Đại dịch Covid-19 bùng phát đã góp phần giúp cho ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hãy cùng với các chuyên gia đầu ngành nhận định về xu thế kinh doanh của lĩnh vực này trong năm 2021.
Tổng quan chung về thương mại điện tử
Theo số liệu thống kê mới nhất từ các tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới, trong vòng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ mua hàng được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử đã đạt tới 25% và liên tục tăng trưởng không ngừng nghỉ theo thời gian. Nói như vậy có nghĩa là nếu như các doanh nghiệp hay cửa hàng không bắt kịp với xu hướng sẽ bị mất khoảng 25% số lượng khách hàng tiềm năng.
Trung bình mỗi ngày sẽ có thêm hàng chục website thương mại điện tử xuất hiện kéo theo không khí sôi động của các quỹ đầu tư hay tập đoàn thương mại điện tử lớn nhanh chóng mua cổ phần, đầu tư vào các sàn giao dịch hay website thương mại điện tử.
Xu hướng phát triển của các sàn thương mại điện tử
Trong khoảng thời gian tới đây, thương mại điện tử vẫn sẽ tiếp tục thể hiện vị thế của mình thông qua những xu hướng nổi bật như sau:
Ứng dụng xem TV kết hợp mua sắm
Vào cuối năm 2020, nhà đài NBC của Mỹ đã khiến người xem vô cùng thích thú khi ứng dụng các chương trình quảng cáo kết nối với app của điện thoại, thông qua đó sẽ hỗ trợ khách hàng có thể mua những gì mà mình yêu thích xuất hiện trên màn hình TV.
Ví dụ này đã cho thấy sự quan tâm nhất định của các doanh nghiệp thương mại điện tử đối với các nhu cầu giải trí thiết yếu của con người. Trong thời gian tới, nhiều khả năng công nghệ này sẽ được ứng dụng nhiều hơn để mang đến nhiều lợi ích nhất định cho cả khách hàng, nhà bán lẻ và cả các hãng truyền hình. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng đây sẽ là đòn bẩy để giúp cho các công ty vay tiền nhanh trực tuyến phát triển khi nhu cầu mua sắm của khách hàng ngày càng tăng cao.
Thương mại điện tử ngoại tuyến
Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa thể kiểm soát được đại dịch virus corona thì thương mại điện tử sẽ càng có động lực để bùng nổ và không mất nhiều thời gian để đuổi kịp với mô hình bán lẻ truyền thống. Điều thú vị là các doanh nghiệp cũng đang đẩy nhanh tốc độ phát triển của các cửa hàng thương mại điện tử ngoại tuyến – một khái niệm mới được hình thành trong thời gian ngắn trở lại đây.
Theo đó, sự xuất hiện của các showroom hay cửa hàng pop-up đang góp phần đưa thương hiệu của các công ty thương mại điện tử tới gần hơn với khách hàng. Những ông lớn như Amazon cũng đang cho thấy tiềm năng của mô hình kinh doanh này khi mở ra một chuỗi các cửa hàng tiện lợi tại nhiều quốc gia. Dự báo trong năm 2021 thị trường sẽ tiếp tục được chứng kiến sự gia tăng hiện diện của các thương hiệu thương mại điện tử và góp phần tạo ra một cuộc cạnh tranh vô cùng thú vị.
Vai trò của AI
Trong số các nền tảng công nghệ ứng dụng trong ngành thương mại điện tử hiện nay, trí tuệ nhân tạo AI đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu. Nó được sử dụng nhằm mục đích đưa ra các đề xuất chọn lọc thông mình về sản phẩm, thông qua đó giúp khách hàng có cái nhìn tốt hơn đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trả lời những câu hỏi của khách hàng.
Cùng với sự phát triển của internet 4.0, các thuật toán AI còn giúp phân tích các xu hướng hiện tại đi kèm với sản phẩm, khách hàng và hành vi của người mua để nhận định chính xác hơn thời gian, mức giá và kênh mua sắm tương thích với nhu cầu của từng đối tượng.
Các nhãn hiệu độc lập lên ngôi
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, D2C là mô hình mà doanh nghiệp phân phối trực tiếp các sản phẩm đến khách hàng nhưng không thông qua bất cứ kênh phân phối trung gian đã giúp thương hiệu tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng và đạt được lợi nhuận cao. Điều này cũng giúp khách hàng thuận tiện hơn khi tiếp cận trực tiếp các thương hiệu với mức giá ổn định hơn. Xu hướng này đang có sự thay đổi rõ rệt khi ngày càng gia tăng doanh số bán hàng nhãn hiệu riêng, từ đó sẽ tạo nên một xu hướng phát triển dọc trong lĩnh vực này.
Có thể bạn thích: