Pôn Ê-luy-a (1895 -1952), nhà thơ Pháp, tên thật là Pôn Ơ-gien Granh-đen. Pôn Ê-luy-a đã tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ của ông không chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thống mà hàm chứa suy luận trữ tình triết lý. Bài thơ “Tự do” được viết vào mùa hè năm 1941, trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược in trong tập “Thơ ca và chân lí” (1942) và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. “Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà TopChuan.com đã tổng hợp trong bài viết sau đây.
Bài văn phân tích tác phẩm “Tự do” số 4
Tự do là hai từ thiêng liêng và ý nghĩa mà con người luôn khát khao hướng tới, đấu tranh tới cùng thậm chí là hi sinh tính mạng của mình để dành lại được tự do. Một lần nữa nhà thơ người Pháp P.ê-luy-a lại mang đến cho người đọc những ý nghĩa về hai từ tự do qua bài thơ cùng tên.
Câu trúc bài thơ chia thành các khổ, mỗi khổ bốn câu, ba câu đầu thể hiện những khoảng thời gian và không gian, câu cuối kết lại “Tôi viết tên em”. Để đến cuối cùng hai từ TỰ DO được bật lên cuối cùng. Một mình một câu, một dòng, in hoa thể hiện sự thiêng liêng và đầy khao khát. Đây là kết cấu quy nạp, ở trên tác giả thể hiện tự do trên những phương diện thời gian và không gian, từ những không gian nhỏ nhất đến không gian lớn của một đất nước đều được khắc lên hai chữ tự do.
Thời gian tuyến tính luân chuyển từ khi còn bé đến khi thanh niên cũng được khắc lên hai chữ tự do. Hành trình con người sinh ra và lớn lên cần phải được tự do cùng với những khoảng không gian từ nhỏ đến lớn trong phạm vi chủ quyền của một đất nước một dân tộc. Tự do ở đây không phải là tự do của một cá nhân, không phải tự do trong một khía cạnh của đời sống mà tự do của cả một đất nước, dân tộc và trong toàn diện đời sống con người từ suy nghĩ đến việc làm nhân văn:
Trên những trang đã đọc
Trên những trang trắng tinh
Đá, máu, giấy hay tro
Ta viết tên em
Trên tranh ảnh tô vàng
Trên vũ khí chiến binh
Trên mũ miện vua chúa
Ta viết tên em
Trước hết xét về mặt không gian, tự do đi kèm với không gian cụ thể như nhà trường, sách vở, tuyết, cát, cây, trang sách…hay những không gian khác thường như tranh ảnh tô vàng, chiến binh, mũ miện nhà vua và cả những địa điểm không gian trừu tượng: thời thơ ấu âm vang, điều huyền diệu đêm đêm. Có thể thấy tự do tồn tại ở khắp nơi trong mọi không gian. Nhịp thơ nhanh mạnh, lôi cuốn thể hiện được sự khát khao tự do của tác giả cũng như con người.
Xét về mặt thời gian, tự do đi kèm với thời gian khi đang học bài, khi đang đi chơi trên tuyết trên cát, khi ấu thơ, khi thức cũng như khi ngủ, khi quan sát sự vật, khi ở những nơi nguy hiểm và cả khi thoát nạn…Tất cả đều hướng về hai chữ tự do.
Qua đây ta có thể thấy rằng, tự do là một thứ mà con người luôn khao khát không nguôi. Tự do ở đây không phải là tự do cá nhân nữa mà là tự do của cả một dân tộc một đất nước. Tình yêu tự do được nhà thơ thể hiện trên tất cả các mặt không gian từ cụ thể hiện hình đến mơ hồ vô hình và trên tất cả các khoảng thời gian từ nhỏ đến lớn, khi thức hay khi ngủ.
Có thể nói cho đến bây giờ yếu tố tự do luôn là yếu tố quan trọng trong đời sống của con người. Mỗi dân tộc có thể chấp nhận hi sinh cả tính mạng và của cải để đổi lấy hai chữ Tự do ấy.
Bài văn phân tích tác phẩm “Tự do” số 5
Trong những năm tháng đen tối của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai khi đất nước Pháp bị quân phát xít giày xéo, quân đội Đồng minh đã liên tục dùng máy bay rải những vần thơ “Tự do” cháy bỏng của Pôn Ê-luy-a để động viên nhân dân chống quân thù. Tại sao bài thơ ấy của Ê-luy-a lại kì điệu đến vậy? Bởi “Tự do” đã thể hiện sâu sắc tình yêu và khát vọng đối với tự do của hàng triệu con người đang trong vòng bi phẫn.
Pôn Ê-luy-a là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng của Pháp. Thơ Ê-luy-a ở thời kì nào cũng đầy khát vọng và mơ ước tự do. ông đã đi “từ chân trời một người đến chân trời tất cả mọi người”. Thơ của ông từ 1942 thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa cao cả, là tiếng nói của tâm hồn trong sáng tuyệt vời, của tình yêu nồng nàn làm xao xuyến con người, là những khúc nhạc dịu dàng, những ước mơ đẹp kết hợp với thực tiễn xã hội.
Bài thơ Tự do là một tác phẩm được rút trong tập Thơ ca và chân lí, đúng thời gian quân phát xít Đức đang giày xéo nước Pháp. Tự do là tiếng nói rạo rực của trái tim, tiếng vang động của núi rừng, sông biển; vũ trụ và con người đòi hỏi Tự do:
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viểt tên em… Tự do.
Chủ đề của bài thơ đồng thời tên của bài thơ là Tự do. Đây không phải là một thi đề mới mẻ trên thế giới. Song cần lưu ý rằng, trong bài thơ đặc biệt này, tự do không chỉ là tự do cá nhân mà còn là tự do cho đất nước, tự do cho dân tộc. Khi đất nước được tự do, không bị kẻ thù ngoại lai xâm lược thì con người trong đất nước đó mới thực sự được tự do. Đó là thứ tự do chân chính mang phẩm chất nhân văn chứ không phải thứ tự do chém giết của các thế lực thù nghịch bạo tàn, độc ác. Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao, chần thành tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ không có tự do, bị bọn phát xít giày xéo.
Bài thơ có mười hai khổ. Câu kết ở mỗi khổ là “Tôi viết tên em”, ở khổ cuối cùng (khổ mười hai) là “Để gọi tên em”. Vậy tôi là ai? Em là ai? “Tôi” là chủ thể trữ tình, cái tôi thi sĩ. Đấy là tác giả Ê-luy-a đang hướng về tự do với tấm lòng thiết tha cháy bỏng, nỗi niềm chất chứa được dồn nén và toả ra trên trang giấy, bộc lộ với tự do như với người thân yêu nhất. Song thế chưa đủ. Tôi không chỉ là chủ thể trữ tình, cái tôi thi sĩ mà là tất cả mọi người đang rên siết dưới ách nô lệ của bọn phát xít. Vì thế bài thơ đã trở thành thánh ca trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức.
Cách dùng đại từ “em” rất độc đáo. “Em” đồng nghĩa với tự do. Tự dọ là điều vô cùng cao quý, thiêng liêng nhưng tác giả gọi đó là “em” rất gần gũi, giản dị và thân thương vô cùng. Dùng đại từ “em” để chỉ tự do, tác giả bày tỏ lòng yêu mến, tình cảm tha thiết chân thành đô’i với tự do. Việc sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc câu “tôi viết tên em” làm cho cảm xúc tuôn trào, dào dạt, liên tiếp của một tâm trạng khát khao tự do.
Động từ “viết” là ghi, chép. Có thể hiểu là hành động. Nhà thơ sinh ra để ca ngợi tự do, viết về tự do, chiến đấu hi sinh vì tự do. “Viết” là hành động của mọi người để hướng tới tự do, đạt được nguyện vọng sống tự do. Hai tiếng “tôi viết” phải được hiểu như vậy mới nhận ra ý đồ nghệ thuật của tác giả, tạo ra sự đồng cảm lớn lao.
Từ “trên” được lặp lại nhiều lần, mười hai khổ thơ có tới mười một khổ từ “trên” xuất hiện. Tổng số ba mươi tư “trên” trong mười một khổ. Trong tiếng Việt từ “Trên” là danh từ chỉ phương hướng. Tiếng Pháp gọi “trên” là giới từ. Tương tự như từ “on” trong tiếng Anh. Từ “trên” trong vãn cảnh (bài thơ) này chỉ không gian. Hàng loạt hình ảnh: ‘Trên những trang vở học sinh”, “Trên bàn học, trên cây xanh”, “Trên sa mạc trên rừng hoang”, “Trên đất cát và trên tuyết”, “Trên tổ chim, trên hoa trái”, “Trên những mảnh trời trong xanh”, “Trên ao mặt trời ẩm mốc”, “Trên hồ vầng trăng lung linh”, “Trên mỗi khoảnh khắc hừng đông”, “Trên đại dương trên tàu thuyền”, “Trên vùng núi non điên dại”,… Có tới mười bảy lần từ “trên” xuất hiện gắn với không gian, người đọc có thế’ nhận biết được qua hình ảnh.
Điều đó cho ta thấy tình cảm của tác giả rất đáng trân trọng, đó là tình cảm tha thiết không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của bao người khác nữa. Nhưng cũng có không gian được viết ra bằng bút pháp siêu thực: “Trên hình ảnh rực vàng son”, “Trên gươm đao người lính chiến”, ‘Trên mũ áo các vua quan”, “Trên điều huyền diệu đêm đêm”, “Trên tất cả họ hàng quây quần”,… Đó là không gian qua trí tưởng tượng đã chuyển hoá thành thời gian, không gian và thời gian thể hiện tâm trạng con người. Đó là không gian, thời gian nghệ thuật. Cách hiểu từ “trên” dưới góc độ thời gian nhấn mạnh hơn tình cảm tha thiết vươn tới tự do: thời gian cứ chảy trôi, con người cứ khao khát vươn tới tự do không ngừng nghỉ.
Từ “trên” gắn liền với những không gian, thời gian giúp người đọc hiểu sâu thêm về hai chữ “tự do”. Tự do đã trở thành khát vọng cháy bỏng, mong mỏi da diết của con người. Dù ở đâu, đang làm gì, tuổi ấu thơ hay đã trưởng thành, thức cũng như ngủ, quan sát hay suy ngẫm, ở núi non hiểm trở hạỹ theo con tàu lênh đênh trên sóng nước, thậm chí cả lúc nguy nan, tôi đều hưởng tới tự đo.
Tự do là khát vọng lớn, mãnh liệt của con người. Nó càng có ý nghĩa hơn khi nhân dân Pháp (năm 1942) đang bị bọn phát xít Đức xâm lược. Kết hợp hai cách hiểu trên làm cho ý thơ có sự kết nối về không gian: “tôi viết tên em” khi đang ở đâu đó và làm một việc gì đó. Các từ “trên” xuất hiện khiến bài thơ có kiểu lặp từ xoáy tròn tạo ra nhạc điệu nhằm nhấn mạnh ấn tượng về sự lan toả triền miên không dứt của cảm giác tự do, khát vọng tự do.
Bài thơ ra đời vào đúng thời gian quân phát xít Đức đang giày xéo nước Pháp. Sự thực phũ phàng ấy là nỗi nhói đau của hàng triệu con người Pháp chân chính trong đó có nhà thơ.
Viết bài thơ Tự do, Ê-luy-a đã cất lên tiếng hát khao khát tự do mãnh liệt thiêng liêng của một con người, của một công dân trên đất nước bị kẻ thù giày xéo. Tình cảm tha thiết của thi sĩ với tự do phải được hiểu là tâm sự yêu nước, nỗi đau mất nước, lòng khao khát tự do cho bản thân và lớn hơn nữa là tự do cho đồng bào, dân tộc. Khi ấy, cái “tôi” trữ tình trở nên vĩ đại và cao thượng nhường nào.
Bài văn phân tích tác phẩm “Tự do” số 2
Ê luy a là một nhà thơ nổi tiếng, với khao khát tự do nên cả cuộc đời của ông luôn góp phần và đi tìm cái mới mẻ và điều đó đã tạo nên cho ông những đóng góp rất tuyệt vời qua tác phẩm Tự Do.
Cả cuộc đời đam mê và muốn đi tìm cái tự do nên ông luôn cố gang theo đuổi và góp phần vào công cuộc đi tìm cái đẹp cái tự do trong chính cuộc sống nơi mình sinh ra, nó đã tạo nên cho chúng ta những điều hoàn toàn khác và cũng đưa chúng ta có thể phát triển lên trên mọt hoàn toàn khác, mỗi chúng ta đều có thể thấy rằng tụ do là một điều cực kì quan trọng nó góp phần tạo nên những yếu tố quan trọng hơn, cả những yếu tố khác cũng có thể phát triển nhờ bản thân luôn mong chờ và chờ đợi những điều tự do và hạnh phúc cho mỗi con người.
Chúng ta có thể thấy khát vọng tự do đã xuất hiện ngày càng được bày tỏ một cách hoàn toàn sáng suốt trong con mắt của tác giả, những khát vọng đó đã đưa con người đến những tầm hiểu biết và có những điều thật tốt đẹp và xảy ra với thế giới này, nó đã tạo nên cho chúng ta những điều diệu kì hơn. Trong bài thơ tác giả đã thể hiện khát vọng đó được thể hiện qua nhân vật em, nhân vật em được tác giả nói để thể hiện những nỗi khát khao của chính bản thân mình, những nỗi niềm tự do đó đã đưa đến cho chúng ta những điều tốt đẹp và muốn thể hiện khát vọng cho chính bản thân mình.
Âm hưởng nhẹ nhàng của bài thơ đã tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng và có những điều thật tuyệt vời khi khát khao tự do của tác giả ngày càng được nâng cao và nó thể hiện qua những bài thơ của tác giả, bài thơ tự do là nổi bật lên với khát vọng tự do, và ngày càng thể hiện một cách chi tiết và hoàn hảo hơn. Cuộc sống tự do đó đã chi phối con người và khát vọng đó đã đưa cho chúng ta những hiểu biết và tầm quan trọng của con người và đó đã tạo nên những yếu tố ngày càng có những yếu tố phát triển trong nhân cách của tác giả, muốn được tụ do và khao khát được sống cuộc sống tự do, họ ngày càng viết lên những suy nghĩ và phẩm giá của mình, mỗi người đều tạo nên cho chính chúng ta những điều đó là thể hiện sự tự do và khao khát tự do hơn.
Khi tác giả viết lên và dùng những tự do để nói lên chính cho bản thân mình những điều tự do và hạnh phúc, nó đã tạo nên những điều thật hạnh phúc và khao khát tự do không chỉ tạo nên những cung bậc và những nốt nhạc du dương trong tâm hồn của tác giả, ông đang mong muốn sống một cuốc ống tự do và hạnh phúc chính vì vậy cuốc ống của chính ông là đang không muốn sống vào những giây phút bị kìm hãm và nó cũng đã đưa con người vào những tầm cao mới và ngày càng phát triển hơn, đó không phải là trường phái của những phái siêu thực khác, nó đã tạo nên những điều cực kì rõ rệt trong không gian. Trong hình ảnh về nhân vật em đó là những hình ảnh mà tác giả muốn thể hiện niềm khao khát cho chính bản thân mình, ông đang khao khát một cuộc sống tự do và nó chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt hơn trong lòng của tác giả, tôi viết lên cho nhân vật em đó là hiện lên trong lí tưởng cả tuổi thơ lẫn trong tâm hồn của tác giả, nó hiện lên trong mọi không gian.
Những khát khao tự do trong con người của tác giả đã thể hiện một cách chân thành và nó chiếm lĩnh trong một vị trí đặc biệt và có ý nghĩa sâu rộng hơn trong một khoảng không gian rộng lớn này, mỗi ngày tác giả đều thể hiện được sự tự do trong tâm hồn nó đã hiện lên một hữu hiệu trong từng vần thơ của tác giả và đang thể hiện nó một cách sâu rộng và chiếm lĩnh một ví trí vô cùng đặc biệt trong tâm hồn của tác giả. Hình ảnh em chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt ở đây em chính là sự tự do, tác giả không nó thẳng về những điều tự do mà tác giả nói về nhân vật em ở đó ẩn dụ nói về những điều đó, chúng ta đều có thể thấy một điều rằng sự tự do đã xuất hiện trong tâm trí của tác giả sâu rộng hơn, mang một nỗi nhớ thương và mong đợi một cách hợp lý và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn và con người của tác giả.
Ở đây nhân vật trữ tình là nhân vật em, đã thể hiện một cách sâu rộng và có ý nghĩa lớn lao hơn, mang trong tâm hồn của tác giả những tình yêu thương đối với sự tự do cho chính bản thân mình, hơn cả những điều đó tác giả đã nhấn mạnh sâu sắc được những điều cực kì quan trọng trong tâm hồn của mình, nhân vật em được hiện diện trong tác phẩm này với một tần số rất lớn nó đã tạo nên những điều hoàn toàn có thể phục vụ cho một đất nước tươi đẹp khi khát vọng tự do được nâng cao như thế này. Với những khát khao đó tác giả đã vẽ ra một không gian rộng lớn về những mong ước của sự tự do, chúng ta cần phải có những niềm tin ước về sự tự do.
Hình ảnh của sự tự do được tác giả mong muốn viết lên, nó đã thể hiện được những nỗi niềm lớn lao, qua đó ngoài những mong đợi về một sự tự do chúng ta cần tạo niềm tin cho chính người dân của chúng ta để phát triển bản thân tính tự do độc lập và mỗi ngày ông đều thể hiện những nỗi niềm mong ước đó qua trang thơ của mình, hình ảnh của sự khao khát đó trong tâm hồn của tác giả một cách chủ động và nó trở nên linh hoạt hơn trong thơ văn của ông, mỗi câu thơ đều mang đậm những sự mong ước đó, niềm tin yêu về một đất nước hòa bình tự do được thể hiện qua những vần thơ của người.
Những lời mà tác giả đã thoát lên là thể hiện niềm tự do và hạnh phúc cho chính bản thân mình, đó là những điều quan trọng và sự nhân hóa về nhân vật em đã thể hiện những điều đó một cách chân thành và tuyệt vời hơn, nghệ thuật nhân hóa em với ý nghĩa này sự tự dó đó đã hiện hữu trong tâm hồn của nhân vật, những cách gọi một cách gần gũi và tạo nên những niềm tin yêu về một đất nước hoàn hảo và những nỗi lòng sâu xa mà tác giả thể hiện cùng rất chân thành và mang đậm cảm xúc sâu sắc. Khi tác giả gọi tên em cũng chính là những giây phút tác giả gọi tên tự do, qua đây chúng ta thấy được niềm tự do và khao khát của tác giả đã được thể hiện một cách sinh động, và tình yêu với sự tự do đã được tác giả thể hiện sâu rộng trong bài viết này.
Trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược thì khát khao tự do ngày càng được thể hiện sinh động hơn, chúng ta có những niềm tự hào riêng về một đất nước tự do đó khát vọng đó đã ăn sâu vào trong tâm trí của tác giả, mỗi người đều có những yếu tố dịu kì hơn trong cách suy nghĩ và hoàn toàn có thể chiếm lĩnh những khoảng không gian vô tận hơn trong tâm hồn của tác giả, nó chiếm lĩnh nhân vật em trong những khoảng không gian rộng lớn và ngày càng có nhiều khoảng không gian hiện đại và có ý nghĩa vô tận trong khoảng không gian hoàn hảo hơn, niềm tin về những điều đó.
Bài thơ “Tự do” đã thể hiện sâu sắc trong bài thơ và đó là những nỗi niềm cao cả và những mong ước cho cả một dân tộc rộng lớn.
Bài văn phân tích tác phẩm “Tự do” số 1
Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp. Ông từng tham gia vào trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới thứ II, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp tham gia nhiều hoạt động chính trị: chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít.
Ông đã tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu trí tuệ và tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông hàm chứa suy luận trữ tình triết lý. Trong thơ ông, dấu ấn chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét và mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại. Tự do được sáng tác vào mùa hè năm 1941, lúc Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược. Bài thơ được in trong tập “Thơ ca và chân lý, 1942”. Bài thơ được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể dòng cuối cùng chỉ là chữ TỰ DO. Mỗi khổ 4 dòng trong đó 3 dòng đầu viết theo thể thơ 7 âm tiết, 1 dòng cuối (cũng là điệp khúc của toàn bài) chỉ có 4 âm tiết. Nguyên bản bài thơ không có vần, không có các dấu ấn chấm câu, chấm hết cuối bài.
Với chủ đều thể hiện khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít đức xâm lăng. Không thể sống trong nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại. “Tôi viết tên em” – TỰ DO nổi bật lên hình thức lắp kết cấu, điệp từ “trên…trên” theo kiểu “xoáy tròn”; câu thứ tư mỗi khổ như một điệp khúc. Từ “trên” thể hiện cả không gian và thời gian: chỉ địa điểm – không gian (tôi viết Tự Do ở đâu), chỉ thời gian (tôi viết Tự Do khi nào).
“Tôi viết tên em” lên mọi không gian, thời gian. Cụ thể: viết lên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan. Trừu tượng: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…
Tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể và cả trong giấc mơ, trí tưởng tượng, hồi ức và cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường. Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian. “Tôi viết tên em” khi đang tuổi ấu thơ; ban đêm, ban ngày, lúc hửng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương, trên núi cao; lúc bão giông; khi bình yên,. Như vậy, dù ở đâu, theo nghĩa nào thì tôi đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt…”Em” – TỰ DO đã chiếm trọn không gian của “tôi”; chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về “em”.
Tôi “gọi tên em” – TỰ DO
Nghệ thuật nhân hóa “em” (chính là TỰ DO), làm cho Tự do trở thành một nhân vật có hồn và “em” trở thành những gì đáng yêu, đáng trọng nhất. “Gọi tên em”: cảm xúc đã bật thành tiếng, đã thốt nên lời, tình yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh nhiệm màu tái sinh những cuộc đời. Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
Cấu kết vòng tròn: như chưa hề kết thúc – mở ra một kết cấu mới, cảm xúc mới. Tự do như là điều không có điểm dừng, bất diệt. Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ đang mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ trở thành bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do.
Như vậy, có thể nói giá trị nội dung của bài thơ ” Tự do” thể hiện tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong trái tim nhà thơ đã đồng vọng trong tâm hồn cả dân tộc. Khát khao tự do biến thành khát khao hành động để giành lấy tự do cho tất cả mọi người. Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị vì đến giờ này nhiều nước trên thế giới còn bị xâm lược, nhiều con người còn mấy tự do.
Về giá trị nghệ thuật bài thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc…qua các khổ thơ. Mạch cảm xúc hướng tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. Hình thức thể hiện đặc biệt với tầng lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau. Hình thức nhân hóa TỰ DO thành một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm “em”, tạo cách nói gần gũi nhưng cũng thiêng liêng, sâu sa.
Bài văn phân tích tác phẩm “Tự do” số 7
Ê-luy-a (1895-1952) là một trong những nhà thơ lớn của nước Pháp trong thế kỉ XX. Ông đã hai lần khoác áo lính ra trận (năm 1914 và năm 1939). Trong những năm đen tối dưới ách thống trị của phát xít Đức xâm lược, ông hoạt động trong chiến hào các chiến sĩ du kích và những trí thức yêu nước Pháp.
Bài thơ “Tự do” của Ê-luy-a từng được in trên truyền đơn, được trích ghi trên lá cờ Tổ quốc của các chiến sĩ du kích, được khắc lên báng súng và tâm hồn của hàng triệu ngươi người dân Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai.
“Tự do” được viết theo thể thơ 7 âm tiết, gồm có 20 khổ thơ bốn dòng và một khổ thơ năm dòng. Chữ “trên” xuất hiện 60 lần và đứng ở vị trí đầu của ba dòng thơ, trong mỗi khổ thơ; câu thơ “Tôi viết tên em” như một điệp cú, điệp khúc vang lên ở dòng cuối mỗi khổ thơ trong 20 khổ thơ đầu. Khổ thơ thứ 20, nói rõ tên em mà nhà thơ hằng yêu mến và quý trọng.
Tôi viết tên em trên mọi không gian bao la và mênh mông: “Trên rừng hoang sa mạc,,.. Trên các mảnh trời xanh,… Trên đồng ruộng chân trời,… Trên mặt biển thân tàu,… Trên ngọn núi điên cuồng,…”. “Tôi viết tên em” trên mọi thời gian: “Trên những mùa cưới hỏi,… Trên những thoáng bình minh,…Trên ngọn đèn mới khêu – Trên ngọn đèn đang tắt,…”. “Tôi viết tên em”, trên mọi sự vật gần gũi, bình dị và mến thương: trên quyển vở nhà trường, trên những trang trắng tinh, trên tổ chim, trên bánh trắng, trên cánh chim đang bay, trên gương soi và phòng ngủ, trên cửa nhà ta, trên trán yêu bè bạn, trên cửa kính, trên làn môi… “Tôi viết tên em” trên mọi biểu trưng của sức mạnh và uy quyền: “Trên vũ khí chiến binh – Trên mũ miện vua chúa”. Và cả những nơi chết chóc, những lúc nguy nan, “trên bậc thềm cái chết” trên mọi hi vọng,… “Tôi viết tên em”.
Bằng biện pháp liệt kê, sử dụng điệp ngữ và điệp khúc theo kiểu “xoáy tròn” trùng điệp, tầng tầng lớp lóp, tác giả đã tạo nên một giọng thơ tha thiết, khắc khoải, bồi hồi. Khổ thơ 21, khổ cuối bài thơ có 5 dòng. Cánh cửa tâm hồn bị đóng kín được mở toang:
“Và do sức mạnh một từ
Tôi làm lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
Tự do”
Cái giá của tự do phải trả bằng nhiều máu và nước mắt. Tên em không phải tên một loài hoa đẹp, tên một báu vật, cũng không phải tên của một giai nhân. Tên em chỉ một từ, do “sức mạnh” làm nên. Tên em là khát vọng sống cho mọi cuộc đời, làm nên ý nghĩa cuộc sống cho mọi con người. Thật giản dị và đáng yêu: “Tự do” là tên em, để tha thiết gọi, tha thiết nhớ, và để “Tôi viết tên em”. Không thể sống trong nô lệ. Phải sống trong tự do. Cái giá của tự do phải trả bằng nhiều máu và nước mắt.
Trong hoàn cảnh lịch sử nặng nề và đen tối những năm 1942…, bài thơ đã trở thành “Thánh kinh”, lời thề chiến đấu của các chiến sĩ yêu nước Pháp. Những người Việt Nam quen cảm thụ ca dao, thơ lục bát, thơ thất ngôn… giàu vần điệu, hình tượng và biểu cảm, nên khi tiếp cận bài thơ “Tự do” của Ê-luy-a, chúng ta gặp phải một khoảng cách lớn.
“Tự do” là bài thơ mang tính trí tuệ của thơ hiện đại Pháp, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Ê-luy-a. Đọc bài thơ, ta tưởng như đi tìm một thứ ánh sáng mới lạ trên trang sách thời áo trắng. P.H Mô-ri-ắc đã viết: “Đối với thế hệ của ông, Ê-luy-a chính là hiện thân của thi ca. Ngay trong những năm đất nước bị chiếm đóng, qua bài thơ “Tự do”, ông vẫn biểu thị được niềm tin chung của chúng ta. Đây là bài thơ mà mọi học sinh của nước Pháp cần học thuộc lòng”.
Có thể bạn thích: