Đồ dùng học tập cũng giống như những người bạn thân thiết cùng các bạn học sinh tới trường, chứng kiến sự nỗ lực và những thành tích trong học tập. Bút mực chính là một trong các những đồ dùng quan trọng giúp bạn lĩnh hội tri thức, viết những bài văn hay, làm những bài toán đúng. Mặc dù có chung một công dụng nhưng mỗi chiếc bút có những nét đẹp khác nhau. Hãy cùng TopChuan.com tham khảo những bài văn miêu tả chiếc bút mực trong bài viết dưới đây để biết được sự khác nhau trong cách quan sát của người viết.
Bài văn tả chiếc bút mực số 5
Em có một cây bút máy rất đẹp, đó là món quà em được tặng nhân dịp sinh nhật tròn tám tuổi. Chị gái mua cây bút này tại ẩm thực ăn uống tặng em. Em mếm mộ như một người bạn thân của mình.
Trên thân bút còn có hình hai bé thơ tóc cài nơ và dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon dài mười ba xăng-ti-mét. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh da trời lấp lánh. Để trên quyển vở, chiếc bút của em trông thật nổi bật.
Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, am hiểu với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp.
Chiếc bút luôn cùng em mỗi ngày tới lớp, chăm chỉ học tập để viết những bài văn hay, những bài toán đúng. Có thể ví cậu ấy giống như một bác nông dân chăm chỉ cày trên thửa ruộng của mình để thửa ruộng ấy thu về những bông hoa điểm tốt.
Em giữ gìn rất cẩn thận, cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “Bạn nhiệt tình ơi! Chúng mình nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.
Bài văn tả chiếc bút mực số 10
Thấy cây bút của em đã cũ, mẹ mua cho em cây bút mực mới làm quà cho ngày khai giảng năm học với lời chúc: “ Mẹ chúc con học giỏi nhé!”.
Cây bút của em nằm trên miếng vải nhung đỏ đặt nằm trong một chiếc hộp đen dài. Bút dài hơn một gang tay. Thân bút tròn hơi phình ra ở giữa và thon lại ở hai đầu. Bút chia làm hai phần, phía trên là nắp và dưới là thân bút. Nắp bút hình ống làm bằng kim loại sáng có gắn một cái cái thanh dài như hình cây tăm để cài vào áo.
Thân bút làm bằng nhựa, màu đen bóng. Dọc thân bút nổi bật lên dòng chữ màu vàng: “Bút Vạn Hoa – Bút luyện viết chữ đẹp”. Mặt sau thân bút vẽ hình hai chú gấu đỏ làm cây bút của em thêm phần đẹp hơn. Để khác biệt với bút của các bạn khác, em cài vào nắp hình chú khỉ con xinh xắn đang cười.
Mở nắp ra, chiếc ngòi sáng bóng ánh vàng hình nửa lá tre, phía sau nó là thanh nhựa đen để dẫn mực. Phần trong thân bút là bộ phận chứa mực, nó thon dài như giống như ống tiêm của các cô y tá trong bệnh viện và cũng làm bằng nhựa trong để có thể kiểm tra mực dễ dàng. Em cho bút uống mực đầy và ướm thử. Em cảm thấy hơi nặng, nhưng rất vửa vặn và vui vui trong lòng.
Em dùng bút để viết bài, viết tiêu đề, tựa đề, để kẻ,… ôi bao nhiêu việc phải dùng đến bút. Em vui, bút chạy loạt xoạt trên giấy. Em buồn, bút nằm im. Mỗi lần hoàn thành xong việc học, đóng bút lại, em nghe bút kêu: “Cắt” lên một tiếng như thể là bút hài lòng về những gì em và bút đã đạt được trên lớp.
Đã qua nửa học kì rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Với em, bút như người bạn thân thiết đồng hành cùng em trong việc học tập. Em luôn cố giữ cây bút cẩn thận để dùng được bền lâu. “Cám ơi cậu! cây bút chăm chỉ của tôi.”
Bài văn tả chiếc bút mực số 3
Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu “Hero” cực đẹp.
Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của em, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ để viết ở trong cặp sách.
Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là một cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹp cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra, là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà dùng suốt cả ngày không hết.
Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút, chữ viết của em dường như đẹp hơn, mềm mại, duyên dáng hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre. Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua về: xinh xắn và rất dễ thương.
Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách. Em sẽ giữ gìn bút thật cẩn thận để bút là người bạn ở bên em thật lâu.
Bài văn tả chiếc bút mực số 6
Ngày mới bước sang kì hai của năm học lớp một – năm học đầu tiên của quãng đời học sinh, tôi được mẹ mua cho một cây bút máy. Sau cả một kỳ học dài, tôi mới được cầm trên tay chiếc bút máy đầu tiên.
Chiếc bút máy có nhãn hiệu “Trường Sơn” in nghiêng trên vỏ bút. Chiếc bút dài chừng 20 xăng-ti-mét, được chia làm hai phần thân bút và nắp bút. Thân bút có độ dài tương đương với chiếc bút, có ngòi bút, phần tay cầm và ruột bút. Ngòi chiếc bút máy có dạng như chiếc măng non cắt lát được làm bằng kim loại nên có màu sáng loáng.
Ngòi bút của tôi có màu vàng đồng thích mắt. Phía trên của ngòi bút được mài nhọn. Nét chữ có đẹp, viết có trơn cũng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng, độ mài dũa của ngòi bút. Ở giữa từ đầu nhọn có một khe rãnh thẳng đứng. Khe rãnh này chính là lối ra của mực để tôi có thể viết chữ lên trang vở của mình.
Phía ẩn dưới của ngòi bút là phần đệm cứng màu đen. Phần đệm này để mực ra đều và bảo vệ ngòi bút khỏi bụi bẩn và cặn mực. Có thể nói, vì thuộc tính mỏng nhẹ của ngòi bút nên ngòi bút rất dễ bị hỏng. Chỉ cần ngòi bút bị rơi xuống dưới đất, cũng đủ để ngòi bút bị vẹo hoặc tõe ra làm đôi. Lúc đó, coi như chiếc bút đã không còn sử dụng được nữa.
Phần cầm bút được thiết kế trơn nhẵn. Chiếc bút của tôi được làm bằng nhựa nên khá nhẹ và êm tay. Khi tháo vỏ bút bằng nhựa ở bên ngoài ra có thể nhìn thấy phía bên trong là ruột gà. Ruột gà là bộ phận để chứa mực. Ruột gà là một cái ống làm bằng cao su rỗng. Chỉ cần thao tác bóp nhẹ vào đáy ruột gà là mực có thể tự đi lên. Đến khi đầy ruột gà mực thì thôi.
Chiếc nắp bút được thiết kế hình trụ, đầu tròn, có quai ở phía bên phải. Chiếc nắp bút được thiết kế phù hợp với gen ở thân bút để bảo quản, bảo vệ ngòi bút mỏng manh phía trong. Cả nắp bút và vỏ thân bút đều được làm bằng nhựa nhẹ, có màu xanh da trời khá đẹp mắt.
Chiếc bút đã bắt đầu đồng hành cùng tôi từ những ngày như thế. Chiếc bút máy – một đồ dùng học tập không thể thiếu của tôi. Nhờ có nó mà tôi mới có được những trang vở sạch đẹp, chữ viết ngay ngắn. “Nét chữ nết người” – tôi luôn tâm niệm điều đó và rèn chữ ngày một đẹp hơn.
2018-12-24 11:58:47
em sẽ hứa giữ gìn cẩn thận
Bài văn tả chiếc bút mực số 7
“Nét chữ, nết người”. Đó là lí do vì sao, chiếc bút luôn trở nên quan trọng đối với mỗi học sinh. Khi bắt đầu được tiếp cận với chữ viết, thì chiếc bút máy chính là vật dụng không thể thiếu. Chiếc bút máy mang tên bút mài “Thầy Ánh” đã nổi tiếng khắp mọi miền của Tổ quốc. Và tôi cũng có một chiếc.
Chiếc bút khá nặng so với sức cầm của tôi. Được thiết kế bằng kim loại từ vỏ cho đến ngòi bút. Vỏ bút có in chìm họa tiết lá tre xanh. Chính họa tiết này khiến cho cây bút trở nên đẹp hơn, mang một vẻ đẹp tinh tế, nhẹ nhàng. Cả nắp bút và vỏ thân bút đều được in chìm họa tiết ấy.
Nắp bút còn được làm đẹp thêm một chiếc quan uốn lượn ở một góc. Chiếc quai ấy giúp cho người dùng có thể cài lên túi áo. Mở nắp bút ra, sẽ ấn tượng ngay vào chiếc ngòi bút sáng loáng. Ngòi bút được làm bằng kim loại đã dát mỏng và được mài giũa 1 cách tỉ mỉ. Bởi thế mà lúc nào nó cũng sáng bóng.
Ngòi bút uốn lượn tinh tế và có điểm nhọn ở trên đỉnh. Đây chính là điểm tiếp mặt giấy để giúp tôi có những nét chữ đẹp nhất. Trên ngòi bút là phần tay cầm. Phần tay cầm dài chừng 4 xăng-ti-mét, vừa đủ để ngón trỏ và ngón cái tỳ vào bút. Phần tay cầm cũng được làm bằng kim loại đồng chất với nắp bút và vỏ bút. Phía bên trên tay cầm là phần ruột gà của bút. Nếu tháo bỏ phần vỏ bút ra có thể nhìn thấy rõ ràng phần ruột gà của bút.
Ruột gà của bút được thiết kế bằng nhựa, có cần đẩy để hút mực vào trong ống. Ông của ruột gà màu trắng trong suốt để có thể nhìn được mức mực đã vào trong ống được đến đâu. Chiếc bút được làm bằng kim loại nên rất dễ bảo quản, khó bị vỡ, gãy.
Bút sử dụng được rất lâu từ những ngày đầu đi học đến nay nó vẫn còn. Em luôn bảo quản bút cẩn thận, chỉ cần giữ gìn nó không bị rơi xuống đất, và vệ sinh thường xuyên chiếc bút sẽ luôn bền đẹp. Bút máy là vật dụng không thể thiếu đối với những người học sinh.
Bài văn tả chiếc bút mực số 1
Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng 1 gói quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.
Cây bút có chiều dài khoảng mười lăm xăng-ti-mét, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ in-nốc.
Ở đầu ngòi bút có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.
Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em. Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi.
Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.
Có thể bạn thích: