Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Năm 2007, Vũ Bằng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Bài văn “Mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Mời các bạn tham khảo 1 số bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” đã được TopChuan.com tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 2
Vũ Bằng là một cây bút sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí. Văn của ông vừa có nét tinh tế, đặc sắc của một cây bút am hiểu tường tận về cuộc sống, vừa có cái đằm thắm, mặn mà của một tâm hồn yêu thương quê hương đất nước tha thiết, nồng nàn. Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt là một sáng tác tiêu biểu cho văn phong Vũ Bằng.
Thiên tuỳ bút Tháng riêng mơ về trăng non rét ngọt mở đầu bằng những cảm xúc rạo rực, ngất ngây của nhà văn trước mùa xuân Bắc Việt. Trong dòng cảm xúc của Vũ Bằng, không khí và cảnh sắc mùa xuân đất Bắc trong những ngày đầu tháng giêng hiện lên thật đẹp- một vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo khó quên. Đó là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có cầu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
Chao ôi, cái mùa xuân Bắc Việt, có lẽ là cái không khí và cảnh sắc mùa xuân trước năm 1945 được gợi nhớ lại trong lòng một người con xa quê như Vũ Bằng. Nó gợi ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính:
Bữa ấy mưa xuân lất phất bay
Hoa xoan lớp lớp rụng
Vơi đầy hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay
(Mưa xuân)
Mùa xuân về đem đến bao sự đổi thay kì diệu, làm bừng lên bao sắc xuân, và nhất là trỗi dậy bao sức sống trong lòng người. Nó làm cho người ta muốn phát điên lên, muốn mở cửa đi ra ngoài, muốn có cái thú giang hồ đó đây mà thưởng ngoạn mùa xuân, cảm thấy không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa. Mùa xuân làm cho nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải chồi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Đặc biệt, mùa xuân về làm cho người ta “sống” lại và “thèm khát yêu thương.
Mùa xuân về khiến cho không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, lòng người ấm lạ, ấm lùng, và trong lòng thì cảm thấy như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. Đó là cảm xúc say mê, rạo rực đến ngất ngây của một con người luôn khát khao mong chờ mùa xuân, đón nhận mùa xuân với tất cả tình yêu nồng nhiệt của mình. Giọng văn sôi nổi, tha thiết của Vũ Bằng đã truyền sang người đọc khiến ta hình như cũng thấy rạo rực và ngất ngây.
Một mùa xuân thật đẹp (mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến) được cảm nhận bằng một tâm hồn rất tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Dường như tác giả đã hoà nhập lòng mình vào cảnh, để thấy được cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cả tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa và cả âm điệu trữ tình sâu lắng, ngọt ngào của câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Không chỉ cảm nhận mùa xuân bằng những giác quan quen thuộc, nhà văn còn cảm nhận mùa xuân bằng tất cả những giác quan, những cảm xúc đặc biệt nhất của tâm hồn. Sự cảm nhận ấy được diễn tả bằng những câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm với hàng loạt các hình ảnh so sánh liên tưởng đầy ấn tượng: “Thú giang hồ” được cảm nhận êm ái nhớ nhung; nhựa sống trong lòng người căng lên được ví như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nầm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh; tình cảm gia đình đầm ấm khiến lòng người vui sướng được nhà văn liên tưởng với cảnh không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Ngòi bút của nhà văn đặc biệt tinh tế khi miêu tả cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Con mắt tinh tường của ông đã phát hiện ra những chuyển biến (dù rất là nhỏ) của màu sắc và không khí bầu trời, mặt đất, cây cỏ trong 1 thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng qua rằm: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng lại nức một mùi hương man mát; bầu trời không còn đừng đục như màu pha lê mờ, sáng dậy thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở chân trời chuyển sang trong trong có những làn sóng hồng rung động như cánh con ve mới lột; trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
Cảnh sắc mùa xuân vốn đã đẹp vì mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, đến đây càng đẹp hơn. Đến mức chính tác giả cũng phải thốt lên: Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
Mùa xuân ấy lắng động mãi, ngân nga mãi trong lòng người, để hôm nay, xa quê hương, một nỗi niềm như thương quê hương đến cồn cào, da diết cứ dâng lên hoá thành dòng cảm xúc ngọt ngào tươi mát, đằm thấm, dệt nên thiên tuỳ bút kiệt tác này.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 7
Mùa xuân của tôilà phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiếng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều”: nhớ vợ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, nhớ miền Bắc, nhớ Hà Nội… Mỗi tháng Ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.
Tháng giêng và mùaxuân Hà Nội, mùa xuân miền Bắc đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách“thiên lí tương tư”. “Ai cũng chuộng mùa xuân” và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu mùa của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không có gì lạ hết”. Cách so sánh đôi chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được: trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được..”, “ai cấm được… ai cấm được… ai cấm được..”. Chữ “thương” được nhắc lại bốn lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và rung động.
Là một khách tài tử yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím”, rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần”, yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu… tôi yêu… và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất”. Thoáng gợi một câu thơ Kiều của Nguyễn Du, 1 cách viết, tài hoa.
Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân miền Bắc, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” của mùa xuân quê hương. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân miền Bắc: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng..”. Tình thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.
Càng yêu cảnh bao nhiêu, tác giả càng yêu sự sống bấy nhiêu! “Cái mùa xuân thần thánh” rất diệu kì. Vũ Bằng đã sử dụng hai so sánh để nói lên cái diệu kì ấy: “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ ti tí giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”.
Cùng với cảm hứng mùa xuân ấy, Vũ Bằng cho biết, trong “cái rét ngọt ngào” của mùa xuân, “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và dập mạnh hơn..!’ và “thèm khát yêu thương thực sự”, yêu đồng loại, yêu gia đình. Trong không khí gia đình đoàn tụ êm đềm giữa những ngày xuân, lòng người “ấm lạ ấm lùng”, bao niềm vui sướng hạnh phúc tưởng “như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan”.
San sẻ với bao thương nhớ của Vũ Bằng, ta càng thấy rõ ông yêu mùa xuân, yêu cảnh vật, yêu con người của quê hương xứ sở, lại càng yêu sống, yêu đời hơn bao giờ hết. Câu văn xuôi của Vũ Bằng rất giàu biểu cảm và chất thơ trữ tình. Chất thơ lắng dịu ngọt ngào. Ta hãy khẽ đọc và cùng nhau cảm thụ: “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
Yêu mùa xuân quê hương, nhưng tác giả “yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Lúc ấy có biết bao xuân tứ, xuân tình. Bao cảnh sắc vương vấn. “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, cỏ thì “nức một mùi hương man mác”. Con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa trên giàn thiên lí. Sau cơn mưa xuân, bầu trời xuân rất đẹp. Buổi sáng sớm thấy “những vệt xanh tươi hiện ở trên trời”. Độ tám chín giờ “trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Cà om thịt thăn điểm lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng, là hương vị đậm đà bữa cơm giản dị gia đình. Đã mấy ai trong chúng ta được thưởng thức như Vũ Bằng? Hương vị đậm đà ấy tưởng như được ướp hương xuân.
Mùa xuân của tôithể hiện phong cách của Vũ Bằng: một lối viết tài hoa, câu chữ mượt mà, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc trong sáng đậm đà, giọng văn nhẹ nhàng, mơn man như làn gió xuân. Với Vũ Bằng, tình yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên miền Bắc, yêu mùa xuân Hà Nội rất nồng hậu đắm say; tình yêu ấy gắn bó với bao kỉ niệm, bao nỗi nhớ vơi đầy trong tâm hồn khách xa quê.
Trong hoàn cảnh đất nước bị quân thù chia cắt, tác giả nhớ mùa xuân Hà Nội cũng là nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình, vợ con đã bao ngày đêm năm tháng cách biệt. Tác giả đã kín đáo gửi qua Thương nhớ mười hai một niềm tin sắt son chung thủy về cội nguồn, về ý chí thống nhất đất nước, về Bắc – Nam liền một dải, sự họp một nhà mà không thế lực nào, kẻ thù nào có thể chia cắt được.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 6
Mùa xuân mang tới cho lòng người những ấm áp cùng những tình cảm của con người với nhau. Nhắc tới mùa xuân chúng ta sẽ hình dung ra ngày hình ảnh của những cánh én xuân về cùng những đóa mai vàng, đào phai. Có những khi, những trận mưa xuân cũng mang những sắc thái riêng của nó mà không phải mùa nào cũng có. Mưa xuân phơi phới, nhảy nhót trên những cành lộc non làm cho chúng được hấp thụ những tinh hoa của đất trời, giúp chúng tỉnh giấc sau giấc ngủ đông dài và làm cho chúng như tỉnh giấc, đâm chồi nảy lộc và bắt đầu 1 thời kì mới.
Mùa xuân còn là mùa của Tết. Mỗi dịp tết đến xuân về là người người lại cùng nhau quây quần bên những bánh chưng xanh, mâm ngũ quả. Và Bằng Việt cũng là một nhân sĩ như vậy. Vào mùa xuân xa quê hương, tác giả đã sáng tác ra bải Mùa xuân của tôi để nói về những kỉ niệm của tác giả về mùa xuân Hà Nội- mùa xuân của những kỉ niệm và của những niềm vui, nỗi nhớ.
Bài văn được trích từ tùy bút “ tháng Giêng mơ về trăng non, rét ngọt in trong tập “ thương nhớ mười hai”. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh khi tác giả phải sống trong cảnh chia cắt đất nước và bất hạnh thay, tác giả phải sống trong vùng bị Mỹ- ngụy xâm chiếm. Ở nơi bị địch kìm kẹp, tình yêu của tác giả dành cho quê hương đất nước càng như cháy bỏng nhưng lại không biết làm thế nào để bày tỏ. Cuối cùng, tác giả chỉ còn cách thể hiện tình cảm của mình qua nhưng trang sách, qua những câu chữ để nói lên tình yêu và nỗi nhớ tha thiết của mình về những kỉ niệm về mùa xuân của đất trời Hà Nội- quê hương của tác giả.
Và đối với tình yêu nồng nàn của mình dành cho mùa xuân – tác giả sử dụng biện pháp so sánh, so sánh tình yêu dành cho Hà Nội với tình yêu của những điều chân lí “ ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cẩm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Tình cảm ấy như hiện lên trong người đọc 1 cách rõ ràng hơn bao giờ hết. Những tình cảm ấy vốn chỉ là khái niệm trừu tượng thì nay chúng hiện lên 1 cách thật rõ ràng.
Mùa xuân tới thì càng khiến cho tác giả càng nhớ về những hình ảnh trong cuộc sống sinh hoạt đời thường cùng những cảnh vật thân quen của mùa xuân” mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc việt”. Những hình ảnh ấy không phải là những gì cao sang mà chỉ là những hình ảnh nhẹ nhàng, gần gũi với chính cuộc sống của mỗi người- những con người Hà thành luôn mang trong mình một khí chất, một phong thái thanh lịch và nhẹ nhàng. Đó đơn giản là mùa xuân có “mưa riêu riêu”- là những cơn mưa đặc trưng của đất trời Hà Nội.
Những cơn mưa phùn như tưới lên nhẹ nhàng những cành cây, nhánh cỏ giúp cho chúng có thể hấp thụ được hết những tinh hoa đất trời, là mùa của những cơn gió lành lạnh. Nếu chúng ta đi ngoài đường thì chúng ta sẽ có những hạt mưa nhỏ bay bay, đậu trên vạt áo cùng những tiếng nhạn kêu như thông báo mùa xuân của một năm mới đã bắt đầu. Và đặc biệt hơn nữa không chỉ tác giả như hồi tưởng lại được hình ảnh xuân những năm về trước mà còn cảm nhận được những âm thanh “ tiếng trống chèo” từ vang vọng lại từ xa và cả những câu hát thấm đượm tình cảm của những cô gái đẹp như thơ mông- những câu hát huê tình trong những ngày hội chơi xuân.
Cả bài tùy bút, tác giả đã dùng giọng văn du dương, trầm bổng và giàu những chất thơ của Vũ bằng như mang những người đọc như đưa chúng ta về với khung cảnh của những mùa xuân yên vui rộn ràng với những con người xa quê hương như tác giả. Nhất là với những con người mà tình yêu dành cho quê hương đã ngấm vào da thịt với hàng loạt những từ ngữ miêu tả trực tiếp tình cảm của mình như “ mùa xuân của tôi- mùa xuân thần thánh của tôi”.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 9
Nhắc đến mùa xuân, con người ta thường hay nhắc đến sự đâm chồi, này lộc, mùa của sức sống, của sắc xuân. Chính bởi vậy mà khi viết về mùa xuân, nhiều nhà văn, nhà thơ hãy dành cho mùa xuân những nét yêu kiều, tươi mới nhưng lại căng tràn nhựa xuân. Phải chăng như vậy mà khi mùa xuân đến, nàng tiên mùa xuân như đang đặt những bước chân đầu tiên xuống mặt đất khiến cho hoa cỏ như bừng tỉnh, cảnh vật đua nhau khoe sắc. Cũng chính bởi sức cuốn hút của mùa xuân mà đến nhà văn Vũ Bằng cũng phải viết nên những tâm tư, tình cảm của mình để gửi gắm đến mùa xuân.
Bài tùy bút “mùa xuân của tôi” được trích từ thiên tùy bút “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in” trong tập Thương nhớ mười hai của tác giả Vũ Bằng. Tác phẩm được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến oai hùng của dân tộc ta, khi mà đất nước ta vẫn đang bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng địch kiểm soát, bởi vậy mà tác giả phải xa đất Bắc, xa nơi chon rau cắt rồn của mình. Nỗi như quê hương, nhớ gia đình và lòng mong mỏi đến một cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc, đã được tác giả gửi gắm vào những vần thơ. Và niềm hy vọng ấy của tác giả càng được nung nấu khi trong những tháng mùa xuân đầy hy vọng này.
Mở đầu tác phẩm, tác giả không nói ngay lên nỗi nhớ trong lòng mình mà tác giả dẫn người đọc vào bài 1 cách tự nhiên, không hề gò bó: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
Câu mở đầu của tác giả hết sức tự nhiên, tác giả đã sử dụng từ “ai” để nhấn mạnh. Như một câu hỏi tu từ, ai có thể ngăn cấm được những điều tự nhiên đến như vây: “Ai bảo được non đừng thương nước; ; ai cấm được trai thương gái;…” nhưng điều bình dị ấy thì ai có thê ngăn cấm. Giặc Mỹ sao? Không, giặc Mỹ chỉ có thể cùm trói được thể xác ta, nhưng làm sao chúng có thể trói buộc được tâm hồn ta? Và đó cũng là những nỗi tâm tình mà tác giả muốn gửi gắm. Nhà văn nhớ về đất Bắc, nhớ những cảnh sinh hoạt đời thường, nhớ những nét đặc trưng của con người Bắc: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng…”
Giọng văn của tác giả nhẹ nhàng mà sao lại dào dạt đến vậy? Bằng 1 cách vô hình nào đó, tác giả đã đưa chúng ta quay về với những hồi ức đẹp để có thể quên đi những điều thực tại. Trong bài văn, nhà thơ luôn nhấn mạnh mùa xuân của tôi, mùa xuân của tác giả, mùa xuân đang rực cháy trong lòng của một con người xa xứ Bắc. Ấy thế mà mùa xuân ấy thật lạ lung, mùa xuân như đã khắc sâu vào trong tâm hồn của tác giả một nét khác biệt, một nét văn không thể giống với bất kỳ nơi nào: “: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.”
Mùa xuân như làm con người ta thêm trẻ ra, càng căng tràn sức sống hơn, tim ta cùng đập nhanh và rộn rã hơn. Mùa xuân bao phủ cả đất trời, khiến ta nhìn ai cũng thấy yêu, thấy quý. Mùa xuân đâu chỉ phủ xuống đường phố, mùa xuân len lỏi vào từng ngóc ngách, mùa xuân đến với từng ngôi nhà nhỏ bé của mỗi chúng ta. Để rồi, trên bàn thơ ngày Tết, có đủ sắc xuân và trong ngôi nhà nhỏ bé ấy lại là tình cảm anh em, ông bà, bố mẹ sum vầy. Nhắc đến mùa xuân, tác giả đã sử dụng một giọng văn vừa sục sôi, vừa da diết, lắng đọng, vừa suy tư.
Đến bây giờ, nhà văn lại nhắc đến đất trời vào xuân, đó là sắc đào hơi phai nhưng vẫn căng tràn nhựa sống, đó là những ngọn cỏ mướt xanh mang một mùi hương man mác. Những con chữ dường như thấm đẫm vào trong lòng người đọc, khiến cho người đọc cảm nhận như mùa xuân đang bao quanh mình, như được đắm chìm trong khung cảnh của tác giả, ấy vậy mà tác giả lại viết tiếp: “Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
Bài văn kép lại với sự lưu luyến của tác giả, qua đó ta không chỉ cảm nhận được, tác giả không những là người hiểu rõ về mùa xuân đất Bắc mà còn biết trân trọng và nâng niu từng khoảng khắc mà mùa xuân đã đem lại cho con người.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 4
Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong các số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.
“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.
Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người. Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa. Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 3
Chúng ta từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người phải sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương,… Ở Việt Nam, cách đây không lâu cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, nhà văn Vũ Bằng – một nhà văn từng nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm tuỳ bút – bút kí đặc sắc Thương nhớ mười hai mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu.
Đoạn trích Mùa xuân cùa tôi là 1 phần nào đó trong thiên tuỳ bút dài có tên Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt, mở đẩu cho nỗi “thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn trích đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Vì là đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy, đọc bài văn Mùa xuân của tôi, chúng ta vẫn hiểu và suy ngẫm về ý nghĩ và tình cảm của tác giả theo ba đoạn nhỏ:
Đoạn mờ đầu: từ đầu đến “… mê luyến mùa xuân” : Con người say mê lưu luyến mùa xuân là một điều tất yếu, tự nhiên. Đoạn thứ hai: từ “Tôi yêu sông xanh…” đến “… mớ hội liên hoan” : Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc. Đoạn ba : từ “Đẹp quá đi…” đến hết bài : Cảnh sắc, đất trời mùa xuân miền Bắc từ sau rằm tháng giêng.
“Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội…”.Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết – mùa xuân Hà Nội – hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là : “Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình…”. Mưa riêu riêu là mưa thế nào? Tiếng hát huê tình là gì? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau…
Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng – người đang sống li hương – đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là “Người yêu cảnh… khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài… không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa… sự sống !”. Nào là “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ớ trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai…”. Nào là “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống lại” và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa…”. Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm.
Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hoá thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân. Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bàng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở vể vui xuân cùng con cháu : “Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng…”. Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng nhũng nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta.
Cảm nhận và ngợi ca quê hương miền Bắc mùa xuân bằng đoạn vãn phóng túng vừa miêu tả vừa tự sự, miêu tả để biểu cảm, ngòi bút Vũ Bằng như không muốn dừng lại. Do đó, xuống đoạn ba, ông tiếp tục khẳng định : “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thươne mến”. Sau đó, cảm xúc và bút lực như lắng lại, trầm tĩnh hơn. Nhà văn tâm sự : “Tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng…”. Đến đây, nhà văn phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh, của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái. “Đào hơi phai, nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh, nhưng… lại nức một mùi hương man mác… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn…
Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa… người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị… các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật…”. Những hình ảnh thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng không sôi động, rực rỡ bằng những ngày Tết mà như đang bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cây cỏ. Ở đoạn này, cái tôi nhà văn không trực tiếp hiện ra như ở đoạn trên mà đang nằm dài nhìn ra cửa sổ… để chiêm ngưỡng, để nhớ thương, và khao khát ngày mai trở lại quê hương, về gặp lại mùa xuân đất Bắc. Từ tình yêu mùa xuân thiên nhiên, tấm lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng mỗi lúc một đắm sâu, thấm thìa. Từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ mỏi lúc một chắt lọc, vừa chính xác vừa in đậm phong cách văn chương của tác giả, rất tài hoa, phóng túng.
Có thể nói, chỉ qua đoạn trích ngắn Mùa xuân của tỏi, chúng ta đủ hiểu và cảm thông tấm lòng của nhà văn Vũ Bằng đối với quê hương, Tổ quốc. Cảnh sắc thiên nhiên, khônq khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc đã được ông cảm nhận, tái hiện trong nổi nhớ thương da diết của một người xa quê. Qua đó, bài tuỳ bút biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Và cũng qua đó, chúng ta hiểu phần nào giá trị của tập tuỳ bút – bút kí nổi tiếng Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, đúng như Tô Hoài nhận xét : “Thương nhớ mười hai là một nét anh hoa của tấm lòng với cuộc đời”.
Đọc tuỳ bút Vũ Bằng, chúng ta nhớ lại hai thiên tuỳ bút đã được học: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam), Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), ở một mức độ nào đấy, hai thiên tuỳ bút nói trên cũng dều là những nét anh hoa của tấm lòng các nhà văn đối với cuộc đời. Tuỳ bút quả là một thê văn xuôi trữ tình vô cùng thú vị…
Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài “Mùa xuân của tôi” số 5
Mùa xuân là mùa đoàn tụ là mùa mọi người được đoàn viên với gia đình, là khi con người chúng ta dành cho nhau những tình cảm ấm áp. Từng đàn én bay liệng và hình ảnh những đóa đào đóa mai hiện ra là những dấu hiệu đầu tiên cảu mùa xuân. Những hạt mưa phùn của mùa xuân cũng trở nên khác ngày thương, không qua to không quá bé, nó như để làm dịu đi không khí và tăng thêm cái se se của thời tiết ngày xuân. Những cành lộc non phơi phới trải mình ra đón cái tươi mới, cái tinh tinh túy của trời đất, vươn ra đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân còn là mùa của ngày tết truyền thống, mọi người cùng quây quần bên nhau với nồi bánh chưng, lửa đỏ rực, rồi tí tách cháy. Những mâm ngũ quả cùng với cành đào chúm chím nụ, tạo nên một cái tết đậm chất truyền thống của người Việt. Và với sự tinh tế và tài tình cảu mình Bằng Việt đã sáng tác ra bài Mùa xuân của tôi như một kỉ niệm một khoảnh khắc , những kỉ niệm của tác giả về xuân Hà Nội.
Được trích từ tùy bút ” tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt ” in trong tập ” thương nhớ mười hai”. Tác phẩm mùa xuân của tôi đươc viết khi tác giả Bằng việt sống trong cảnh chia cắt đất nước, và hơn thế tác giả phải sống trong vùng của Mỹ ngụy xâm chiếm. Trong tình trạng này, tình yêu dành cho quê hương đất nước càng trỗi dậy, cháy bỏng và bằng cách thể hiện tình yêu và tình cảm của mình trong những trang sách qua những câu chữ của mình để bày tỏ sự nhớ mong da diết về những kỉ niệm ngày xuân đất trời hà nội.
Với sự tài tình trong sử dụng biện pháp so sánh, khi so sánh tình yêu dành cho mùa xuân hà nội với những tình yêu lớn lao “ai bảo được non đừng thương nước, ong bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai đừng thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Những tình cảm như vô hình ấy lại hiện hữu rất rõ khi ai đó lại đọc được những tâm tư tình cảm ẩn chứa dưới những từ ngữ.
Những hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt đời thường cùng với những cảnh vật thân quen của mùa xuân được tái hiện rõ ràng trong tác phẩm. Những hình ảnh ấy thật giản dị, đó là hình ảnh những người Hà thành luôn mang trong mình một khí chất, một phong thái thanh lịch , nhẹ nhàng. Hình ảnh mùa xuân ” mưa riêu riêu” hai từ riêu riêu khiến chúng ta xốn xang bao nhiêu. Không chỉ có hình ảnh mưa phùn – một nét đặc trưng của mùa xuân mà còn cả những âm thanh quen thuộc ” tiếng trống chèo” vang vọng lại từ xa và cả những câu hát thấm đượm tình cảm mặn mà mà bao năm gắn bó tác giả có được.
Với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng lại thấm đầy chất văn chất thi ca trong tác phẩm, mùa xuân của tôi gợi lại cho độc giả bao điều mới lạ về một mùa xuân rất riêng mà cũng rất gần gũi thân thương ở Hà nội. Tình yêu quê hương , yêu con người thấm nhuần vào từng câu chữ , với những hình ảnh và từ ngữ tả thực , tác phẩm mùa xuân của tôi dễ dàng đi vào lòng người.
Có thể bạn thích: