Mashable vừa tổng hợp những câu chuyện nổi bật nhất năm 2016. Đây có thể là những kỹ thuật mới hay những thế lực đến and đi trong làng công nghệ. Chúng ta tìm hiểu cụ thể xem 10 câu chuyện này là gì nhé!
Những cuộc sát nhập
Trong bối cảnh làng công nghệ hiện tại, các ông lớn thu mua các tên tuổi nhỏ hơn, một số tên tuổi lớn phải bán mình là chuyện thường xuyên được nhắc đến trong năm 2016.
Bốn thương vụ chuyển nhượng nổi bật có thể nhắc đến là:
- Nhà mạng A&T mua lại Time Warner
- Yahoo phải bán mình cho Verizon
- Samsung mua lại công ty âm thanh Harman
- Microsoft mua lại mạng xã hội nhân sự Linkedln
Sự trỗi dậy của xe tự lái cao cấp
Trong năm qua, nhiều nhà sản xuất tung các phiên bản xe tự lái cao cấp:
- Tesla, Uber không ngần ngại thử nghiệm xe tự lái ở các thành phố lớn.
- Audi, GM khoe mẽ hàng loạt công nghệ mới.
- Apple ồn ào đầu năm với dự án “Project Titan”, nhưng ngừng lại vào cuối năm.
Đây cũng là năm mà hàng loạt sự cố liên quan đến xe tự lái diễn ra, thậm chí gây chết người. Cụ thể, trong quá trình thử nghiệm công nghệ xe tự lái của Tesla, một tài xế đã qua đời do tai nạn. Lý giải về vụ tai nạn này, Tesla cho hay chiếc xe Model S đang trên đường cao tốc với sự điều khiển của Autopilot thì 1 chiếc xe đầu kéo bỗng xuất hiện đâm vuông góc với nó. Cả hệ thống Autopilot lẫn tài xế đều không nhận thức được điều này vì phần thân ngang xe đầu kéo trùng màu với nền trời bị lóa, nên phanh đã không được kích hoạt. Chính vì vậy, thảm kịch đã xảy ra.
Năm 2016 chính là năm mà xe tự lái bùng nổ, dẫu thế việc sử dụng công nghệ này 1 cách rộng rãi thì cần một thời gian rất dài nữa.
Trực tiếp từ facebook
Facebook chính thức mở tính năng Live video ra cho tất cả người dùng, điều này giúp cho người dùng có thể tường thuật trực tiếp video cá nhân cho bạn bè, người thân trên Facebook ngay trong thời gian thực. Live video còn hỗ trợ chèn thêm mô tả ngắn gọn and gửi video cho nhiều người cùng lúc. Điều thú vị là trong quá trình stream video, người dùng vẫn thấy được số người đang xem video của mình and đọc được bình luận của những người khác về video của mình.
Cú phanh của tàu siêu tốc
Ngày 11/5, Hyperloop – một ý tưởng giao thông siêu tốc mới – lần đầu tiên đã được trình diễn công khai trước công chúng tại sa mạc Nevada, Mỹ.
Hyperloop được hãng Hyperloop One giới thiệu là các đoàn tàu chạy trong một ống chân không and gia tốc bằng trọng lực, đạt vận tốc trên 1000km/giờ. Hyperloop được hy vọng là sẽ đi vào hoạt động chính thức trước năm 2020. Công nghệ này được đánh giá là một cuộc cách mạng hóa trong ngành giao thông, nếu thành công.
Tuy nhiên, sau ải ra mắt này, Hyperloop liên tục vướng vào các các vụ kiện đầy tranh cãi. Chính điều này khiến cho các thành viên chủ chốt của dự án rời đi and giấc mơ về tàu siêu tốc cũng tạm ngừng.
Năm của hacker
Năm 2016 được xem là năm của hacker khi những cuộc tấn công mạng có quy mô ngày càng lớn. Những cuộc tấn công này đã đưa nhiều câu chuyện bí mật ra ánh sáng như nhiều tổ chức bí ẩn đang mở rộng “vũ khí”, lật lại những vụ tấn công mà Yahoo đã che dấu từ 2014,… Nổi tiếng nhất có lẽ là sự việc nhóm hacker Mirai botnet khiến Internet nước Mỹ đình trệ.
Chính điều này đã gióng nên một hồi chuông báo động về an ninh mạng trong tương lai.
Apple vs FBI
Apple đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận kéo dài sau thời điểm từ chối lời đề nghị của Chính phủ Mỹ về việc mở khóa chiếc iPhone đã mã hóa thu được từ một kẻ khủng bố. Để phản hồi lại sự việc này, CEO của Facebook – Tim Cook – đã viết một lá thư dài để giải thích. Và đây là những lí do chính khiến Apple từ chối lời đề nghị mở khóa này:
- Việc can thiệp vào tính bảo mật của dữ liệu cá nhân có thể khiến quyền riêng tư bị xâm hại. Đó là lý do vì sao mã hóa trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng với Apple.
- Đây là mối đe dọa đến bảo mật thông tin khi tạo backdoor cho một chiếc iPhone.
- Đây sẽ là tiền lệ xấu trong việc bảo vệ sự riêng tư của khách hàng.
Tai nghe 3,5 mm
Việc loại bỏ Dắt cắm tai nghe 3,5mm cổ điển trên iPhone 7 and 7 Plus của Apple được xem là việc làm đòi hỏi sự can đảm rất cao của hãng. Vậy lí do vì sao Apple lại ra quyết định “can đảm” này? Có 3 lí do được Phó chủ tịch cấp cao của hãng – Phil Schiller đưa ra. Đó là:
- Lightning là một chuẩn kỹ thuật số mới giúp cho khe tai nghe làm được nhiều việc hơn.
- Apple tin vào tương lai của âm thanh không dây.
- Tổng thể thiết kế của iPhone 7 không có chỗ cho khe tai nghe 3,5mm.
Apple khẳng định việc loại bỏ Dắt cắm tai nghe 3,5mm là một giải pháp đúng đắn and hiện đại. Cuộc chiến giành không gian cho công nghệ chụp ảnh, khả năng xử lý and thời gian sử dụng pin cần những quyết định như thế.
Tuy nhiên, hiện tại tai nghe có dây vẫn đang chiếm đa số, Apple ngày càng lạm dụng cổng chuyển đổi and cũng chưa có bằng chứng cho thấy các tên tuổi khác sẽ học tập xu hướng này.
Có thể bạn thích: