Vũ Khoan được biết đến là một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của Việt Nam. Ông là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Việt Nam từ tháng 8 năm 2002 đến cuối tháng 6 năm 2006. Với rất nhiều những đóng góp của mình cho nền ngoại giao quốc gia, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hai Huân chương Lao động hạng Nhì. Bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002. Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà Toplít đã tổng hợp trong bài viết sau để hiểu rõ hơn những điều mà tác giả gửi gắm tới thế hệ trẻ.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 9
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được biết đến làlà bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Vũ Khoan là một trong những gương mặt mới nằm trong bộ phận lãnh đạp của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Với bài báo này tác giả như đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, về bản thân mỗi chúng ta. Có thể nói thế kỉ mới là thế kỉ hi vọng và bừng sáng đối với đất nước cũng như con người Việt Nam.
Trong bài Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỷ Mới thì đối tượng đối thoại của tác giả chính là lớp trẻ Việt Nam – họ là những chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI. Thế hệ trẻ cũng chính là thế hệ như cũng đã nối bước ông cha, đồng thời cũng đã lại gánh trên đôi vai của mình sứ mệnh lịch sử vô cùng nặng nề là xây dựng lên đất nước Việt Nam trở nên giàu mạnh cường thịnh biết bao nhiêu. Chúng ta cũng có thể xem câu văn đầu bài luận đã nêu lên được biết bao nhiêu ý tưởng chủ đạo của bài luận văn. Quan niệm “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Thông qua đây thì tác giả như cũng đã đặt vấn đề và khẳng định như để chuẩn bị bản thân con người đó chính luôn luôn quan trọng nhất trong những hành trang mà đất nước ta cũng luôn luôn cần phải có. Lý do chính là khi có sự chuẩn bị thì nó sẽ là động lực để phát triển và khiến cho vai trò của con người trở nên mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mỗi chúng ta cũng phải chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới khi mà có thể nhận thấy được chính sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ…. Đặc biệt khi mà đứng dưới những tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ có cả sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều. Nói về vấn đề thời cơ và thách thức được tác giả Vũ Khoan nêu lên và giải thích một cách khúc chiết, sáng tỏ.
Phần tiếp theo, tác giả Vũ Khoan dường như đã nêu lên 3 nhiệm vụ rõ ràng. Nhiệm vụ một là phải thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp. Nhiệm vụ thứ hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thứ ba là phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Vũ Khoan chỉ rõ ra cho mọi người biết được cũng cần phải “Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó”. Thông qua tác phẩm này ta nhận thấy được chính chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới hội nhập, đồng thời chính cái nhìn tỉnh táo là tư tưởng bao trùm phần đầu bản luận văn này.
Tiếp đến là phần thứ hai, tác giả Vũ Khoan cũng thật khéo léo lần lượt nêu lên, giải thích và bình luận những điểm mạnh, bình luận những điểm yếu của con người Việt Nam. Tác phẩm cũng đã chỉ ra cái mạnh của con người Việt Nam đó chính là một sự thông minh sáng tạo, với bản chất tốt đẹp ấy thực sự cũng có ích trong xã hội mới nhất là khi sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu trong thế kỷ mới. Chính btrong cái mạnh đó, dân trí của ta lại có biết bao những lỗ hổng kiến thức cơ bản đã vậy thì khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế. Thông qua đây ta nhận thấy được nguyên nhân là do việc thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng và cả do những lối học chay học vẹt nặng nề. Bản thân của chúng ta nếu như không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này đồng thời khắc phục những điểm yếu này thì cũng thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có của bản thân. Đồng thời cũng lại không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng được.
Tiếp theo có thể nói rằng cũng chính giữa cái mạnh nữa của dân ta thì cũng chính là một sự cần cù sáng tạo. Thế nhưng cũng chính trong cái mạnh ấy ta lại cảm nhận được một sự ẩn chứa những khuyết tật của chính con người sản xuất nhỏ. Những người sản xuất nhỏ lại thiếu đi đức tính tỉ mỉ và có các suy nghĩ ỷ lại như nước đến chân mới nhảy, luôn bị động cho nên với các công việc luôn cần độ khẩn trương thì lại loay hoay, yếu kém. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời luôn luôn biết yêu thương và đùm bọc cũng như đoàn kết với nhau để có thể tạo lên được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ đất nước. Thế nhưng có một thực tế không thể phủ nhận được là do ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ đã vạy lại còn mang nhiều yếu tố cố hữu như tính tùy tiện, đố kị khiến cho kiinh tế khó phát triển đồng bộ.
Trên thực tế thì con người Việt Nam lại luôn luôn còn có nhiều điểm yếu khác nữa như có thể thấy được chính thái độ kì thị đối với sự kinh doanh. Đồng thời là những thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, những nếp nghĩ sùng ngoại hoăc bài ngoại quá mức. Chúng ta nhận thấy được không ít người chúng ta lại luôn có thói quen không tốt đó là “khôn vặt” hay các thói quen “bóc ngắn cắn dài” dường như họ lại không coi trọng chữ “tín”. Tất cả những cái yếu ấy, những thói quen xấu ấy, theo tác giả Vũ Khoan như cũng sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập hiện nay.
Tiếp đến là phần cuối của tác phẩm thì tác giả Vũ Khoan nêu lên 2 điều kiện khi đất nước ta cũng như những người dân ta bưóc vào thế kỉ mới, để luôn mong muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu “thì phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Thêm vào đó nữa đó chinh là hãy làm cho lớp trẻ – những người làm chủ thực sự của đất nước phải nhận ra được điều đó, để họ dường như cũng đã quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Tóm lại bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới được coi là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả Vũ Khoan đã dũng cảm chỉ ra những cái yếu của con người Việt Nam khi bước vào thế kỉ mới, nhất là khi đứng trước vận hội mới, thách thức mới. Với giọng văn sắc sảo, nhiệt thành luôn luôn tâm huyết thì đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, cái nhìn sáng suốt về bản thân mỗi chúng ta.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 6
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều. Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.
Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, mang tính tranh biện đầy sức thuyết phục. Những câu tục ngữ, câu ca dao được tác giả vận dụng tạo nên một lối nói dung dị, đậm đà, gợi cho người đọc bao liên tưởng thú vị. Bài văn của Vũ Khoan đã giúp ta một cái nhìn sáng suốt về nhân dân ta, về bản thân mỗi chúng ta. Thế kỉ mới là thế kỉ hi vọng và bừng sáng đối với đất nước và con người Việt Nam.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 4
Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và in trong cuốn Một góc nhìn của trí thức (NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002). Tác giả đã thẳng thắn đề cập tới một vấn đề “nhạy cảm” mà từ trước đến giờ ít người dám bàn tới. Đó là mặt mạnh, mặt yếu của con người Việt Nam và sự cấp thiết phải đổi mới bản thân con người để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời đại tri thức, khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Lâu nay, khi nói tới phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường nhấn mạnh đến những đức tính tốt đẹp như lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng, đức tính cần cù, dũng cảm, kiên trì, thông minh, sáng tạo… Những phẩm chất ấy đã được chứng minh trong thực tế lịch sử mấy ngàn năm, đặc biệt là qua các cuộc đấu tranh giữ nước.
Giống như các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh cũng có không ít những mặt yếu. Nhận thức được những cái mạnh, đặc biệt là nhìn rõ những cái yếu của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến lến phía trước, vượt qua những trở ngại thách thức ở mỗi chặng đường lịch sử.
Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước những cơ hội mới để đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vượt qua tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào thời điểm 2020. Bước vào thế kỉ mới, với chúng ta cũng có nghĩa là bước vào cuộc hành trình với rất nhiều triển vọng tốt đẹp ở phía trước, nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ phải vươn lên mạnh mẽ, thực sự đổi mới để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thời đại.
Bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã nêu ra chính xác và rất kịp thời những vấn đề trên, nhằm hướng tới thế hệ trẻ – bởi họ chính là lực lượng quyết định thành công sự nghiệp xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. Để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó rèn luyện cho mình những đức tính và thói quen tốt. Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần phải khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, cố gắng hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ. Đây là một bài văn nghị luận xã hội, nội dung đề cập những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác giả không dùng cách viết theo kiểu sách vở, uyên bác, mà bằng cách diễn đạt giản dị, thiết thực, dựa trên cơ sở thực tiễn, ai cũng có thể hiểu được, nhưng không phải vì thế mà bài viết thiếu sâu sắc. Giá trị và sức thuyết phục của nó nằm ở ngay vấn đề mà tác giả đặt ra; ở cách nhìn nhận khách quan, đúng đắn; ở những lời lẽ và cách lập luận giản dị mà chặt chẽ; cuối cùng là ở thái độ tôn trọng và tinh thần trách nhiệm cao của tác giả. Tác giả đã thể hiện thái độ khách quan qua cách lập luận thấu lí đạt tình, qua cách sử dụng từ ngữ chọn lọc, chính xác, qua giọng diệu trầm tĩnh, chín chắn, giàu sức thuyết phục.
Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ XXI. Thông thường sau một thời gian dài, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới, người ta thường nhìn lại, kiểm điểm lại xem những gì được, những gì chưa được để rút kinh nghiệm và chuẩn bị hành trang bước tiếp. THời điểm này có ý nghĩa đặc biệt vì đó là sự chuyển giao giữa hai thế kỉ và hai thiên niên kỉ. Riêng đối với dân tộc ta, thời điểm này lại càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì công cuộc đổi mới bắt đầu từ thập kỉ 80 của thế kỉ trước, cho đến nay, đất nước ta đã đạt được những thành quả vững chắc.
Bước sang thế kỉ XXI, Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu phấn đấu rất cao là đến năm 2020, đất nước ta sẽ xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu để trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Vì vậy, bài viết của tác giả Vũ Khoan có ý nghĩa thời sự rất kịp thời. Đề tài mà tác giả bàn luận đã được nêu rõ trong nhan đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Luận đề hay chủ đề của bài viết được tác giả nêu lên ngay trong câu đầu: Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì, nhận rõ cái mạnh, cái yếu, phát huy cái mạnh và khắc phục cái yếu là điều kiện hết sức cần thiết cho mỗi con người trong giai đoạn mới. Điều đó lại càng cần thiết đối với cả dân tộc khi thực sự bắt tay vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế, trong nền kinh tế thị trường có xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.
Phần thân bài được chia làm ba đoạn tương ứng với ba luận điểm. Hệ thông luận điểm trong bài văn rất rõ ràng và hợp lí. Ta lần lượt tìm hiểu, tóm tắt ý của từng luận điểm để thấy sự liên kết giữa từng luận điểm với toàn bài. Luận điểm một. Tết năm nay đến… lại càng nổi trội: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.Luận điểm hai. Từ Cần chuẩn bị đến… điểm mạnh và điểm yếu của nó : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
Luận điểm ba. Từ Cái mạnh của con người đến… thường đố kị nhau: Những cái mạnh, cái yếu của con người việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thể kỉ mới. Phần còn lại: Kết thúc bài viết. Chúng ta lần lượt tìm hiểu và phân tích từng luận điểm. Ở luận điểm I, tác giả khẳng định con người là quan trọng nhất. Đây là luận điểm quan trọng mở đầu cho cả hệ thống luận điểm của bài. Nó có ý nghĩa đặt vấn đề, mở ra Hướng lập luận của toàn bài: Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiến niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có thể sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ có chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử; Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sề phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.Các lí lẽ nêu lên để chứng minh cho luận điểm này là:
+ Đó là sự chuyển tiếp hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Hành trang bước vào thế kỉ mới gồm có nhiều thứ nhưng chuẩn bị cho con người là yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì đó là quy luật lịch sử, quy luật của nền kinh tế tri thức kinh tế thị trường. Con người quyết định sự phát triển của lịch sử.
+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là đẳng lực phát triển của lịch sử.
+ Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
Trên cơ sở luận điểm thứ nhất, tác giả triển khai luận điểm thứ hai để chứng minh vì sao đầu tư cho con người là quan trọng nhất. Luận điểm này được triển khai trong hai ý:
+ Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại thì sự giao thoa, hội nhập sẽ ngày càng phát triển sâu rộng giữa các nền kinh tế.
Tác giả nhấn mạnh: Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
+ Trong tình hình đó, nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ:
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó. Tác giả đã chuyển tiếp thật khéo léo từ luận điểm thứ hai sang luận điểm thứ ba. Đó là những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam Cần được nhìn nhận rõ ràng trước khi bước vào nền kinh tế tri thức trong thế kỉ mới.
Thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam là đúng đắn, khách quan và chân thành. Đây là luận điểm trung tâm quan trọng nhất của bài viết nên đã được tác giả phân tích cụ thể và thấu đáo. Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước tiến lên nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại hiện nay?
Điều đáng chú ý ở phần này là tác giả vừa nêu ra từng điểm mạnh, vừa nêu ra từng điểm yếu để đối chiếu. Cách nhìn nhận, đánh giá như vậy là hợp lí vì trong cái mạnh thường chứa đựng cái yếu. Điều đáng chú ý nữa là cái mạnh, cái yếu luôn được tác giả phân tích trong hoàn cảnh xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chứ không phải chỉ nhìn nhận nó trong quá khứ lịch sử. Tác giả nêu ra nhũng cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam là: Người Việt Nam thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiên thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yếu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.
Người Việt Nam cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức.
Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn củng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
Người Việt Nam có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương nhau trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày: Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy ngoại bang đe dọa.
Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trậu ăn” đôi với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thề quan sát thấy điều đó ngay trọng cả những việc nhỏ nhặt : Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích người Hoa ở nước ngoài thường cựu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau…
Người Việt thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với lối sống bao cấp, có thói sùng ngoại hoặc bái ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”: Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.
Lâu nay, khi nói đến tính cách và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta thường thiên về khẳng định những cái hay, cái tốt, cái mạnh. Điều này không phải không có cơ sở và cũng là cần thiết, nhất là khi chúng ta cần phát huy sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lăng, giành lại độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nhưng mặt khác, nếu chỉ khẳng định những ưu điểm, mặt mạnh mà bỏ qua những hạn chế và nhược điếm thì sè dẫn đến tình trạng hiểu không đúng về dân tộc mình, ngộ nhận, tự đề cao quá mức, dẫn đến tâm lí tự mãn, không cần học tập người khác. Tâm lí ấy có hại và cản trở sự vươn lên phát triển của đất nước, nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Lòng yêu nước đòi hỏi mọi người phải nhìn rõ cả mặt mạnh và mặt yếu của dân tộc mình, từ đó có sự thôi thúc vươn lên, vứt bỏ những cái yếu kém, vượt qua những hạn chế để có thể sánh vai với những quốc gia phát triển, văn minh, tiến bộ.
Thái độ của tác giả là tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch về một phía, khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc. Tác giả nhận thức rất rõ những mặt mạnh, mặt yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, đưa ra đề nghị phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.Trong phần kết luận, tác giả viết:
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ta điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. Bài viết trên đây của Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đề cập tới một vấn đề thiết yếu đối với dân tộc ta trước một thời điểm lịch sử quan trọng. Tuy vậy, tác giả không dùng cách nói uyên bác, khó hiểu mà dùng cách nói giản dị, dễ hiểu; sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ vừa sinh động, cụ thể lại vừa ý vị, ngắn gọn mà hàm súc.
Qua bài viết, chúng ta càng thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của mình và có phương hướng hành động khắc phục cái yếu, xây dựng những thái quen tốt, bắt đầu từ những việc nhỏ trong sinh hoạt và học tập, để sau này trưởng thành có đủ khả năng đáp ứng được nhiệm vụ đưa đất nước ta tiến lên nền kinh tê công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngang tầm khu vực và thế giới.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 1
Mỗi người Việt Nam – nhất là thế hệ trẻ chúng ta – đã được sống những giây phút thiêng liêng của cái Tết năm 2001. Đó là thời điểm chuyển tiếp từ thế kỉ XX vào thế kỉ XXI. Bước vào thế kỉ mới, đất trời như đổi khác hơn, con người cũng bồi hồi, xao động mong muốn được đổi khác, lớn lên, tiến bộ hơn để sống hạnh phúc hơn. Vậy chúng ta phải suy nghĩ thế nào, phải làm việc, học tập, ứng xử ra sao ? Biết bao băn khoăn, day dứt, bao câu hỏi đặt ra, đòi ta phải trả lời. Một trong những ý kiến giúp chúng ta giải bài toán đặc biệt, trước hết là bài toán về nhận thức tư tưởng, bài toán về cách sống ấy, nằm trong một văn bản nghị luận ngắn gọn mà sâu sắc: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của ông Vũ Khoan.
Mở đầu bài viết, tác giả đã đặt vấn đề trực tiếp, rõ ràng: “Cái mạnh, cái yếu” của người Việt Nam mà tác giả nói tới là những ưu điểm, những hạn chế trong phẩm chất, nhân cách bản thân mỗi con người. Đây là khởi nguồn của mọi thành công, hay thất bại trong cuộc sống. Khi bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới, mỗi người phải chuẩn bị cho mình biết bao việc, trong đó hàng đầu, có tính quyết định chính là nhận ra ưu điểm, nhược điểm của chính mình. Vấn đề mà ông Vũ Khoan đặt ra và nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta thật thẳng thắn và cần thiết.
Trước hết, tác giả giải thích lí do và ý nghĩa việc chuẩn bị hành trang – nhận ra ưu điểm và nhược điểm – trong nhân cách bản thân mỗi người: “Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ… dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều”. Như vậy, việc bồi đắp trí tuệ, trau dồi đạo đức, nhân cách của mỗi người tuổi trẻ chúng ta là một đòi hỏi khách quan có tính thời đại, tính lịch sử. Nó không đơn thuần là những khái niệm tinh thần chủ quan, trừu tượng mà là sự đòi hỏi khách quan, cụ thể của cuộc sống cả đất nước và mỗi con người. Tại sao? Ông Vũ Khoan chỉ rõ: nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp cận ngay với kinh tế tri thức. Trong ba nhiệm vụ đó, có lẽ nhiệm vụ “tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức” là một đòi hỏi bức bách, một sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang nhất đối với tuổi trẻ chúng ta.
Tiếp sau – phần chính của bài viết – tác giả thẳng thắn chỉ ra những “điểm mạnh và điểm yếu”, những ưu điểm và hạn chế, thiếu sót trong phẩm chất con người Việt Nam chúng ta. Thứ nhất: Chúng ta thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng kiến thức cơ bản không vững chắc, khả năng thực hành bị hạn chế. Thứ hai: Chúng ta cần cù sáng tạo, nhưng trong cần cù, chúng ta thiếu đức tính tỉ mỉ, nhất là chưa có thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Chúng ta có khả năng sáng tạo, nhưng chỉ loay hoay “cải tiến”, làm tắt, chứ không coi trọng quy trình công nghệ. Thứ ba: Nhân dân ta có truyền thống đùm bọc, đoàn kết với nhau trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Nhưng trong công việc làm ăn, trong kinh tế thì lại phạm vào thói xấu “trâu buộc ghét trâu ăn”, kèn cựa, ganh tị với nhau. Thứ tư: Bản tính thích ứng – một tính tốt nữa của chúng ta – sẽ giúp nhân dân ta mau chóng hội nhập với thế giới. Nhưng trong “hội nhập” đã xuất hiện vài thói xấu như “thái độ kì thị”, “sùng ngoại”, “khôn vặt”,… không giữ chữ “tín”, gây tác hại khôn lường…
Chắc rằng, vị cán bộ cao cấp, nhà ngoại giao, người hoạt động giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của đất nước ta – ông Vũ Khoan – còn muốn nêu lên nhiều nữa “cái mạnh”, “cái yếu” của người Việt Nam. Nhưng bốn cặp đối lập như trên, cũng đủ giúp chúng ta hiểu ra biết bao điều bổ ích. Điều bổ ích nhất là tác giả đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen ấy một cách cụ thể, sâu sắc. Mỗi ưu điểm cũng như thiếu sót đều có nguyên nhân, đều có tác dụng, hoặc hạn chế khi đất nước và dân tộc bước vào thế kỉ mới, hội nhập với nền kinh tế trí thức. Chúng có quan hệ biện chứng, thúc đẩy, hoặc hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.
Qua lịch sử, qua nhiều tác phẩm văn chương và thực tế cuộc sống, chúng ta nhận thấy những phát hiện, những lời khẳng định và phê phán của ông Vũ Khoan là hoàn toàn chính xác. Khi viết, ông đã dẫn chứng nhiều ví dụ sinh động, vận dụng nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “trâu buộc ghét trâu ăn”, “bóc ngắn cắn dài”,… những cụm từ ấy điểm xuyết trong bài văn không chỉ giúp cho lí lẽ được mềm mại, mà còn đánh thức người đọc những tri thức cơ bản về lịch sử, về văn chương, đầy tính thuyết phục.
Với học sinh chúng ta, sự phát hiện của ông Vũ Khoan về những lỗ hổng trong kiến thức cơ bản do chạy theo những môn học “thời thượng”, bệnh “học chay, học vẹt” là những lời phê phán, nhắc nhở thiết thực. Còn các phát hiện khác qua những cặp đối lập “cái mạnh”, “cái yếu” của nhân cách Việt Nam biểu hiện trong lối sống, trong khoa học và các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao,… cũng đều là những lời nhắn gửi cần thiết đối với học sinh. Bởi vì, đó là những hành trang để chúng ta chuẩn bị vào đời, chuẩn bị làm một công dân Việt Nam bước vào thế kỉ mới.
Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lí do và ý nghĩa việc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Tác giả dùng cụm từ muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mở đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỉ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể: hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thế chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” trong thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Tóm lại, qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, chúng ta hiểu rằng: Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Thế mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bước vào thế kỉ mới, để đưa nước ta tiến lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
Bài nghị luận chính trị xã hội được viết một cách giản dị, sâu sắc với những lí lẽ rành mạch, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, ngôn từ vừa hiện dại, vừa đậm đà chất dân tộc, rất dễ hiểu, đầy tính thuyết phục. Ấy là những lời giải tường minh, khúc chiết cho một bài toán về trí tuệ, tâm hồn đối với chúng ta.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 10
Xuất phát từ lòng yêu nức, mong muốn góp sức mình vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước đi lên, dùng ngòi bút làm vũ khí biểu hienj cho lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu. Vũ Khoan với bài Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, đã giúp cho người đọc có được những nhận thức đúng đắn về những điểm mạnh, điểm yếu để phát triển đất nước tươi đẹp. Bố cục văn bản dược chia rất rõ ràng.Mở đầu vấn đề, Vũ Khoan đã đặt vấn đề rằng những lớp thanh niên trẻ tuổi của Việt Nam cần phải nhận ra điểm mạnh điểm yếu của con người nước mình để rèn luyện thói quen tốt để bước vào một nền kinh tế mới.
Hành trang để bước vào thế kỉ mới chính là con người. Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực để phát triển lịch sử. Vì thế mà trong nền kinh tế mới – nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Tiếp đó tác giả phân tích bối cảnh thế giới và trong nước để đặt ra nhiệm vụ cho con người Việt Nam bước vào thời kì kinh tế mới. Thế giới có sự giao thoa và hội nhập sâu rộng khoa học công nghệ phát triển mạnh. Điều đó đặt ra cho nước ta những nhiệm vụ cụ thể là thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
Không những thế tác giả còn chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Điểm mạnh của con người Việt Nam ta là thông minh nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, đùm bọc đoàn kết trong chiến đấu và thích ứng nhanh. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều điểm yếu như thiếu kiến thức cơ bản và khả năng thực hành kém, không tỉ mỉ, tiến độ làm việc còn chậm, đố kị trong công việc, kì thị trong kinh doanh không giữ chữ tín. Nguyên nhân là do học theo những môn học thời thượng, chế độ phong kiến, bao cấp và phương thức sản xuất nơi thôn dã.
Phần cuối bài viết, ông Vũ Khoan nhấn mạnh thêm lí do và ý nghĩa viộc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong mỗi con người. Nghĩa là phải biết “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Tác giả dùng cụm từ muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như có ý nhắc chúng ta nhớ lại lời Hồ Chí Minh trong bức thư gửi học sinh nhân năm học mỏ đầu khi đất nước được độc lập, dân tộc được tự do. Người cho rằng : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để. sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Lời Hồ Chí Minh nói cách đây nửa thế kỉ, nay lại đồng vọng trong tâm hồn chúng ta, được ông Vũ Khoan nhấn mạnh để hướng chúng ta vào nhiệm vụ cụ thể : hãy học tập tốt, hãy phát huy những ưu điểm, vứt bỏ những khuyết điểm trong tính cách, thói quen, nếp sống, công việc để vươn tới phía trước. Mỗi người chuẩn bị thật tốt những hành trang trí tuệ, tâm hồn, năng lực như thế, chắc chắn đất nước ta, dân tộc ta sẽ “bước tới đài vinh quang đe sánh vai với các cường quốc năm châu” trong thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Tóm lại, qua văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, chúng ta hiểu rằng : Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam để rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.. Bước vào thế kỉ mới, để đưa nước ta tiến lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
Bài nghị luận chính trị xã hội được viết một cách giản dị, sâu sắc với những lí lẽ rành mạch, những dẫn chứng cụ thể, sinh động, ngôn từ vừa hiện dại, vừa đậm đà chất dân tộc, rất dễ hiểu, đầy tính thuyết phục. Ấy là những lời giải tường minh, khúc chiết cho một bài toán về trí tuệ, tâm hồn đối với chúng ta.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 7
Phó Thủ tướng Vũ Khoan rất quan tâm đến thế hệ trẻ Việt Nam vì ông hiểu rõ rằng chính thế hệ này quyết định tương lai của đất nước. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì muốn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội, con người cần phải có một khả năng tương đối toàn diện.
Sau những nghiên cứu và khảo sát nghiêm túc, kĩ càng về con người Việt Nam, Phó Thủ tướng đã thẳng thắn và chân thành nhận xét trong bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới đăng trong tạp chí Tia sáng số Xuân 2001: Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là sự thông minh và nhạy bén với cái mới… Nhưng bên cạnh cái mạnh đó còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…
Nhận xét trên rất chính xác. Sự thông minh, nhanh nhạy là mặt mạnh không thể phủ nhận trong tố chất của con người Việt Nam. Nhờ vậy, dân tộc ta mới có thể tồn tại và phát triển qua bốn ngàn năm lịch sử đầy thăng trầm, biến động bởi thù trong, giặc ngoài; mới vượt qua được bao thử thách nghiệt ngã, vận nước ngàn cân treo sợi tóc. Nhiều tấm gương thành đạt của người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã chứng minh hùng hồn điều đó. Nhưng cũng giống như các dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam bên cạnh những mặt mạnh còn có không ít mặt yếu. Nhận thức đúng đắn về mặt mạnh, đặc biệt là dám nhìn thẳng vào mặt yếu kém của mình là điều hết sức cần thiết để một dân tộc, một đất nước tiến lên phía trước.
Hiện nay, dân tộc ta đang đứng trước những cơ hội mới của xu thế hội nhập toàn cầu. Để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh vào năm 2020 thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Thế hệ trẻ Việt Nam phải dứt khoát từ bỏ những thói quen và tác phong học tập, làm việc cũ kỹ, lạc hậu; phải tiếp thu và rèn luyện cho mình những thói quen tốt, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Do chịu ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế tiểu nông và hậu quả của các cuộc chiến tranh chống xâm lược kéo dài nên phương pháp giáo dục ở nước ta còn nhiều hạn chế. Học sinh hiện nay thường học lệch, chú trọng nhiều về các môn tự nhiên mà không quan tâm học các môn xã hội như Văn, Sử, Địa. Việc học chay, học vẹt là phổ biến. Vì cơ sở vật chất thiếu thốn nên rất ít trường có được những phòng thí nghiệm đúng quy định. Các môn khoa học tự nhiên như Lý, Hóa, Sinh… phần lớn giáo viên chỉ dạy lý thuyết, có cho học sinh thực hành thì cũng chỉ dừng lại ở những thí nghiệm đơn giản mà thôi. Cho nên kĩ năng thực hành, kĩ năng nghiên cứu khoa học của học sinh hầu như rất yếu.
Một điều cần phải nhắc đến là việc tự học của học sinh hiện nay chưa đạt tới mức độ tự giác và thường xuyên. Nhiều người không hiểu rằng trong quá trình học tập thì số lượng kiến thức tiếp thu được từ nhà trường chỉ là sơ đẳng, ít ỏi; còn số lượng kiến thức tiếp thu từ việc tự học qua sách vở và cuộc sống mới là vô hạn. Cho nên họ chưa tạo cho mình thói quen đọc sách – một thói quen tốt vô cùng cần thiết và quan trọng. Chăm đọc sách, đọc sách có mục đích, có định hướng sẽ giúp chúng ta không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, làm giàu kho tàng kiến thức, để từ đó có khả năng ứng xử và làm việc tốt hơn.
Phương pháp giáo dục khoa học và chất lượng cao của các nước tiên tiến trên thế giới cần phải được học tập và vận dụng từng bước vào nền giáo dục ở Việt Nam để rút ngắn dần khoảng cách giữa ta và họ. Người Việt Nam đã có ưu thế là tố chất thông minh, nhanh nhạy trước cái mới, cái tiến bộ thì vấn đề này chắc chắn sẽ làm được. Những chủ nhân tương lai hứa hẹn sẽ có đủ tài năng gánh vác trọng trách xây dựng đất nước giàu mạnh.
Muốn ngẩng cao đầu tự tin vững bước, mỗi chúng ta cần phải nhìn nhận và tự đánh giá bản thân một cách nghiêm túc để thấy rõ đâu là mặt yếu cần khắc phục, đâu là mặt mạnh cần phát huy. Tránh tư tưởng chạy theo cốc môn học có tính “thời thượng” như học Tiếng Anh, học vi tính nhưng không phù hợp với khả năng của mình, không theo học đến nơi đến chốn để rồi suốt đời ân hận vì đã bỏ phí thời gian cùng tiền bạc mà chẳng đem lại bao nhiêu lợi ích cho cá nhân và xã hội.
Qua tác phẩm này có thể thấy rõ được những yêu cầu bức thiết cho dân tộc mình trước khi bước vào một công cuộc đổi mới hội nhập. Những điểm yếu vẫn còn rất nhiều vì thế cho nên muốn hội nhập tốt thì chúng ta cần phải khắc phục những điểm yếu đó.
Bài văn phân tích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” số 2
“Chuẩn bị hành trang vào thế kỳ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu sắc. Nó đã nói thẳng lên vấn đề cốt lõi mà bấy lâu nay rất nhiều người chúng ta biết mà tránh né. Đó là việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt để có thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới.
Ngay từ phần đầu của bài viết tác giả Vũ Khoan đã vào thẳng luôn vấn đề rằng: Bấy lâu nay người dân chúng ta thường chỉ biết nhìn vào những ưu điểm của mình như dân ta có tinh thần cần cù, dũng cảm, đoàn kết, sáng tạo…nhưng chúng ta không bao giờ nói tới những đức tính xấu của người Việt mình. Chúng ta vẫn còn những đức tính, thói quen chưa tốt cần phải loại bỏ để chuẩn bị hành trang đưa đất nước vào thế kỷ mới. Tác giả chỉ rõ để đưa đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, tiến lên theo con đường hiện đại hóa, thì chúng ta phải nỗ lực rất nhiều bởi hiện nay đất nước ta đang phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách. Trong đó thế hệ trẻ sẽ là lực lượng tiên phong là trụ cột quyết định sự nghiệp phát triển đất nước trong thế kỷ mới này.
Tác giả chỉ rõ chúng ta cần khắc phục những đức tính còn yếu kém như kém khả năng thực hành, thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nguyên tắc làm để làm đúng quy trình công nghệ, nhiều khi không có tính tương trợ, tính đoàn kết cộng đồng trong làm ăn, kinh doanh. Để đưa đất nước đi lên chúng ta phải hình thành những thói quen tốt, từ những việc nhỏ nhất. Tác giả Vũ Khoan không dùng cách viết nghệ thuật, thường thấy trong văn chương, mà ông sử dụng những từ ngữ chân thành, đời thường, nhưng lại mạnh mẽ và có sức thuyết phục người đọc người nghe rất cao, bởi tác giả đã đi đúng vào vấn đề trọng tâm. Cách nhìn vấn đề của tác giả vô cùng khách quan không mang tính cá nhân mà tác giả chỉ muốn vì lợi ích chung của cả dân tộc để nói lên những điều còn yếu kém.
Trong mỗi câu viết của mình tác giả đều có thái độ tôn trọng độc giả, lập luận một cách thấu tình đạt lý, giọng văn trầm lặng, điềm tĩnh, sâu sắc giàu tính thuyết phục người đọc. Trong mỗi câu văn của mình tác giả đều phân tích rất chi tiết những cái mạnh và cái yếu của người dân Việt Nam. Chỉ rõ cho chúng ta thấy điều chúng ta đã làm được và điều chúng ta còn chưa có, yếu kém thì cần sửa chữa hoặc khắc phục. Ví dụ như người Việt Nam cần cù, nhiều sáng tạo nhưng chưa có tính khẩn trương…
Tác giả cũng chỉ rõ và so sánh một số đặc tính của người nước Nhật với người nước ta. Người dân nước Nhật cũng rất nổi tiếng bởi tính cần cù nhưng lại thận trọng trong khâu chuẩn bị, không hấp tấp làm gì họ cũng tính toán chi li từ đầu. Người chúng ta có tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết trong chiến tranh nhưng lại đố kỵ, ghen ghét nhau khi hòa bình. Người chúng ta có tính thích nghi cao nhưng lại có tính “khôn vặt” và ít khi biết trọng chữ “Tín”.
Trong phần kết của bài viết tác giả Vũ Khoan chỉ rõ “muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì phải chuẩn bị thật nhiều những điểm tốt, làm nặng hành trang bằng những ưu điểm của mình, và vứt hết, xóa bỏ đi những điểm xấu, điểm còn yếu kém trong đức tính của người dân Việt Nam.
Bài viết này đã nói thẳng lên một vấn đề vô cùng tế nhị, “nhạy cảm” của người dân chúng ta. Bằng ngôn ngữ đời thường, dễ hiểu, tác giả đã chỉ rõ cho chúng ta thấy rõ những cái cần khắc phục, để xây dựng tập quán, thói quen tốt cho mỗi người dân Việt Nam. Qua đó chúng ta sẽ có đủ kinh nghiệm, trí tuệ để bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa trong kỷ nguyên mới.
Có thể bạn thích: