Với sự phát triển thần tốc của khoa học công nghệ hiện nay, không ít ý tưởng kỳ lạ tưởng chừng như chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết và phim viễn tưởng thật sự hiện diện trong tương lai không xa. Với chủ đề khám phá thế giới, các bạn hãy cùng TopChuan.com tìm hiểu 10 đột phá vượt bậc nhất của công nghệ làm thay đổi cuộc sống loài người trong tương lai nhé.
“Siêu máy tính” bỏ túi.
Với sự tiện lợi nhờ vào thiết kế nhỏ gọn, có thể mang đi dễ dàng khắp mọi nơi, smartphone đang có xu hướng được sử dụng nhiều hơn các máy tính xách tay cá nhân trong tương lai. Thêm vào đó, lưu lượng sử dụng data trên các điện thoại thông minh đang vượt xa các máy tính xách tay và đang không ngừng tăng lên từng ngày. Hiện nay, nhiều hãng điện thoại cũng nghiên cứu và cho ra đời nhiều mẫu smartphone có cấu hình mạnh, đủ khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò như một chiếc lap top thu nhỏ. Với xu thế mạnh mẽ này, các chuyên gia công nghệ dự đoán vào năm 2023, khoảng 90 % dân số trên toàn cầu sẽ sử dụng các “siêu máy tính” bỏ túi – chính là những chiếc smartphone có cấu hình hoàn toàn giống một máy tính xách tay hiện nay, thậm chí còn hoàn thiện nhiều chức năng hơn nữa.
Ca ghép gan “In 3D” đầu tiên.
Nhờ vào kỹ thuật kỳ diệu của công nghệ in 3D đang phát triển vượt bậc mỗi ngày, các nhà nghiên cứu y học đang vận dụng công nghệ siêu hiện đại này trong công cuộc đấu tranh với bệnh tật và góp phần nâng cao sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ cho loài người. Đặc biệt, một vai trò quan trọng của in 3D trong lĩnh vực giải phẫu học chính là một ngày nào đó trong tương lai, các bộ phận trong cơ thể con người có thể được chế tạo từ quy trình in 3D này và điều đó sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi các căn bệnh hiểm nghèo cần phải cấy ghép nội tạng như hiện nay. Dự đoán đến năm 2024, ca ghép gan “in 3D” đầu tiên sẽ được thực hiện và các bệnh nhân cần ghép tạng có thể nhận được cơ hội sống rất cao từ công nghệ siêu đỉnh này. Rất mong chờ được nhìn thấy sự thành công của in ấn 3D sinh học trong ngành y thế giới trong hơn thời gian sắp tới.
Máy bay có thể bay vòng quanh thế giới trong 4 giờ
Máy bay ngày nay đã trở thành một phương tiện di chuyển quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, giúp kết nối khoảng cách địa lý ở mọi miền trên Trái Đất với nhau một cách nhanh nhất trong hệ thống giao thông hiện nay. Không dừng lại ở đó, Reaction Engine (cơ quan hàng không vũ trụ của Anh) đang nghiên cứu để chế tạo một chiếc máy bay có thể bay vòng quanh thế giới trong 4 giờ và phi hành ra không gian vũ trụ. Theo sự lý giải từ kỹ sư trưởng Alan Bond, nguyên lý cho phát minh này chính là động cơ Sarbe – một máy bộ có công suất hoạt động cực cao, vượt qua các động cơ hiện tại. Theo như Reaction Engine, có hai loại máy bay sẽ được chế tạo từ nguyên lý mới này là: LAPCAT A2 – máy bay thương mại để vận chuyển hành khách và SKYLON – máy bay không người lái với mục đích chinh phục không gian.
Kính mắt kết nối Internet
Xuất hiện lần đầu tại Ý vào năm 1260, kính mắt là vật dụng thân thiết đối với đời sống con người trong hơn 9 thế kỷ trôi qua. Được sử dụng với 3 mục đích chính như: che bụi, hỗ trợ thị lực cho mắt và thời trang, hầu như phải bảo rằng chiếc kính mắt của chúng ta đều đang “dậm chân tại chỗ” với các công dụng cố định trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thực tế ảo, khoảng 10 % kính mắt kết nối Internet sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2023. Khi đó, chiếc kính thân quen này sẽ có thêm chức năng truy cập vào Internet thông qua hệ thống theo dõi mắt đặc biệt mà không cần điều khiển bằng tay. Như thế, kính mắt hứa hẹn là một công cụ siêu hiện đại và tiện lợi cho con người truy cập ứng dụng để học tập, làm việc và giải trí mọi lúc mọi nơi. Liệu sản phẩm tuyệt vời này có thật sự xuất hiện trong tương lai không?
Dược sĩ robot
Trong sự đột phá thần kỳ của việc chế tạo người máy phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và cuộc sống hàng ngày, không có gì ngạc nhiên khi chứng kiến các robot thay thế con người trong các công việc như: nhân viên phục vụ, công nhân sản xuất, giúp việc nhà,… Theo dự đoán xu hướng này sẽ ngày càng mở rộng trong tương lai không xa, người ta cho rằng 47 % công việc không đòi hỏi các yếu tố trí tuệ phức tạp như: khả năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, sự nhận thức và kiểm soát,… sẽ bị cơ khí hóa bởi các chú robot.
Đặc biệt, trong lĩnh vực y học, để giảm bớt áp lực công việc cũng như nguy cơ giao tiếp với các hóa chất độc hại trong thời gian dài của các dược sĩ, các chuyên gia cho rằng việc sử dụng các robot dược sĩ sẽ là điều tất yếu trong tương lai. Hiện nay, tại khoa y dược thuộc trường đại học California của Mỹ, một con robot dược sĩ đang trong quá trình “thử việc” với nhiệm vụ phụ trách 85 % đơn thuốc của một bệnh viện theo các công đoạn như: tìm kiếm thuốc, in dán nhãn, đổ thuốc vào lọ, đóng gói và gửi chúng đi. Và con robot đa tài này vẫn đang được nâng cấp càng hoàn thiện hơn để sở hữu thể đảm nhận nhiều việc phức tạp khác trong thời gian sắp tới. Chính vì thế, ta có quyền tin rằng dược sĩ robot thay thế cho con người trong ngành y dược là sự kiện hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Trí tuệ nhân tạo AI sẽ tham gia hội đồng quản trị
Có thể nói tất cả các đột phá vĩ đại nhất của nhân loại trong tương lai phải kể đến tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng của một công nghệ siêu đỉnh – đó là trí tuệ nhân tạo AI (artificial intelligence hay machine intelligence), tập hợp hệ thống nhân tạo có thể đảm nhận các vai trò của con người trong các hoạt động thường ngày với sự điều khiển tinh vi của các siêu máy tính xách tay thông minh nhất. Người ta dự đoán rằng, vào năm 2026, trí tuệ nhân tạo AI sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty thông qua chương trình tự động hóa cực tiên tiến nhằm phân tích và xử lý các data trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, AI còn có thể đưa ra quyết định dựa vào các data có sẵn từ kinh nghiệm làm ăn trước đây, điều này góp phần hạn chế tầm ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân trong các công việc trọng đại.
Với sự tham dự của trí tuệ nhân tạo, những hoạt động khá phổ biến như: phong bì bôi trơn, quy tắc ngầm, bàn tiệc rượu,… liệu còn cơ hội xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh? Nếu như viễn cảnh này xảy ra thì con người sẽ có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bởi trí tuệ viễn tưởng có thật này. Chúng ta hãy cùng đón xem sự kiện cực hot này trong những năm sắp tới nhé.
Mắt điện tử
Trong cuộc hành trình tìm lại ánh sáng đã mất cho các bệnh nhân có tật về nhãn khoa, các nhà nghiên cứu thế giới đã ấp ủ dự án về mắt điện tử – một sản phẩm nhãn quang nhân tạo giúp người bị khiếm khuyết về mắt có thể nhìn lại thế giới xung quanh một cách bình thường như mọi người. Với sự đồng nghiên cứu của các “ông trùm” khoa học công nghệ như Bionic Vision, bản chất của mắt điện tử y hệt như một chiếc máy quay phim được gắn vào bộ xử lý tín hiệu siêu nhỏ, có thể phát ra các tín hiệu xung điện từ với mục đích kích thích dây thần kinh và tế bào võng mạc kết nối với não bộ để tiếp nhận và xử lý các hình ảnh được ghi lại trong camera.
Hơn thế nữa, mắt điện tử còn hoạt động như một chiếc máy đa năng có thể phóng to các hình ảnh và kéo dài phạm vi tầm nhìn. Chắc chắn nếu phát minh này thành công và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới thì những chiếc kính mắt hỗ trợ thị lực sẽ trở thành “cổ vật” trong kho tàng văn hóa lịch sử của nhân loại. Các bạn có thấy hứng thú với phát minh vi diệu này không.
Cỗ máy đầu tiên từ công nghệ in 3D
Theo định nghĩa chung, công nghệ 3D là tập hợp các kỹ thuật mô phỏng lại những gì chúng ta nhìn thấy và nghe được từ môi trường xung quanh bằng cách tạo ra “ảo giác hình khối” hiện diện trong thính giác và thị giác con người. Chúng ta đang tận hưởng tiện ích của công nghệ này qua các chế tác như: phim ảnh 3D, hình 3D, âm thanh 3D,… Như thế liệu công nghệ in 3D có giống với ý nghĩa trên không? Có thể nói điểm độc đáo của in 3D chính là chúng ta không mô phỏng ảo giác nữa mà chính là việc tạo ra các sản phẩm hữu hình, có thể cảm biến qua xúc giác và quan sát một cách thật sự. Nói rõ ràng hơn là các vật thể trong cuộc sống như: chiếc tivi, tủ đồ, xe máy,… chính là các vật 3D được làm từ phương pháp truyền thống. Thế thì in 3D để làm gì và có gì đặc biệt ấn tượng trong công nghệ “trừu tượng” này?
Một cách đơn giản nhất thì công nghệ in 3D chính là cách thức tạo mẫu nhanh, có thể chế tạo một sản phẩm hoàn thiện mất từ 3 – 72 giờ, tiết kiệm nhiều thời gian so với các phương pháp sản xuất cổ điển áp dụng lâu nay trong các nhà máy công nghiệp. Ngoài ra, ưu điểm vượt trội của công nghệ này chính là tạo ra các bộ phận chi tiết nhất từ trong ra ngoài cho sản phẩm, đây là điều mà phương thức xưa nay chưa làm được. Với sự phát triển nhanh chóng của in 3D trong những năm gần đây, các chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2022, một cỗ máy đầu tiên được chế tạo từ công nghệ in 3D sẽ ra mắt công chúng. Gần đây nhất, hãng xe Audi đã công bố dự án sản xuất xe hơi theo cách thức in từng lớp này. Chính vì thế, rất có thể trong khoảng 10 năm nữa, công nghệ tiên tiến này sẽ trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất công nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới. Chúng ta cùng chờ xem nhé.
Có thể bạn thích: