Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Đặc biệt, góp vốn là hình thức phổ biến đối với các công ty khi triển khai ý tưởng kinh doanh. Là thế mạnh trong việc thu hút vốn đầu tư, công ty cổ phần có khả năng nhận được sự góp vốn từ các cá nhân và tổ chức thông qua cổ phần.
Vậy Nhà nước quy định về hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần như thế nào? Qua bài viết này, Quang Minh sẽ hướng dẫn bạn những thông tin liên quan đến hợp đồng góp vốn để khách hàng thuận tiện tham khảo.
Khái niệm và ý nghĩa của hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần
Khái niệm hợp đồng góp vốn là gì?
Bộ Luật dân sự 2015 tại Điều 385 quy định khái niệm về hợp đồng. Trong đó, hợp đồng được xem là văn bản thể hiện thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay kết thúc quyền lợi và nghĩa vụ dân sự giữa các bên tham gia.
Trong khi đó, hành động góp vốn có thể được hiểu một cách đơn giản là việc một người đưa, hùn hay đóng một khoản tiền hay tài sản vật chất vào một hoạt động kinh doanh nhất định với hy vọng nhận được lợi ích từ hoạt động đó. Trên cơ sở pháp lý, chủ thể góp vốn chuyển quyền sở hữu tiền bạc hay tài sản của mình cho công ty và đổi lại nhận được những lợi ích từ việc góp vốn đó.
Luật doanh nghiệp 2020 tại Khoản 18 Điều 4 quy định về việc góp vốn. Cụ thể, góp vốn được định nghĩa là việc đóng góp tài sản để tạo nên nguồn vốn điều lệ của công ty. Trong đó, bao gồm việc góp vốn để đăng ký thành lập công ty hoặc góp thêm vào nguồn vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Đồng thời, quy định tại khoản 1 Điều 34 cũng nêu rõ: Tài sản để tham gia góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ được tự do chuyển đổi, có thể là vàng, có thể là quyền sử dụng đất, có thể là quyền sở hữu trí tuệ hay công nghệ, hoặc có thể là bí quyết kỹ thuật, hoặc là những tài sản khác có thể được định giá bằng Đồng Việt Nam.
Do đó, hợp đồng góp vốn có thể được hiểu là văn bản giao kết hợp đồng được lập ra khi tài sản được một cổ đông đóng góp vào công ty. Khi đó, tài sản được chuyển từ quyền sở hữu của cổ đông đó sang quyền sở hữu của công ty. Hay nói cách khác, hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần là văn bản thỏa thuận của cá nhân, tổ chức về quyền và nghĩa vụ đối với việc góp vốn đề thành lập công ty cổ phần hoặc góp thêm vốn vào vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Ý nghĩa của hợp đồng góp vốn
Hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần là văn bản quan trọng cần được tạo ra khi thực hiện việc góp vốn. Văn bản này có ý nghĩa quan trọng dưới góc độ pháp lý lẫn góc độ kinh tế.
Dưới góc độ pháp lý, hợp đồng góp vốn thể hiện hành vi pháp lý. Văn bản này là căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn của người góp vốn. Trong khi đó, nó tạo ra quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn đó của công ty. Đồng thời, hợp đồng góp vốn này phát sinh quyền sở hữu với một hoặc một số cổ phần của công ty của cổ đông.
Dưới góc độ kinh tế, hợp đồng góp vốn được xem là phương thức mà các cá nhân, tổ chức tiến hành nhằm tạo ra tài sản của công ty. Để đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với những mục đích công ty đã đăng ký. Đồng thời, đảm bảo các quyền lợi của chủ nợ nếu công ty bị phá sản.
Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trong công ty cổ phần
Khi tiến hành góp vốn, cổ đông công ty cổ phần cần tiến hành chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty cổ phần. Điều này được quy định ở Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 35 như sau:
- Đối với tài sản chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu. Người góp vốn cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng hoặc sở hữu tài sản đó cho công ty theo quy định.
- Đối với tài sản không có quyền sử dụng hay sở hữu. Khi thực hiện hoạt động góp vốn, việc giao nhận tài sản góp vốn phải có biên bản xác nhận. Trừ khi việc này được thực hiện thông qua chuyển khoản.
Những thông tin cơ bản cần có trong hợp đồng góp vốn
Hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần cần đảm bảo các thông tin sau:
- Thông tin liên quan đến chủ thể tham gia ký kết hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng hướng đến;
- Phương thức thực hiện thanh toán và thời hạn thực hiện việc thanh toán;
- Nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cách phân chia lợi nhuận liên quan;
- Thông tin về hiệu lực của hợp đồng;
- Cách thức giải quyết tranh chấp nếu có;
- Những điều khoản khác liên quan do các bên thỏa thuận với nhau và không trái quy định pháp luật.
Đối với công ty cổ phần, thời hạn để các cổ đông cần thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua là 90 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Một số trường hợp thời hạn ngắn hơn được điều lệ công ty quy định. Hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện việc giám sát và đôn đốc cổ đông thanh toán đúng và đủ các cổ phần đã đăng ký mua.
Biểu mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần
Trên đây là những thông tin cần đảm bảo khi lập ra hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần. Bạn có thể tham khảo biểu mẫu hợp đồng góp vốn và download tại đây.
Như thế, qua bài viết, Quang Minh đã chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến Hợp đồng góp vốn thành lập công ty cổ phần. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích để bạn tham khảo trong việc thực hiện góp vốn. Nếu doanh nghiệp cần được tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các thủ tục liên quan, vui lòng liên hệ Quang Minh qua hotline 0932.068.886 để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN QUANG MINH
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
ĐT: 0932 068 886
Email: [email protected]
Có thể bạn thích: