 4: Trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào?
Bài làm:
Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.
Câu 5: Trang 37 sgk ngữ văn 7 tập 2
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì ?
Bài làm:
Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật:
Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu.
Ví dụ: “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi”.
Hoặc: “Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói…”. Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.
Luyện tập
Bài tập 1: trang 37 sgk Ngữ Văn 7 tập hai
Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Bài làm:
Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là:
Phạm Văn Đồng: “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật.”
Bác Hồ: “Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.”
Bài tập 2: trang 37 sgk Ngữ Văn 7 tập hai
Tìm năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặ cđọc thêm ở các lớp 6,7
Bài làm:
Năm dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6,7:
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Đu đưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lốc
(Mưa – Trần Đăng Khoa)
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
(Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lóng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Sau phút chia li – Bản dịch Đoàn Thị Điểm)
Thân em thời trắng phận em tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” số 3
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
– Đặng Thai Mai (1902 – 1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
– Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
– Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng vừa sáng tác và nghiên cứu văn học.
– Từ sau năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn.
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
– Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II.
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1. Từ đầu đến… “các thời kì lịch sử”: Nêu nhận định tiếng Việt là một thức tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Phần 2. Còn lại: Chứng minh cái đẹp và cái hay của tiếng Việt.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Trang 37 SGK
Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Trả lời:
– Bài văn có bố cục gồm hai đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến … “thời kì lịch sử”): Nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Đoạn 2 (phần còn lại): Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của Tiếng Việt.
Câu 2 – Trang 37 SGK
Hãy cho biết nhận định: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như thế nào?
Trả lời:
Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn như sau:
+ Câu mở đầu khẳng định giá trị, vị thế của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: “Tiếng Việt có những đặc sắc… hay”
+ Tiếp đó đến vế thứ hai, tác giả giải thích ngắn gọn mà rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.
Câu 3 – Trang 37 SGK
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
Trả lời:
Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ sau:
– Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
– Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài.
– Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)
– Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
– Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa.
– Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.
– Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Câu 4 – Trang 37 SGK
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt đã được thể hiện ở những phương diện nào? Em hãy tìm một số dẫn chứng cụ thể để làm rõ các nhận định của tác giả.
Trả lời:
Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
– Về ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu
– Về từ vựng: dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa, gợi hình, giàu nhạc điệu
– Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng
Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều hoặc trong Chinh phụ ngâm, thơ của Tố Hữu…
⇒ Tác giả làm nổi bật sự giàu có của tiếng Việt, chính là sự sáng tạo từ ngữ mới phù hợp với sự phát triển của xã hội
Câu 5* – Trang 37 SGK
Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài là gì?
Trả lời:
Phép lập luận chứng minh của tác giả trong bài này rất chặt chẽ và có sức thuyết phục, bởi vì:
– Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.
– Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ. Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh họa cho chứng cứ.
– Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói.
LUYỆN TẬP
Câu 1 – Trang 37 SGK
Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Trả lời:
Tham khảo 2 ý kiến sau đây của đồng chí Phạm Văn Đồng và nhà thơ Xuân Diệu:
– “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta… Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói…”
(Phạm Văn Đồng – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
– “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao. Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội, cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao…”
(Xuân Diệu – Tâm sự với các em về tiếng Việt)
Câu 2 – Trang 37 SGK
Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.
Trả lời:
Sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng thể hiện cụ thể ở các dẫn chứng:
– Những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng
– Những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng:
“Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.
– Những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
– Những câu thơ gợi hình ảnh kiên cường, hào hùng của cây tre Việt Nam trong thơ Nguyễn Duy:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
TỔNG KẾT
Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, làm một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
Bài soạn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” số 5
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bố cục: Gồm ba phần:
– Phần mở bài (Nêu vấn đề): Từ đầu cho đến “… đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.
Ý chính: Người Việt Nam có thể tự hào và tin tưởng vào tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
– Phần thân bài (Chứng minh vấn đề): Từ chỗ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó…” cho đến “…mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ…”
Ý chính: Tiếng Việt đẹp và hay về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngày càng phát triển để thỏa mãn mọi yêu cầu của xã hội.
– Phần kết luận (Kết thúc vấn đề): Câu cuối của bài.
Ý chính: Khẳng định sức sống của tiếng Việt.
Câu 2. Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” đã được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như sau:
– Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu.
– Tiếng Việt rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
– Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam.
Câu 3. Tác giả đã chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt với nhiều chứng cứ được sắp xếp như sau:
+ Nêu một số ý kiến của người nước ngoài:
– Người nước ngoài tuy chưa hiểu tiếng ta, nhưng nghe người Việt Nam nói họ đã thấy tiếng Việt rất giàu nhạc tính.
– Một giáo sư nước ngoài nhận định rằng tiếng Việt đẹp và rất rành mạch trong lời nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
+ Phân tích đặc điểm của tiếng Việt để chứng minh:
– Tiếng Việt gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
– Tiếng Việt giàu về thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm như âm giai trong âm nhạc.
Câu 4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện sau:
– Từ vựng tiếng Việt luôn được bổ sung ngày càng nhiều thêm để biểu hiện các khái niệm mới.
– Ngữ pháp cũng ngày càng phát triển uyển chuyển hơn, chính xác hơn.
– Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng phức tạp hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ…
Sau đây là một số dẫn chứng để làm rõ thêm các nhận định của tác giả:
Ví dụ về mặt từ vựng, tiếng Việt đã Việt hóa nhiều từ Hán để sử dụng trong việc viết các văn bản hoặc trong giao tiếp hàng ngày. Các từ độc lập, tự do, hạnh phúc, học tập, công tác, bố trí, phân công, lãnh đạo, cán bộ, điều hành, hiệu trưởng, học sinh, giáo viên, giám thị, giám khảo, lưu bút, kỉ niệm, kí ức, khoa học, mĩ nghệ, văn bản, nghị luận… đã trở nên quá quen thuộc và thông dụng đối với người Việt Nam. Nhiều thứ tiếng nước ngoài khác cũng đã trở thành tiếng Việt như: Xô viết, xà bông, ô tô, ti vi, mít tinh, cà vạt, (áo) sơ mi, (khăn) mùi soa, xa lông, com pa…
Câu 5. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là: Với lối văn thật trong sáng, mạch lạc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ kèm theo các dẫn chứng xác đáng để chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp tạo nên một sức thuyết phục cao.
Ghi nhớ:
Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
II. LUYỆN TẬP
1. Việc sưu tầm các em tự làm.
2. Năm dẫn chứng thể hiện Sự giàu đẹp về ngữ âm và từ vựng trong các bài văn thơ đã học, đã đọc:
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời như lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh”.
(Trích bài “Cô Tô” của Nguyễn Tuân)
“Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru…
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con
Tiếng chim mách lẻo cây hồng chín
Điểm nhạt da trời những chấm son…”
(Trích bài “Chiều thu” của Nguyễn Bính)
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận…”.
(Trích bài “Sông nước Cà Mau” của Đoàn Giỏi)
“Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt. Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn. Khi chiều xuống, nhìn về phía Hà Nội thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa, gợi lên bao quyến rũ khát khao… Rồi những ngày nước lên cao, gần mấp mé thân cầu. Đứng trên cầu, nhìn dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy với sức mạnh không gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu xanh thân thương, bao làng mạc trù phú đôi bờ, tôi cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”.
(Trích bài “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” của Thúy Lan)
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc con dao đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau
Con nộm nang tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thuồng luồng xăm mình, xăm mặt
Đánh lừa thằng giặc là truyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù ca dao, cổ tích…”
(Trích bài tha “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm)
Kết quả cần đạt
Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra các loại trạng ngữ trong câu.
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Chú thích (thêm)
Tự hào: lấy làm hài lòng và hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
Xã giao: giao thiệp bình thường trong xã hội.
Nhân chứng: người làm chứng.
Phương diện: một mặt nào đó của vấn đề.
Có thể bạn thích: