Công việc và cuộc sống quá bận rộn khiến bạn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi? Đề nghị dành cho bạn là hãy bỏ ra một chút thời gian để du lịch về miền sông nước Sóc Trăng. Đó không chỉ nơi không chỉ có cánh đồng lúa, sông nước hữu tình mà còn cả một truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer. Đặc biệt là những ngôi chùa cổ kính có kiến trúc đặc sắc từ lâu đời. Vì vậy, TopChuan lần này sẽ giới thiệu về những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại nơi đây để mọi người cùng tham khảo nhé!
Căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng
Với diện tích 281 ha, nằm trong khu rừng tràm phân trường Mỹ Phước, di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng thuộc xã Mỹ Phước, Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Đây không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là cơ quan đầu não của Đảng, quân, dân Sóc Trăng trong suốt thời kỳ kháng chiến gian khổ chống Pháp và Mỹ.
Có thể nói khu Căn cứ Tỉnh uỷ Sóc Trăng là một minh chứng cho sự quyết tâm và thể hiện rõ nét vai trò của đảng bộ trong 2 cuộc kháng chiến trường kì. Đó là là minh chứng cho lòng tin yêu, cưu mang, che chở, hết lòng của nhân dân đối với Đảng. Để hiểu rõ hơn truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của cha ông ta thì nơi đây là một địa điểm viếng thăm không thể bỏ qua của người dân trong và ngoài tỉnh.
Khu du lịch Bình An
Khu du lịch Bình An tọa lạc trên quốc lộ 1A, tại số 71, phường 2, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là một điểm vui chơi bao gồm nhiều hoạt động lẫn dịch vụ hấp dẫn. Các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra nhộn nhịp, nhà hàng ăn uống, biểu diễn sân khấu, lưu trú… Tất cả đều được bố trí hợp lý, hài hoà, gần gũi với thiên nhiên vẫn không mất phần sinh động nên được nhiều người ưa thích.
Khu du lịch chắc chắn sẽ làm cho bạn vô cùng hài lòng khi mang đến những công trình có lối thiết kế đa dạng, tạo không gian rộng và thoáng mát, lãng mạn với những vườn hoa kiểu bốn mùa. Nhiều trò chơi giải trí dành cho mọi lứa tuổi, nhà sàn nghỉ mát thư giãn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các tác phẩm điêu khắc mỹ thuật, phóng tác lại các truyện, tích dân gian vô cùng hấp dẫn. bên cạnh đó, các hoạt động ca nhạc tại các Câu lạc bộ và khiêu vũ về đêm cũng khá thú vị và hào hức.
Khu du lịch sinh thái Tân Long
Khu du lịch sinh thái Tân Long nổi tiếng khắp cả nước bởi sự hiện diện của hàng nghìn giống chim như giống Cò, Vạc, Còng cọc,… Khu du lịch nằm ở ở ấp Tân Bình, xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, là một địa điểm lý tưởng thu hút du khách trong và ngoài nước về đây ngắm chim và thưởng cảnh sông nước mênh mông của một vùng đất miệt vườn.
Hiện nay, vườn cò có diện tích rộng khoảng 2ha dưới sự tạo dựng hơn 30 năm của ông Huỳnh Văn Mười. Đến đây,bạn cứ tha hồ thả bước trên trên các lối đi được tráng xi măng, rợp bóng mát giữa hai hàng hoa cảnh. Để có tầm nhìn bao quát cả khu vườn, bạn cần phải leo lên một cái tháp cao gần 10m. Cảnh từng đàn cò quần cư trắng bốp cả khu vườn, lúc sáng sớm và chiều tối hiện lên trước mắt khiến người xem sẽ mãi không bao giờ quên được.
Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm không chỉ là một chợ có từ lâu đời mà còn nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ngay tại thị trấn Ngã Năm, huyện Thanh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Chợ hoạt động từ lúc tờ mờ sáng với hàng trăm chiếc ghe tàu đậu san sát với nhau.
Chợ nổi đông đúc và náo nhiệt nhất vào những ngày cuối tuần, lễ, tết. Khi đó,mọi hoạt động mua bán hàng hóa như lúa gạo, thực phẩm, rau cải, trái cây,…đều diễn ra trên ghe. chợ càng nhộn nhịp và náo nhiệt hơn, mọi hoạt động buôn bán, sinh hoạt đều diễn ra trên ghe để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hóa. Chợ Ngã Năm đóng vai trò đầu mối. Đến đây, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt với khi hòa mình vào hoạt động mua bán đặc sắc của những người dân bản địa.
Cồn Mỹ Phước
Cồn Mỹ Phước từ xưa đến nay đã nổi tiếng đủ về các loại trái cây có vị thanh ngọt đậm đà, tiếng lành đồn xa, hấp dẫn khách du lịch từ nhiều nơi và một điểm du lịch chính của tỉnh Sóc Trăng. Cồn nằm ở ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách.
Với diện tích khoảng 1.020ha, cồn có hình bầu dục với hai đầu thắt lại và phình ra ở đoạn giữa có chiều rộng trên 500m. Bao bọc xung quanh là những thân đê vững chắc, đường xá đều được lót bê tông nên thuận tiện cho xe máy lưu thông. Đặc biệt, thời gian gần đây, người dân cồn Mỹ Phước còn bắt đầu phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, Những vườn cây ăn trái sinh tươi trở thành điểm du lịch lý tưởng. Tất cả tạo nên một không gian nghỉ dưỡng yên lành trước sinh cảnh sông nước hữu tình thơ mộng làm say lòng người.
Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu vẫn còn thưởng được gọi với cái tên chùa Sà Lôn, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa thu hút du lịch trong lẫn ngoài nước bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo bởi bàn tay tài hoa và vô cùng công phu của các nghệ nhân Khmer.
Lối kiến trúc bên trong chùa sẽ làm bạn ngạc nhiên hơn nữa. Toàn bộ trần nhà, bức tường cùng các vật trang trí như bình hoa, họa tiết rồng, cột chính… đều được tỉ mỉ điêu khắc từ sứ đủ màu sắc. Đặc biệt, các bức tường, tranh ảnh phía sau chính điện càng độc đáo hơn khi được trang trí và tạo hình bằng mảnh vỡ chén, dĩa kiểu. Đây không chỉ mà ngôi chùa gốm cổ xưa nhất mà còn là sự kết hợp tài tình và hài hòa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer tại vùng đất nghĩa tình này.
Bảo tàng Khmer
Bảo tàng Khmer là một công trình khá nổi tiếng tại Sóc Trăng nổi bật với lối kiến trúc mang đậm phong cách chùa của người Khmer và trở thành một điểm tham quan bổ ích cho du khách. Bảo tàng nằm đối diện với chùa Kh’leang tại phường 6, thành phố Sóc Trăng.
Được xây dựng vào năm 1938, bảo tàng được nhiều người biết đến như là một địa điểm trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa, nhạc cụ … Đến với bảo tàng lâu đời này, du khách không chỉ hiểu hơn về cộng đồng dân tộc anh em, bộ phận dân cư quan trọng của tình Sóc Trăng mà còn có thể chiêm ngưỡng những hiện vật văn hóa Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét hay còn được biết đến với cái tên khác là Bửu Sơn Tự, có diện tích gần 400m², tọa lạc tại 163A, đường Lương Đình Của, TP.Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Sở dĩ ngôi chùa có tên như vậy, một phần do rất nhiều tượng Phật tại đây được làm bằng đất sét. Thậm chí, cột chùa cũng được làm từ đất sét. Đặc biệt, nét độc đáo ở đây còn có 8 cây đèn cầy nặng tổng cộng 1,4 tấn, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.
Chánh điện của ngôi chùa khiến du khách không khỏi ngạc nhiên trước một công trình kiến trúc độc đáo của nghệ nhân Ngô Kim Tòng với hơn 1.000 tượng Phật lớn nhỏ dùng từ đất sét tạo ra. Tất cả tượng đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn, dầu bóng. Đến với khu nhà tam giáo cộng đồng gồm Phật, Nho và Lão, 24 cột cây chống đỡ đều được ốp đất sét. Có thể bạn chưa biết chùa Đất Sét là một nơi thờ tự tại gia nên không có sư sải, cũng không nhận tiền công đức.
Chùa Dơi
Chùa Dơi còn được biết với tên khác là chùa Mã Tộc, tọa lạc tại số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ngôi chùa này nổi tiếng khắp nước với hình ảnh hàng triệu con dơi với nhiều loài khách nhau về đây cư ngụ.
Kiểu kiến trúc của Chùa Dơi đậm chất cổ vô cmang kiến trúc vô cùng độc đáo và đặc sắc của người Khmer. Thời gian cách đây khoảng 400 năm và trải qua 19 đời Đại Đức. Nơi đây thu hút khách du lịch bởi sự hùng vĩ của những tán cây cổ thụ khổng lồ và tán lá xanh tươi, ngôi nhà tuyệt vời của những chú dơi to, nhỏ với nhiều chủng loại khác nhau. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tán cây cổ thụ xanh mướt với những tán lá trải dài, rợp bóng mát. Đây chính là nơi sinh sống của những con dơi to lớn với đủ chủng loại… Điểm thu hút ánh nhìn nhất là vẻ đẹp khi từng con từng con treo lủng lẳng trên cây, buông mình xuống đất tạo nên một bức tranh thực tế cực kỳ lạ mắt và sinh động.
Chùa Đá
Chùa Đá, Chùa Vĩnh Hưng hay chùa Cây Điệp là một ngôi chùa khá nổi tiếng tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, Khóm 2, Phường 2, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa theo phái Bắc Tông, với khuôn viên rộng khoảng 6.800m2.
Nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa là được xây dựng hoàn toàn bằng đá, nổi bật lối bố cục hài hòa giữa kiến trúc Nhật bản và Việt Nam. Khung cảnh bên trong ngôi chùa được bày trí nhiều cây xanh làm tôn lên vẻ gần gũi với thiên nhiên, với môi trường. Ngôi chùa luôn là địa điểm tâm linh tín ngưỡng của các Phật tử trong và ngoài tỉnh đến viếng thăm và dâng hương để cầu mọi sự an lành.
Có thể bạn thích: