Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm hay tạo ra những tiếng cười giải trí cho con người, từ những tiếng cưới có ý nghĩ thâm thúy sâu cây, nhẹ nhàng đến hóm hỉnh và cả những bài có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Nổi bật lên những bài gây ra cho người đọc tiếng cười đó là truyện “Treo biển”. Qua tiếng cười, truyện để lại cho ta những bài học bổ ích cho cuộc sống ta cần tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài nhưng tiếp thu với thái độ có sự chọn lọc kĩ lưỡng chứ không nen tiếp thu 1 cách đồng loạt các ý kiến khách quan từ bên ngoài vào. Mời các bạn tham khảo 1 số bài văn phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện mà Toplsit đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 10
Trong cuộc sống không ít điều xảy ra, nhưng việc thích nghi 1 cách phù hợp thì không phải là dễ dàng, cũng giống như nhân vật ông chủ tiệm cá trong câu chuyện “Treo biển” Câu chuyện bên cạnh đem lại những tiếng cười sáng khoái cũng đồng thời là một bài học quý giá đối với những người đang có lối sống thiếu kiên định trong cuộc sống.
Câu chuyện xoay quanh vấn đề những chữ được viết trên biển của một tiệm cá mang tên “Ở đây có bán cá tươi”, đọc truyện chúng ta có thể thấy được tiếng cười xuất hiện ở chính trong những góp ý của người đi đường. Bốn người góp ý về nội dung tấm biển, người thì đề nghị bỏ chữ “Tươi” vì như thế chỉ thế hiện rằng trước đây cá ươn chứ không hiểu rằng chữ “Tươi” trong tấm biển là để thể hiện chủng loại của sản phầm mà tiệm kinh doanh.
Cùng với đó là sự góp ý về việc bỏ chữ “Ở đây” của người thứ hai bởi hàng cá thì sẽ bán cá, việc để hai từ đó là không cần thiết, rồi khi tấm biển chỉ còn ba chữ “Có bán cá” thì những người đi đường vẫn chưa vừa ý, người thứ ba cho rằng trưng bày cá ra thì tất nhiên là bán cá nên việc để chữ “Có bán” trong biển là không cần thiết, cuối cùng người thứ tư cho rằng từ đằng xa đã ngửi thấy mùi tanh của cá nên chẳng cần phải treo biển có chữ cá làm gì.
Những góp ý không đâu vào đâu, những góp ý đi sai hoàn toàn với những nội dung thực tế trong cuộc sống thế nhưng ông chủ tiệm cá lại vì những góp ý đó mà thay đổi đi nội dung tấm biển và có thể tình huống đó chỉ diễn ra bên trong câu chuyện “Treo biển” chứ ngoài đời sẽ chẳng ai làm theo như vậy cả. Điều thú vị ở đây là nhân dân ta đã lấy thứ không thể xảy ra để xây dựng nên câu chuyện, qua đó châm biếm, phê phán những con người trong xã hội không có chính kiến, luôn làm theo lời nói của người khác dù không biết đúng hay sai.
Qua câu chuyện cũng giúp chúng ta hiểu được nhiều bài học quý giá từ những góp ý của người đi đường cũng như từ cách thay đổi nội dung tấm biển của ông chủ tiệm cá. Đối với những người đi đường góp là những ý kiến mà xã hội sẽ luôn đề cập đến xoay quanh cuộc sống của bạn, mỗi người một cái nhìn, mỗi người một ý kiến, mỗi người một quan điểm, mỗi người một nhận định, vậy nên việc sống sao cho phù hợp tất cả mọi người là rất khó, thay vào đó là hãy sống cho bản thân mình. Còn về phía ông chủ tiệm cá là hình ảnh phản chiếu của những người thiếu chính kiến riêng, thế nên qua đó mỗi người cần hiểu rõ rằng việc tiếp thu những ý kiến đóng góp là rất cần thiết, nhưng tiếp thu sao cho phù hợp sao cho có chọn lọc thì còn cần thiết hơn.
Câu chuyện “Treo biển” đem lại cho người đọc nhiều tiếng cười sảng khoái qua những tình tiết mà chỉ có ở trong truyện, đồng thời câu chuyện cũng để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ, phần nào giúp những người đang sống không có bản lĩnh, không có chính kiến suy nghĩ lại phần nào về cách tiếp thu ý kiến từ bên ngoài và vận dụng thích hợp vào cuộc sống của bản thân.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 8
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều thể loại văn học, đặc biệt nhất là văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn gây cười… Trong vô số những câu chuyện dân gian đó là cả một lời khuyên răn dạy với con cháu đi sau mà thế hệ đi trước đã nhắn gửi. Truyện ngụ ngôn “Treo biển” là 1 trong câu chuyện hài hước mà có ý nghĩa nhất.
Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ hoặc chính chuyện của con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người nhằm nêu lên bài học luân lý.
Truyện ngụ ngôn treo biển kể về một chủ cửa hàng bán cá treo cái biển “Ở đây có bán cá tươi”, khi có người góp ý, ông đã bỏ đi một vài chữ trong tấm biển và cuối cùng là bỏ cả cái biển đi. Truyện mang tình tiết gây cười nhẹ nhàng mà sâu sắc, ý nói lên tính kiên định của con người trong cuộc sống.
Chúng ta hãy cùng xem xét qua lời nhận xét của những người đi qua nhìn tấm biển. Người thứ nhất nói: “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề là cá tươi” chủ nhà thấy thế liền xóa chữ tươi đi. Người thứ hai tới bảo: “Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây”, chủ quán nghe thế lại bỏ chữ “ở đây” đi. Tấm biển còn lại chữ “có bán cá” và một người khác lại nói: Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”! và người chủ lại nghe theo, cuối cùng tấm biển còn lại chữ cá. Rồi người cuối cùng lại kêu: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa! và tấm biển đó không còn.
Điều đáng nói ở đây là người chủ quán chỉ nghe theo những người qua đường, những người mua hàng nói mà không quan tâm tới việc họ nói đúng hay nói sai và cứ làm theo. Một hành động gây cười ở chỗ đó, anh chủ quán không có chính kiến và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Liệu họ đã đủ hiểu về ý nghĩa của tấm biển quảng cáo chưa? Và biển quảng cáo đó làm nổi bật lên được điều gì? Câu chuyện khiến người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ khi ông ta tiếp thu những ý kiến từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kỹ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lười nhận xét đó.
Câu chuyện rất khéo léo trong việc răn dạy con người phải có chính kiến riêng của mình, phải có bản lĩnh và kiên định. Không phải người ta nói thế này là sẽ nghe theo thế này mà không phải là thế khác. Mặc dù khi người ta góp ý thì nên nghe, nhưng cũng phải bảo vệ quan điểm và chính kiến của mình. Phải kiên định trong cuộc sống, những người kiên định sẽ là những người thành công dễ dàng hơn.
Truyện ngụ ngôn “Treo biển” đã cho chúng ta hiểu được, chúng ta phải có lòng kiên định, có chính kiến, có lập trường và phải giữ vừng lập trường của mình. Không thể vội vã thay đổi mà lập trường của mình bị lung lay, méo mó. Trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ lưỡng, suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc làm một việc gì đó.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 9
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười chính là một món ăn tinh thần cho nhân dân sau những ngày lao động vất vả. Và trong số các truyện cười đó, không thể không nhắc tới truyện “Treo biển”. Truyện không chỉ mang lại tiếng cười vui vẻ, hài hước mà còn mang tính phê phán những con người ba phải, dễ dàng nghe và làm theo lời người khác mà không có sự suy xét.
Nội dung truyện kể về một cửa hàng bán cá, nhằm muốn giới thiệu cho mọi người biết đến sản phẩm của gia đình mình, cửa hàng đã thiết kế một cái biển đề to với dòng chữ: “Ở đây có bán cá tươi”. Nghe có vẻ chiếc biển đã đầy đủ nội dung, sẽ chẳng có ai có thể bắt bẻ được điều gì, thế nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Đã có rất nhiều người đi qua và bàn tán, góp ý về chiếc biển đó. Người thứ nhất đi qua thì cho rằng: “Nhà này ngày xưa quen bán cá ươn hay sao mà giờ phải đề biển là cá tươi” ; thêm một người nữa, lại nói: “Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề ở đây”; người thứ ba nghe có vẻ bắt bẻ: “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là có bán” ; cho tới người cuối cùng, sự bắt bẻ đã tới tận cùng: “Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thì thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa”.
Và thế là sau mỗi lần nghe góp ý, bắt bẻ về chiếc biển quảng cáo, chủ cửa hàng lại bỏ bớt đi một chữ, cuối cùng thì ông đem cất luôn cả cái tấm biển quảng cáo đó. Tiếng cười bật ra từ chính cách hành xử của ông chủ cửa hàng với chiếc biển của mình, cho thấy ông ta là một người thiếu chính kiến, ba phải, khi nghe lời mọi người nói, không cần biết đúng sai, phải trái ông đều răm rắp làm theo. Thật đáng cười chê và phê phán những con người như ông, những người luôn thiếu chủ kiến khi làm việc, không cân nhắc, suy xét khi nghe những lời góp ý.
Việc treo biển chỉ là việc nhỏ, không có ảnh hưởng gì to tát nhưng từ những việc nhỏ sẽ dẫn đến những việc lớn, một khi con người ta đã thiếu chính kiến trong việc nhỏ thì khó mà có chính kiến được trong việc lớn. Từ đó không chỉ hỏng những việc nhỏ mà kéo theo hỏng cả những việc lớn. Tất cả chỉ vì nghe theo lời người khác mà không có sự suy xét đúng sai của bản thân, hậu quả thật khôn lường. Câu chuyện có kết cấu ngắn gọn, mạch lạc và rõ ràng, chỉ bao gồm lời văn giới thiệu, bốn lời thoại của người đi đường, khách mua cá, người láng giềng nhưng lại tạo ra tiếng cười giòn giã. Người đọc cười vì sự ba phải, ngẩn ngơ và tình nóng vội của người chủ cửa hàng cá, sẵn sàng sửa biển, cất biển chỉ vì lời nhận xét của mọi người. Bên cạnh đó tình huống truyện kịch tích cũng góp phần không nhỏ tạo nên tiếng cười trong tác phẩm.
Tóm lại, truyện cười “Treo biển” đã mang lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc, lên tiếng phê phán về những con người thiếu chính kiến trong suy nghĩ và hành động. Nhắc nhở mọi người nên có những sự suy xét và cân nhắc trước mọi lời góp ý của những người xung quanh.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 4
Trong kho tàng văn học dân gian việt nam có rất nhiều những tác phẩm hay tạo ra những tiếng cười giải trí cho con người, từ những tiếng cưới có ý nghĩ thâm túy sâu cây, nhẹ nhàng đến hóm hỉnh và cả những bài có ý nghĩa phê phán sâu sắc. Nổi bật lên những bài gây ra cho người đọc tiếng cười đó là Truyện Treo Biển.
Treo Biển tạo cho người đọc tiếng cười nhẹ nhàng bởi truyện có tính chất ngụ ngôn. Truyện treo Biển kể về việc 1 ông chủ treo chiếc Biển chỉ báo rằng ở đây có bán cá tươi, nội dung những từ trong biển được những người dân đi qua nhận xét ông chủ của hàng cứ bỏ dần bỏ và cuối cùng đã cất cái biển đó đi.
Tình huống đặc sắc ở chỗ ông chủ không cần xem xét xem những lời góp ý đó đúng hay sai mà đã thực hiện y như họ, thể hiện ông là 1 người nhẹ dạ và dễ tin vào những lời đàm tiếu nhận xét của người khác khi chưa biết được nội dung của người ta muốn nói tới đó là cái gì, ngụ ý đã phê phán ông chủ này không có lòng kiên định, không giữ lấy ý kiến chủ quan của mình mà chỉ dựa trên những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài để làm thay đổi nội dung của những dòng chữ viết trên tấm biển đó.
Ban đầu nội dung của tấm biển đó rất rõ ràng không có sai lệch về mục đích buôn bán “ ở đây có bán cá tươi “ 1 tấm biển treo có đầy đủ nội dung chi tiết những thứ đang bán trong của hang nhưng chỉ vài lời nhận xét khách quan của người khác mà ông chủ đã bỏ dần những từ viết trên nội dung của tấm biển.
Người đầu tiên đã nhận xét nhà này quen bán cá ươn hay sao mà nay đề ra biển bán cá tươi chỉ với một câu nhận xét đó ông chủ không cần xem xét đến nội dung đó là gì, sự đối lập giữa tươi và ươn đã làm cho ông thay đổi nội dung trong tấm biển, ông đã xóa từ tươi đi, bây giờ trên tâm biển chỉ còn đề 3 chữ ở đây có bán cá. Người thứ 2 lại đưa ra lý do là người ta lại ra hang hoa mua cá hay sao mà lại phải đề ra chữ ở đây, ông chủ vội vàng xóa bỏ chữ ở đây, và trên tấm biển chỉ còn chữ có bán cá. Khi người khách thứ 3 đến mua cá thấy hàng cá được bày ra bán, họ lại nhận xét cá được bày ra như thế này không phải để bán thì để làm gì mà phải đề ra chữ có bán, ông chủ bán cá liền xóa chữ có bán và trên tấm biển lúc này chỉ còn chữ Cá. Đến người thứ 4 khi đi qua đây cũng nhận xét chưa đi tới gần đã ngửi thấy mùi cá có cần thiết gì mà phải đề biển cá ở đây làm gì, do vậy ông chủ đã cất tấm biển đi và không cần sử dụng đến tấm biển đó nữa.
Qua 4 lời nhận xét khách quan của những người khách mua cá ta thấy ai ai cũng đều có những nhận xét về tấm biển được ông chủ treo để mang mục đích bán cá nhưng họ chưa thực sự được nội dung và mục đích của tấm biển đó là gù, từng lời nhận xét 1 ông chủ chưa cần xem xét đó là đúng hay là sai đã theo luôn những lời nhận xét đó, ban đầu tưởng chừng như những lời nhận xét đó là đúng nhưng sau ta mới nhận ra những lời nhận xét đó thật là phi lí, người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ của hàng khi ông ta tiếp thu những ý kiến khách quan từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kĩ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lời nhận xét đó. Qua câu chuyện ta cần phê phán lối sống và hành động của ông chủ của hàng ông là 1 người thiếu kiên định, không có những suy nghĩ chín chắn về hành động của mình.
Truyện Treo Biển đã tạo ra cho con người tiếng cười sảng khoải và qua đây cũng để lại cho ta những bài học bổ ích cho cuộc sống ta cần tiếp thu những yếu tố từ bên ngoài nhưng tiếp thu với thái độ có sự chọn lọc kĩ lưỡng chứ không nên tiếp thu 1 cách đồng loạt các ý kiến khách quan từ bên ngoài vào.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 3
Nụ cười, tiếng cười là biểu hiện cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của con người trong cuộc sống. Ngoài những trường hợp đặc biệt cười ra nước mắt, cười cay đắng, đau khổ, đa số chúng ta khi vui, hay bắt gặp một việc gì, nhìn thấy điều gì ngược đời, chướng mắt thì cất tiếng cười. Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn lạc quan, thâm thuý nên rất biết cười.
Trong kho tàng văn học dân gian, cha ông ta đã sáng tác cả một rừng cười, gọi là Truyện tiếu lâm, truyện cười, rừng cười ấy muôn vàn hoa lá khác nhau. Có truyện cười vui hóm hỉnh, xuề xoà để xoá đi những mệt nhọc trong lao động. Có truyện cười sâu cay, châm biếm để chế giễu, phê phán thói hư tật xấu, hoặc đả kích kẻ thù. Câu truyện Treo biển thuộc nhóm truyện cười chế giễu, phê phán khá đặc sắc, tiêu biểu cho thể loại truyện cười và sự độc đáo, sâu sắc của tiếng cười dân gian Việt Nam.
Tấm biển ấy là công cụ quảng cáo của một nhà hàng bán cá. Biển đề: “Ở đây có bán cá tươi”, gồm bốn nội dung:
-“Ở đây”: Thông báo địa điểm cửa hàng
-“Có bán”: Thông báo hoạt động của cửa hàng
– “Cá”: Thông báo mặt hàng kinh doanh
– “Tươi”: Quảng cáo chất lượng hàng để hấp dẫn, mời gọi khách.
Cả bốn yếu tố, bốn nội dung đó đều cần thiết cho một biển quảng cáo, 1 cách quảng cáo bằng ngôn ngữ. Vậy mà nhà hàng đã được bốn vị khách quý góp ý. Lần lượt từng vị, bằng thái độ (cười) và ngôn ngữ (nói) nhận xét, chỉ bảo ra vẻ chân tình, thân ái về tấm biển kia. Thoạt nghe, ý kiến từng người đều có lí. Cái lí của họ xuất phát từ những suy nghĩ, từ sự hiện diện trực tiếp bằng giác quan riêng của mình. Người nhìn, người ngửi, người chỉ coi trọng mặt hàng mà không chú ý nội dung toàn diện và ý nghĩa gián tiếp của ngôn ngữ mà nhà hàng muốn giao tiếp với tất cả mọi loại khách hàng. Nghĩa là cả bốn vị khách quý kia chỉ nhấn mạnh cái bộ phận mà coi thường tổng thể, coi thường mối quan hệ của các yếu tố. Ở một mức độ nào đấy, bốn lời phán của các vị khách kia hao hao cách sờ voi, phán về voi của mấy ông thầy bói xem voi trong truyện Thầy bói xem voi.
Chủ nhà hàng chỉ cần suy nghĩ một chút sẽ thấy mỗi vị đều có một chút phiến diện. Nhưng… ảm đạm cười thay, ông chủ (hay bà chủ) hàng kia đã không suy nghĩ mảy may gì mà cứ “nghe nói, bỏ ngay, rồi nghe nói, bỏ ngay, lại bỏ ngay”, cuối cùng là “cất nốt cái biển”. Cứ mỗi lần “nghe nói, bỏ ngay” như thế, cái biển quảng cáo rất cần thiết kia bị lột dần, xoá dần đến độ bị… hạ bệ, xếp xó… Trước mỗi lần “nghe nói, bỏ ngay” của nhà hàng, người nghe, người đọc truyện lại bật cười. Ba lần bật cười nối nhau, cứ mỗi lần, tiếng cười lại bật lên ở cung bậc cao hơn, để rồi vang lên to nhất, thâm trầm nhất khi kết thúc câu chuyện. Cái biển bị “bỏ ngay” tới ba lần, chỉ còn mỗi chữ “cá”.
Đến đây, ta tưởng thế là cái biển thoát nạn, nhà hàng thoát nạn. Vậy mà vẫn xuất hiện vị khách quý thứ tư với lời “góp ý” quá ư ảm đạm cười và nhà chủ vẫn “nghe nói, bỏ ngay” thì thật là đáng bật cười, tiếng cười vang to nhất. Ta cười to vì từng người góp ý thấy có vẻ hợp lí, nhưng cứ cái đà đó mà làm theo thì kết quả cuối cùng thành vô lí, cực kì vô lí. Đỉnh cao của tiếng cười đã ngân lên, dội mạnh vào chủ hàng bán cá. Đấy là người không biết suy xét trước lời góp ý, thành ra hoàn toàn mất hết chủ kiến.
Như vậy, truyện Treo biển đã tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu bản lĩnh, thiếu suy nghĩ độc lập khi làm việc, cũng như khi nghe người khác góp ý, nhận xét. Nghệ thuật gây cười của tác phẩm này là xây dựng được những tình huống truyện đối lập từ thấp đến cao để kết thúc ở đỉnh điểm làm bật ra tiếng cười vang to nhất, có ý nghĩa nhất. Đấy cũng là đặc điểm chung của truyện cười. Truyện không chỉ giúp chúng ta bài học về phong cách sống mà còn nhắc ta về cách dùng từ, lựa chọn từ ngữ sao cho sát nghĩa, không thừa, không thiếu. Nếu đọc thêm truyện Đẽo cày giữa đường, ta cũng bật cười, nụ cười giễu cợt tương tự truyện này.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 7
Đất nước chúng ta bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp, cuộc sống gắn liền với đồng áng, với trồng trọt chăn nuôi. Truyện cười giúp những người nông dân giải trí Sau mỗi giờ lao động vất vả. Treo biển là một truyện cười đặc sắc vừa mang lại tiếng cười vừa có ý nghĩa giáo dục về cách ứng xử trong cuộc sống.
Như chúng ta đã biết tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Tiếng cười được thể hiện trong truyện cười đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam. Đó là loại truyện kể về những hiện tượng, những loại người đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Nhiều khi, qua truyện cười và tiếng cười người bình dân muốn gửi gắm những bài học nào đó về cuộc sống. hiện tượng đáng cười là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người nào đó.
Và để có tiếng cười đòi hỏi ta phải phát hiện ra tiếng cười. Và đặc điểm của truyện cười thường rất ngắn. Các yếu tố nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện đều có mục đích là gây nên tiếng cười. Sau tiếng cười ấy hướng những người đọc người nghe chúng ta tới những điều tốt đẹp mà nó đối lập với tiếng cười. Có 2 loại truyện cười Hài hước ( có ý nghĩa mua vui), truyện châm biếm (có ý nghĩa phê phán).
Truyện treo biển kể về một chủ cửa hàng bán cá treo cái biển “Ở đây có bán cá tươi”, khi có người góp ý, ông đã bỏ đi một vài chữ trong tấm biển và cuối cùng là bỏ cả cái biển đi. Truyện mang tình tiết gây cười nhẹ nhàng mà sâu sắc, ý nói lên tính kiên định của con người trong cuộc sống. Chuyện bắt đầu từ tấm biển dược treo ở cửa hàng với nội dung: Ở đây có bán cá tươi. Có thể thấy nội dung tấm biển thông báo đầy đủ các thông tin: Yếu tố chỉ địa điểm “ở đây” là trạng ngữ, Yếu tố “có bán” chỉ hành động, công việc; Yếu tố thứ 3 “cá” là danh từ chỉ sản phẩm được bán của nhà hàng. Yếu tố cuối cùng là tính từ chỉ chất lượng.
Nội dung tấm biển đầy đủ, chính xác, cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ. Điều đáng nói ở đây là ông chủ nhà hàng được nghe 4 lời góp ý của khách hàng và ông làm theo cả 4 để cuối cùng ông đem cất luôn cái biển đi. Người thứ nhất nói: “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề là cá tươi” chủ nhà thấy thế liền xóa chữ tươi đi. Người thứ hai tới bảo: “Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây”, chủ quán nghe thế lại bỏ chữ “ở đây” đi.
Tấm biển còn lại chữ “có bán cá” và một người khác lại nói: Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”! và người chủ lại nghe theo, cuối cùng tấm biển còn lại chữ cá. Rồi người cuối cùng lại kêu: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa! và tấm biển đó không còn. Bốn lời góp ý đều mang tính cá nhân, chủ quan, bắt bẻ chữ nghĩa. Còn anh chủ quán không có chính kiến và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Câu chuyện khiến người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ khi ông ta tiếp thu những ý kiến từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kĩ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lười nhận xét đó.
Câu chuyện rất khéo léo trong việc răn dạy con người phải có chính kiến riêng của mình, phải có bản lĩnh và kiên định. Không phải người ta nói thế này là sẽ nghe theo thế này mà không phải là thế khác. Mặc dù khi người ta góp ý thì nên nghe, nhưng cũng phải bảo vệ quan điểm và chính kiến của mình. Phải kiên định trong cuộc sống, những người kiên định sẽ là những người thành công dễ dàng hơn.
Truyện “Treo biển” đã cho chúng ta hiểu được, chúng ta phải có lòng kiên định, có chính kiến, có lập trường và phải giữ vừng lập trường của mình. Không thể vội vã thay đổi mà lập trường của mình bị lung lay, méo mó. Trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ lưỡng, suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc làm một việc gì đó.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 5
Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ “Cá”. Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?
Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu “ở đây có bán cá tươi” bao gồm bốn yếu tố cơ bản: “ở đây” – chỉ địa điểm bán hàng; “có bán” – chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; “cá” – chỉ mặt hàng đang kinh doanh; “tươi” – chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phân biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!
Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển. Người thứ nhất bình phẩm chữ “tươi”: Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ “tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.
Người thứ hai hình phẩm hai chữ “ở đây”: Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong “nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ “ở đây” không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần! Người thứ ba thì bàn về hai chữ “có bán”. Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng 1/2 (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ “ở đây”, chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.
Người cuối cùng bàn về chữ “cá”. Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm của người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai bảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.
Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.
Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng “Đẽo cày giữa đường”, bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười “Treo biển” số 6
Truyện cười là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi người dân Việt. Từ xa xưa ông cha ta đã sáng tác ra những câu chuyện cười thú vị, không chỉ để gây cười, làm thoải mái tinh thần sau những giờ lao động mệt nhọc mà đó còn là những bài học kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại cho con cháu. Truyện cười “Treo biển” là 1 trong truyện cười có ý nghĩ, phản ánh hiện thực xã hội mà cách sinh động.
Nội dung của câu chuyện kể về việc một ông chủ treo biển để bán cá, trên tấm biển có ghi dòng chữ: “ Tại đây có bán cá tươi”. Thực ra câu chuyện cũng chẳng có gì đáng cười nếu ông chủ kia không có những hành động không suy nghĩ, gió chiều nào xoay chiều đó, không có chứng kiến riêng của mình.
Từ nội dung của tấm biển, mỗi người đi qua lại có một góp ý khác nhau, nghĩ gì nói nấy mà dẫn đến việc ông chủ dần bỏ đi từng chữ được ghi trên biển treo, dần dần không còn chữ nào trên đấy khiến ông phải gỡ tấm biển xuống. Chi tiết gây cười ở chỗ, chẳng có ai đi qua cửa hàng người khác mà lại góp ý kiểu vậy và cũng chẳng có ai như ông chủ lại đi nghe theo những lời nói vô căn cứ của người qua đường.
Thực tế mà nói, nội dung ban đầu của tấm biển chứa đầy đủ nội dung mà không cần phải sửa hay thay đổi gì cả, những dòng chữ ghi trên tấm biển đã phản ánh được những gì ông chủ muốn gửi đến người mua. Vậy mà, do không có lập trường vững vàng, ông chủ đã dần dần bớt các chữ và cuối cùng phải gỡ tấm biển xuống.
Truyện “Treo biển” tuy ngắn gọn những có đầy đủ cốt truyện, nội dung và tạo cho người đọc cảm giác dễ tiếp cận vấn đề mà tác giả dân gian muốn đề cập đến. Mới đầu nghe qua những ý kiến góp ý của người qua đường, ta cứ ngỡ như những ý kiến đấy là đúng, là hợp lí nhưng thực ra đó là những ý kiến hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ những người này không hiểu rõ đến nội dung và ý nghĩa của tấm biển đang được treo kia. Hành động tháo tấm biển xuống của ông chủ cho thấy ông ta cũng không hiểu rõ những gì được ghi trên biển, đây là một chi tiết đắt giá trong việc gây cười của truyện.
Thông qua câu chuyện giúp chúng ta có một cái nhìn đa chiều hơn, áp đặt bản thân mình vào sự việc, hiện tượng thì mới có thể giải quyết tốt được vấn đề đặt ra. Khi đưa ra một ý kiến nào đó hay quyết định một việt gì cần phải suy nghĩ kĩ, không được quyết định vội vàng để rồi dẫn đến sai lầm.
Trong cuộc sống hiện nay, việc lắng nghe ý kiến người khác là vô cùng quan trọng vì thông qua ý kiến của họ mình có thể làm tốt hơn công việc của mình. Nhưng không phải ý kiến nào cũng hợp lí, phù hợp vì có ý kiến đúng, ý kiến sai, chúng ta phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể, suy nghĩ chín chắn rồi mới quyết định.
Cảm ơn tác giả dân gian đã mang lại cho người đọc một câu chuyện cười thú vị, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi người trong xã hội hiện nay, cần phải suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra quyết định, không nên gió chiều nào xoay chiều ấy. Hơn thế, mỗi người trong chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ nội dung, mục đích của công việc mà mình phải làm, có như thế chúng ta mới bảo vệ được ý kiến, quan điểm của nhân của mình. Cho dù ai có nói như thế nói đi chăng nữa thì vẫn kiên quyết bảo vệ lập trường của mình.
Có thể bạn thích: