Muốn làm tốt một bài văn miêu tả thì lập dàn ý là khâu đầu tiên và cực kì quan trọng. Đối với học sinh tiểu học, biết lập dàn ý chi tiết là biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh. TopChuan.com tổng hợp và giới thiệu cùng bạn đọc tham khảo một số ít lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh sông nước trong bài viết dưới đây.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 8
1. Mở bài: Giới thiệu con sông, cảnh sông nước xung quanh. Quê hương em với nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đó dòng sông quê em hiền hòa và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
– Dòng sông bắt nguồn từ trên núi, chảy qua làng em và cung cấp dòng nước trong xanh cho con người và thiên nhiên xung quanh.
– Dọc phía 2 bên bờ sông là các bãi ngô, bãi khoai, ruộng lúa của dân làng.
– Xa xa là những rặng tre xanh tươi và cao lớn.
b. Tả chi tiết:
– Vào buổi sáng:
+ Dòng sông êm đềm, lấp lánh phản chiếu ánh nắng mặt trời.
+ Nước sông trong vắt, thỉnh thoảng có phù sa màu nâu.
+ Mặt sông tựa như chiếc gương.
+ Những con người đang thả lưới bắt cá, tôm.
– Vào buổi trưa:
+ Những cơn gió mát thổi qua mặt sông trở nên lăn tăn, rặng cây xung quanh con sông trở nên rung rinh.
+ Ánh mặt trời gay gắt chiếu sáng.
+ Những chú chim đậu xuống sát mép sông uống nước.
+ Những con cá thỉnh thoảng trồi lên trên mặt nước hít thở không khí.
– Vào buổi chiều:
+ Những đàn trâu, đàn bò bắt đầu lũ lượt ra về.
+ Mặt nước phản chiếu ánh hoàng hôn, khiến dòng sông trở nên thật kỳ bí và thú vị.
+ Hai bên bờ sôi động với tiếng cười đùa giỡn của đám trẻ con trong làng.
– Vào buổi tối:
+ Khi trăng lên, mặt sông phủ màu vàng óng ánh thật lung linh.
+ Trăng chiếu sáng soi rõ hoạt động của thiên nhiên và con người.
+ Những cụ già đến bờ sông hóng mát trong ngày hè.
3. Kết bài:
– Em yêu thiên nhiên và cảnh vật đôi bờ sông.
– Dòng sông mang lại lợi ích cho con người và thiên nhiên.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 4
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
– Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
– Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
– Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi ghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làn nước trong xanh của nó.
– Dọc phía 2 bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
– Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
a) Tả chi tiết:
* Buổi sáng:
– Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
– Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
– Con sông mới đầm ấm và hiền hòa làm sao!
– Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
– Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
– Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
* Buổi trưa:
– Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
– Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
– Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
– Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
– Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
– Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây thích thú của mình.
* Buổi chiều:
– Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
– Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
* Buổi tối:
– Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
– Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
– Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
– Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
– Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
– Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 3
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
– Vào mùa hè, em cùng gia đình đi tắm biển ở Vũng Tàu.
– Bãi biển Vũng Tàu là một thắng cảnh đẹp của đất nước ta.
2. Thân bài: Tả bãi biển:
– Bãi biển chạy vòng từ Bãi Trước đến Bãi Sau.
– Bờ biển cong cong hình lưỡi liềm ôm gọn lấy bãi cát trắng thoai thoải.
– Các dãy núi lớn nhỏ nhấp nhô ôm lấy biển.
– Mặt trời nhô lên từ từ, sáng rực và tròn to như cái đĩa khổng lồ.
– Buổi sáng biển lặng sóng, êm ả như mặt hồ.
– Gió thổi mát lộng xen lẫn ánh nắng lung linh dập dờn trên những đợt sóng biển nhè nhẹ.
– Mặt biển mênh mông, không thấy đâu là bến bờ.
– Nước biển xanh lơ, rồi xanh thẳm, thay đổi theo buổi trong ngày.
– Sóng biển ì ầm từng đợt cuồn cuộn ào ạt xô vào bờ cát.
– Cát trắng mịn màng óng ánh dưới ánh nắng chói chang.
– Hàng dương xanh ngắt phía 2 bên bãi biển vi vu, ngả nghiêng theo gió.
– Những chiếc dù xanh đỏ xếp liền nhau trên bãi biển.
– Du khách tấp nập đông đúc trên chiếc ghế dài hướng ra biển hóng mát.
– Tiếng nói cười xen lẫn tiếng sóng biển ầm ĩ.
– Trẻ em vui đùa trên bãi cát, hoặc cùng cha mẹ tắm biển gần bờ.
– Nhiều trò chơi tập thể vui nhộn, sôi nổi, tạo không khí vui vẻ, sảng khoái diễn ra trên biển.
– Thỉnh thoảng có vài du khách chơi trò cảm giác mạnh trên biển như ca nô lướt sóng, mô tô nước,… Họ điều khiển ca nô, mô tô nước vượt qua những con sóng cao trong tiếng cổ vũ của người xem.
– Đàn chim biển tung cánh bay rợp trời.
– Xa xa, đoàn thuyền đánh cá nhấp nhô xuôi ngược.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
– Bãi biển Vũng Tàu có những nét riêng hấp dẫn khách du lịch.
– Em mong hè nào cũng được ba mẹ dẫn đi chơi.
– Khu du lịch này có tiềm năng cao đem lại nguồn lợi về kinh tế cho nước nhà.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 6
1. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông quê em: Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.
2. Thân bài
* Tả khái quát
– Dòng sông dài ngoằn nghèo
– Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
– Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
– Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm
* Tả chi tiết
– Buổi sáng:
+ Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
+ Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
+ Tấp nập người qua sông
+ Rồi người làm việc trên sông
+ Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
– Buổi trưa
+ Nắng trải dài trên sông
+ Dòng sông nằm phẳng lặng
+ Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
+ Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
+ Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
* Buổi chiều
– Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
– Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
– Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
– Màn đêm bắt đầu buông xuống
* Buổi tối
– Dòng sông chìm trong bóng tối
– Những người đi thả cá, bắt tôm
– Những ánh đèn mập mờ trên sông
– Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm
* Lợi ích của dòng sông
– Cung cấp nước sinh hoạt
– Mang lại lương thực thực phẩm
– Điều hòa nguồn nước
– Điều hòa không khí
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông: Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 10
1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xóa một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.
b. Tả cảnh chi tiết:
– Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ tỏa bóng mát rượi.
– Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).
– Cảnh phía 2 bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).
– Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.
– Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
– Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.
– Gió rừng thổi mát, dễ chịu,
c. Nêu ích lợi của dòng suối:
– Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.
– Điều hòa thời tiết.
3. Kết luận: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 1
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
– Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
– Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
a) Buổi sớm:
– Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
– Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
– Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
– Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
– Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
– Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
– Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
– Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
– Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
– Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
– Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
– Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
– Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
– Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
– Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
– Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
Lập dàn ý bài văn: Tả cảnh sông nước bài số 5
1. Mở bài: giới thiệu vài nét về dòng sông quê em.
2. Thân bài
*Tả khái quát cảnh sông nước
Dòng sông dài chảy qua nhiều đoạn.
Dòng sông có nước trong veo, rất xanh và mát.
Dòng sông cung cấp phù sa tốt cho mùa màng.
Dòng sông mang nước sạch cho cây trái tốt tươi.
Cung cấp nguồn lợi thủy sản giá trị như tôm, cua, cá…
b. Tả chi tiết
*Buổi sáng
Dòng sông hiền hòa chạy nhẹ nhàng.
Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá.
Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
*Buổi trưa
Dòng sông nằm phẳng lặng
Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa.
Từng cơn gió nhẹ thổi mát mẻ, dễ chịu xua tan nóng bức.
*Buổi chiều
Dòng sông phản xạ ánh nắng mặt trời đẹp lung linh.
Bọn trẻ con thì nô đùa quanh sông
Một số thuyền đi thả lờ đặt cá.
Lác đác vài người đánh bắt cá.
*Lợi ích dòng sông
Cung cấp nước sinh hoạt, giúp cây trái tốt tươi.
Mang lại nguồn lợi thủy sản: tôm, cua, cá…
3. Kết bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về dòng sông
Có thể bạn thích: