Trong loạt bài văn tả và cảm thụ về cây cối của học sinh, có lẽ bài văn về cây chuối là sinh động và phong phú hơn cả. Nó vừa thực tế, gần gũi lại dễ quan sát và có nhiều chi tiết để viết bài. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm tốt được bài văn này. TopChuan.com sẽ đưa ra một số bài văn tả cây chuối hay nhất để bạn đọc tham khảo và cảm nhận trong bài viết dưới đây.
Cây chuối ba trồng
Cứ mỗi độ hè sang, những cây chuối sau vườn nhà em trổ buồng trĩu nặng. Em thích làm sao cây chuối già ba em trồng năm trước, năm nay, nó đã ”sinh” được ba cây chuối con ”bụ mẫm” thật dễ thương.
Chuối con khỏe khoắn, bấu víu vào những vùng đất xốp quanh chân mẹ. Lá của chúng xanh non mơn mởn, cuộn tròn như những chiếc loa kèn. Chuối mẹ cao lớn nhưng không còn xanh tốt như xưa. Thay vào những tàu lá xanh tươi là những tàu lá khô héo, già cỗi, rạn nứt, nham nhám, một số thì đu đưa bị gió đánh rách tả tơi. Tất cả đang dồn sức để nuôi lớn buồng chuối non.
Càng ngày, buồng chuối càng to và nặng hơn khiến cây chuối nghiêng về một phía. Mặt khác chuối mẹ phải che chở cho đàn con. Cho nên bao nhiêu nhựa sống nó đã nhường tất cả cho đàn con lớn lên. Chuối mẹ như sẵn sàng chịu chết để con mình được xanh tốt, để cho buồng chuối to và lớn. Thân chuối mẹ mát rượi, bóng mượt, màu tim tím thật đẹp mắt. Trên đọt là một tàu lá nho nhỏ nằm kề trên cuống của buồng chuối.
Nải chuối chen chúc lớp này đến lớp kia. Những nải đầu no tròn, căng bóng rất sai. Những nải sau nhỏ và ít dần, trái chuối áp sát vào nhau màu xanh thẫm xen lẫn những đốm hạt li ti đen nháy. Hàng ngày em vẫn thường chăm sóc nó, mong sao được ăn những quả chuối chín vàng, thơm phức và ngọt lịm. Quả chuối ngày một to lớn dần và chẳng bao lâu đã chín rộ.
Ôi! Thật sung sướng biết bao! Vài chú chim đi kiếm mồi khi ngửi thấy hương vị chuối phảng phất cũng ghé vui hót nhộn nhịp. Chúng nhảy nhót quanh vườn như muốn đòi ăn. Toàn khu vườn nồng nồng mùi chuối chín. Em biết chỉ lát nữa thôi là chuối mẹ phải xa lìa đàn con, toàn thân bây giờ như đã kiệt sức với ánh nắng gay gắt của buổi trưa hè.
Gia đình em luôn được thưởng thức hương vị ngọt ngào ấy. Ngày nay chuối mẹ héo đi ngày sau những cây chuối non sẽ lớn lên xanh tốt cho nhiều chuối hơn nữa. Em rất thích chuối vì nó có nhiều công dụng. Thân chuối băm nhỏ cho lợn, bò ăn. Củ chuối ăn bùi bùi ngọt ngọt rất ngon, mẹ em hay dùng lá chuối để gói bánh trong những dịp lễ lạt. Hình ảnh cây chuối mẹ với buồng chuối chín và những cây chuối con luôn in đậm trong tâm trí em.
Cây chuối mang lại lợi ích kinh tế to lớn
Khi nhắc đến quê hương Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến cây tre, cây lúa, đó là những biểu tượng mang tính truyền thống của đất nước ta. Có một loại cây không mang tính đặc thù của riêng người Việt, nhưng cũng rất gắn bó, quen thuộc trong đời sống chúng ta đó là cây chuối. Hình ảnh cấy chuối, quả chuối, hoa chuối, lá chuối hay buồng chuối… thậm chí còn đi vào thơ ca Việt Nam như là hình tượng điển hình.
Hình dáng và đặc điểm của các loại chuối hầu như không có gì quá khác biệt, mặc dù chuối rất đa dạng về chủng loại, có thể kể tên các loại chuối như: chuối hương, chuối ngự chuối cau, chuối mường, chuối tiêu, chuối hột, chuối sáp… Hương vị của các trái chuối khác nhau thì không giống nhau, các loại chuối khi ăn đều mang lại sự ngọt ngào, thơm ngon riêng không lẫn lộn với chuối khác được.
Cây chuối về cơ bản đều có các đặc điểm như: thân cây tròn, thấp, trơn bóng, vòng thân lớn có khi bằng cả cái cột đình. Lá chuối có màu xanh non, to, dài và có các đường gân đối xứng, lá chuối trở về già thì chuyển sang màu xanh thẫm. Trong khi đó lá chuối khô lại mang màu nâu, lá giòn cứng rất dễ gãy. Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu đỏ tươi hoặc đỏ thâm, hình dáng thon dài. Nõn chuối xanh non, cuộn tròn, rất mịn và mỏng.
Bất kỳ cây chuối nào khi sinh trưởng đến độ đều có thể cho ta một buồng chuối. Tùy từng loại chuối mà cho ta số lượng trái chuối nhiều ít khác nhau, có những buồng chuối hàng trăm, cũng có những buồng chuối hàng nghìn quả, lại có những giống chuối mà buồng chuối trĩu trịt quả từ ngọn chuối đến gốc chuối. Toàn bộ cây chuối từ thân chuối, lá chuối, hoa chuối, trái chuối… đều mang lại những lợi ích vô cùng lớn trong đời sống của con người.
Thân cây chuối khi để nguyên cây hay thái nhỏ chế biến với các loại thức ăn khác đều là thức ăn rất tốt cho cả gia xúc và gia cầm, đặc biệt các loài vật nuôi như lợn, hươu, trâu, bò. Lá chuối thường được dùng để gói xôi và phần lớn được sử dụng để gói các loại bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh nếp… Lá chuối khô lại là nguyên liệu đốt rất hữu ích, ngay cả khi đã khô lá chuối vẫn được tận dụng để gọi bánh gai hay làm nút chai rượu nấu ở vùng nông thôn Việt Nam nữa.
Từ nông thôn lên thành thị, món nộm hoa chuối rất ở ưa thích, hoa chuối được sử dụng như một loại rau ăn kèm như các loại rau ăn sống. Là bởi vì hoa chuối khi thái nhỏ có thể kết hợp với rất nhiều loại rau như rau muống, giá đỗ, rau xà lách… để ăn. Quả chuối xuất hiện khắp nơi, trong mọi hoàn cảnh và trong nhiều mục đích để phục vụ đời sống người Việt chúng ta. Quả chuối khi dùng để ăn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của con người.
Quả chuối để nguyên nải còn là thứ trái cây không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình Việt, quả chuối là trái cây con người nghĩ ngay đến khi chọn hoa trái thờ cúng, thắp hương. Vì những lợi ích thiết yếu mà cây chuối mang lại cho đời sống con người Việt, cây chuối ngày nay cũng là một trong những loài cây nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân. Yêu cây chuối biết bao.
Cây chuối tiêu sai quả ở góc vườn
Hè nào em cũng về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà trồng rất nhiều cây ăn quả nào na, nào ổi,… Những loại trái cây ấy đều có hương vị ngon ngọt riêng biệt. Nhưng em vẫn thích nhất là cây chuối tiêu sai quả trong bụi cây ở góc vườn.
Nhìn từ xa, cây chuối như chiếc ô xanh mát rượi. Thân cao hơn đầu người mọc thẳng, không có cành xung quanh là mấy cây con mọc sát lại thành bụi. Đến gần mới thấy rõ thân chuối to gần bằng cột nhà. Sờ vào thân thì không còn cảm giác mát rượi nữa vì cái vỏ bóng bẩy đã hơi khô.
Cây chuối tiêu có nhiều tàu lá, có tàu đã khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì tươi tốt nguyên vẹn, to như máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu lá ở trên xanh nhạt dần. Sát tàu lá vàng là một bắp chuối màu đỏ đang trổ hoa. Hoa chuối dần dần hé nở để lộ những nải chuối tạo thành một buồng chuối.
Đặc biệt nhất là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nải chuối úp sát vào nhau tưởng chừng thân chuối muốn ngả về một phía. Nải chuối nào cũng chen chúc những quả no tròn. Mỗi quả chuối dài hơn một gang tay em. Khi chuối chín, mùi thơm của nó phảng phất trong gió.
Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì: thân chuối làm thức ăn cho lợn, lá chuối thường được bà dùng để gói bánh, hoa chuối làm nộm là thức ăn của người dân quê, quả chuối ăn vừa ngon lại vừa bổ… Còn gì thú vị hơn là sau bữa cơm được ăn tráng miệng bằng một quả chuối ở nhà mình trồng.
Cây chuối tiêu thực sự là người bạn tốt của em. Cây vừa cho trái ngon, tạo mảng xanh cho khu vườn thêm mát mẻ. Em rất yêu và quý cây chuối nhà mình. Em sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để cây cho nhiều quả ngọt.
Cây chuối gắn với kỉ niệm về quê
Cứ mỗi dịp hè, em lại được về thăm ông bà nội. Về quê rất thích vì ông bà em có một khu vườn rộng với bao nhiêu là cây trái: ổi, cam, xoài, táo, chuối. Trong đó, em thích nhất là chuối.
Chuối không đứng đơn lẻ mà mọc thành từng bụi, cây lớn có, cây nhỏ có giống như một gia đình. Thân cây tròn, nhẵn bóng, hơi thuôn về phía ngọn, chỗ màu xanh, chỗ màu mận chín, sờ tay vào có cảm giác mát lạnh, dễ chịu. Lá chuối trông như mọc trực tiếp từ thân. Lá to và dài, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn và có phủ lớp phấn trắng.
Quả chuối mọc thành nải, nải to được khoảng gần 20 quả. Các nải lại được xếp thành buồng từng tầng từng tầng một gọn gàng, đẹp mắt. Một buồng chuối to dài khoảng nửa mét và có khoảng trăm quả. Khi chuối đã già, buồng chuối được cắt về chia ra thành từng nải xếp vào một chiếc thùng, thắp vài nén hương và bọc kín lại. Bà em bảo, làm như vậy để chuối chín nhanh, đều và thơm hơn.
Chuối chín có màu vàng rộm, vị ngọt đượm, thơm lừng. Chuối chín ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Chuối có rất nhiều công dụng như chuối xanh và củ chuối để nấu ốc, kho cá, thân cây chuối để cho lợn ăn, lá chuối để gói bánh như bánh chưng, bánh giò, bánh gai… Chuối chín đem phơi khô được món mứt chuối, dẻo dẻo, dai dai ăn rất ngon và thú vị. Chè chuối trân châu cũng là món ăn mà em rất thích.
Mùa hè, màu xanh tươi mát của lá chuối cùng những cơn gió hiu hiu làm tan đi cái nắng oi ả khó chịu. Tiếng những tàu lá chuối xào xạc, ve kêu râm ran, chim hót líu lo tạo thành bản giao hưởng mùa hè của tuổi thơ em.
Em rất thích anh chàng chuối ngự
Nhà em có một vườn chuối. Chuối tiêu thấp, mập, còn gọi là chuối lùn. Chuối ngự thì cao to. Em lại rất thích anh chàng chuối ngự.
Kia kìa, anh chuối ngự đứng chiếm hẳn một góc vườn nhà em. Thân nó to dễ bằng cái cối đá. Bẹ chuối nhẵn bóng bó cuốn lấy nhau hết lớp này đến lớp khác. Mấy bẹ ngoài cũng khô nhăn lại, màu rạ ẩm, lòa xòa dưới gốc như muốn che nắng che mưa cho đàn con lớn, nhỏ quây quần chung quanh. Những tàu lá vươn ra bốn phía. Mỗi lần có gió nhẹ, có chao đi chao lại lật phật, lật phật như những tay cờ đang phất.
Cuống tàu lá chuối cắt một đoạn khía từng miếng vỏ ở lưng nó lật lên, làm súng liên thanh chơi trận giả rất rôm! Một ngày, chỗ ở giữa nhô lên cái đọt thon thon, xanh mỡ. Khi nó trở thành một tàu lá đầy đủ thì một đọt khác lại nhô lên thay thế. Bây giờ, ở đó có một buồng chuối nặng trĩu quả. Mười nải chuối tầng tầng xếp khít gọn gàng vào nhau, chìa ra những quả chuối mập tròn, xanh đậm, đầy phấn trắng.
Sức nặng của buồng chuối làm cho cây chuối bị nghiêng về một phía trông như những người còng lưng. Bố mẹ em dùng hai cây tre bắt chéo vào nhau đỡ lấy buồng chuối, nhưng dáng nó vẫn cong cong vẻ nặng nhọc lắm. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối dùng để nuôi lợn, lá chuối dùng để gói bánh, bắp chuối làm nộm ăn rất ngon. Còn quả chuối xanh đem luộc hoặc kho với thịt ăn trong những ngày mưa gió thì rất tuyệt.
Khi quả chuối chín nục, ăn ngọt lịm như đường phèn và đặc biệt là chuối rất giàu chất dinh dưỡng. Lúc đấy, chắc thế nào em cũng sẽ được mẹ sai đem biếu ông bà em nải chuối chín vàng, mập nhất buồng.
Cây chuối hương trong vườn nhà ngoại
Một lần về thăm ngoại, bước ra vườn em thấy ngay một bụi chuối xanh tốt. Hôm nay, em chú ý đến một cây chuối có buồng nặng trĩu mà lần trước về chơi, chị chàng vẫn còn “thảnh thơi”.
Đó là một cây chuối hương đã già, cao chừng hai mét, thân to như cột nhà. Cả một vùng đất rộng được che rợp bởi tán lá sum suê tỏa rộng ra. Một vài cây chuối con bụ bẫm nhô lên. Chúng bám vào đất xốp kế chân mẹ. Có cây đã loe hoe vài tàu lá nho nhỏ, xanh mơn mởn. Sờ vào thân cây chuôi có buồng, em không còn có cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng đã hơi khô. Trên ngọn cây đã tỏa ra những tàu lá xanh thẫm tựa như túm lông chim khổng lồ.
Nhiều tàu lá đã rách vì gió. Trên đỉnh, mới hôm nào những đọt lá non nẩy lên cuộn tròn và chọc thẳng lên trời, nay đã bung ra, nõn nà như tấm lụa xanh, trông mới đẹp làm sao! Buồng chuối dài tầm 1 mét như muốn kéo thân chuối ngả về một phía. Những nải chuối úp sát nhau, trái nhỏ dần xuống phía dưới. Trái chuối dáng cong cong, to bằng bắp tay em bé, phía dưới có cọng nhỏ héo dần.
Quanh năm nhà em có chuối ăn, cây mẹ trổ buồng, héo đi, lại đến cây con lớn lên. Bụi chuối thay nhau tươi tốt, cho những buồng sai trái đến oằn thân. Khi chuối chín vàng, mùi thơm phảng phất trong hơi gió. Những chú chim ríu rít muốn ăn. Hương vị đậm đà của trái chuối trên cây như mời gọi mọi người. Những dịp về thăm ngoại như hôm nay, em thường cùng ngoại vun gốc cho cây chuối. Đứng vun gốc, gió thổi đưa lá chuối xào xạc nghe đến vui tai.
Cây chuối nhà bác Hai
Kế bên nhà em, nhà bác Hai có một khu vườn nhỏ. Cuối vườn là một bụi chuối già hương um tùm. Có mấy cây chuối cao lớn, mập mạp, đặc biệt là cây chuối đang trổ buồng nhỏ vượt hẳn lên.
Cây chuối ấy cao chừng hai mét, tán lá trùm cả mấy cây chuối còn nhỏ đứng bên. Thân chuối như cây cột tròn, thuôn dài về phía ngọn, gồm những bẹ lá ôm chặt vào nhau, xanh thẳm và bóng như nước. Mà đúng là nước thật, vì một bẹ chuối là cả một kho chứa nước để nuôi cây. Phía trên thân chuối, có nhiều tàu lá nghiêng tỏa về bốn phía xung quanh.
Có tàu lá đã khô quá nửa, rũ rượi, đầu gần chạm đất. Có tàu tuy vẫn còn xanh nhưng cả hai mặt lá đã rách tả tơi trông như một dây cờ đuôi nheo. Những tàu lá phía trên thì còn mới, sống là mập mạp hai mặt lá còn nguyên như hai tấm lụa mới. Đặc biệt nhất là tàu lá chính giữa, sống lá chĩa thẳng lên trời, mặt lá mỏng manh, nõn nà như lá cờ ngày hội. Giữa đám lá ấy, đẹp làm sao, một bông hoa chuối nhô ra, cong cong mềm mại.
Treo mình vững chắc vào chiếc cuống lớn màu xanh, hoa chuối thuôn dài như một búp măng mập mạp màu tím hồng. Ở phía cuống, mấy cánh hoa đã bung ra, để lộ những nải chuối non bé tí như những bàn tay có nhiều ngón nhỏ trắng xanh. Theo thời gian, những nải chuối bé tí lộ ra nhiều thêm, rồi lớn dần lên, bông hoa chuối trở thành một buồng chuối trĩu quả.
Bên cạnh cây chuối đang ra buồng, một cây chuối khác, tuy thấp hơn một chút, cũng đang độ sung sức rồi cũng sẽ đến lượt nở ra hoa kết quả. Sát bên cây này, lại có mấy cây chuối bé tí đã ra những tàu lá non. Có cả dăm cây con vươn những búp chồi nhọn hoắt ra khỏi mặt đất. Mấy thế hệ chuối như biết rõ quan hệ ruột thịt của mình, đứng tựa vào nhau, tạo nên một bụi cây đầy khí thế.
Cứ mỗi lần chuối có quả ăn được, bác Hai lại đem biếu xung quanh mỗi nhà một nải. Chuối nhà bác đẹp dáng, thơm và ngon. Bố em bảo những quả chuối đó ngọt và thơm tình làng nghĩa xóm.
2018-03-21 21:03:15
Tui thấy thế!!!
Cây chuối làm khu vườn thêm sinh động
Trong dịp nghỉ Tết, em được bố mẹ cho về thăm bà ngoại. Vừa về đến nhà, em chào mọi người rồi chạy tót ra vườn chơi. Em thích vườn nhà bà lắm. Mỗi dịp xuân về, mảnh vườn của bà như được khoác lên tấm áo mới, tươi sáng, sinh động hẳn lên. Ở đó có rất nhiều loại cây ăn quả. Nhưng em thích nhất một bụi chuối tiêu sai quả ở góc bờ ao.
Nhìn từ xa cây chuối cao hơn đầu người. Lại gần mới thấy có cây cao bằng mái ngói nhà bà em. Từ gốc lên đến ngọn, thân cây càng nhỏ dần. Thân cây chuối nhẵn bóng, có chỗ màu xanh nhạt, chỗ khác lại phơn phớt màu mận chín, sờ tay vào ta có cảm giác mát và dễ chịu. Nhưng đấy là phần thân cây còn tươi. Phần thân có lớp vỏ đã khô thì thô ráp, xù xì. Cây chuối rất đặc biệt: không có cành mà chỉ có lá mọc ra từ thân cây.
Lá chuối rất to và dài, mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, lại có một lớp phấn trắng mỏng phủ lên. Buồng chuối dài hơn nửa mét. Mỗi buồng có đến chục nải. Hầu hết các quả còn xanh, chưa ăn được. Nhưng có vài quả đã chín, màu vàng tươi, trông rất hấp dẫn. Đó là món khoái khẩu của lũ chim chào mào, chúng thường xuyên đến đây, gọi nhau ríu rít.
So với chuối trẩy xanh đem dấm thì chuối chín cây ngọt hơn hẳn và có mùi thơm lạ lùng khó quên! Cây chuối không chỉ cho ta quả để ăn mà còn có rất nhiều công dụng khác nữa: thân cây dùng làm thức ăn cho lợn, lá chuối dùng để gói bánh, hoa chuối để làm nộm… Ngoài ra quả chuối xanh còn để nấu món chuối ốc ngon tuyệt.
Không ngờ cây chuối lại có nhiều ích lợi như thế. Em đã chụp được nhiều bức ảnh của bụi chuối ở vườn nhà bà. Và hình ảnh cây chuối vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em.
Cây chuối vườn nhà
Các loại cây ăn quả nhiệt đới ở Việt Nam rất được ưa chuộng trên thế giới. Không chỉ ngon mà nó còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đặc biệt là hàm lượng vitamin cao. Một trong những loại cây ấy là chuối. Nhà tôi có cả một vườn chuối. Chuối sinh sôi nảy nở rất nhanh nên bố tôi đã chọn loại cây này để trồng ở vườn nhà.
Vườn không quá rộng nhưng cũng đủ để có chuối ăn quanh năm. Lúc mới ban đầu, cây chuối chỉ là một thân cây thẳng đứng trơn nhẵn thín. Sau đó nó sẽ bén rễ, mọc lá, đơm hoa và kết quả. Vòng đời của chuối khá ngắn, chừng 5 tháng chúng có thể kết quả. Cây chuối không cao như những cây cổ thụ sừng sững hay những cây ăn quả khác. Trung bình, cây chuối chỉ cao 2 đến 3 mét.
Rễ chuối tròn, trắng. Người ta gọi nó là củ chuối. Củ chuối thường lồi hẳn lên trên bề mặt đất. Có thể nhìn thấy củ chuối ngay cả khi chưa đào nó lên. Thân chuối được cấu thành bởi từng búp, từng bẹ chuối xếp so le với nhau, thẳng, tròn xoe, nhẵn thín. Đặc biệt, thân chuối trơn trượt như bôi mỡ, chính vì thế mà trèo lên thân chuối quả thực là một việc làm cực kì khó khăn. Lên trên một chút nữa là những tàu lá chuối xanh mơn mởn.
Tàu lá chuối dài, lá xòe ra từ gân giữa lá như những cánh tay vươn dài ra đón gió. Chính vì đặc tính tàu lá mềm và rộng nên chúng được sử dụng làm vỏ của một số loại bánh nếp của Việt Nam. Những chiếc tàu lá so le nhau vươn xòe ra đón nắng đón gió, sau một thời gian chúng sẽ héo, khô già và rụng xuống nhường chỗ cho lá khác xòe ra. Từng búp lá non cuộn tròn e ấp thẳng đứng trên đỉnh ngọn với màu xanh nhạt.
Ngày qua ngày, chúng cứng cáp hơn sẽ dần dần xòe rộng thành tàu lá như những chiếc tàu lá mới có màu đậm hơn, khỏe khoắn hơn. Khi cây chuối đã trưởng thành cũng là lúc nụ hoa chuối sẽ bắt đầu đơm bông. Hoa chuối mọc ra khỏi ngọn của cây, có một màu đỏ son thẫm, hình chóp thon dài nhọn hoắt rất đẹp. Hoa chuối cũng là từng bẹ, từng bẹ lá đỏ xếp so le với nhau tạo thành. Phía trong lớp bẹ đỏ kia là những quả chuối non đang hình thành.
Cánh hoa chuối ôm ấp, bảo vệ những quả chuối non chưa trưởng thành ấy trong lòng mình đợi đến khi chúng có thể chống trọi với sức gió, với mưa, cánh hoa sẽ tự rụng xuống mà xa lìa chúng. Khi cánh hoa rụng xuống, nó liền trở thành đồ chơi thả thuyền của bọn trẻ nghịch ngợm chúng tôi. Quả chuối cứ lớn dần, lớn dần, đến khi chín, người trồng sẽ thu hoạch, và mỗi lần thu hoạch xong, họ sẽ chặt cây chuối đó đi. Từ chỗ ấy, hàng chục cây chuối con đâm ra tua tủa.
Những cây chuối con ấy như những thế hệ trẻ nối tiếp những thế hệ đi trước. Chúng tiếp tục lớn lên, trưởng thành, ra hoa, kết quả mang đến cho con người những lợi ích về kinh tế. Ngay cả đến khi đã kết quả, thu hoạch, con người vẫn sử dụng thân cây chuối để làm những món ăn ngon hoặc thức ăn cho gia súc.
Có thể nói, cây chuối là loại cây hữu ích đối với con người. Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, nó còn là một thức quà của người Việt. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao, chuối luôn là món ăn hấp dẫn bất kỳ ai.
2018-03-21 21:01:16
Tất cả bài văn tả chuối đề rất hay♥♣★
Cây chuối là niềm tự hào của người nông dân
Nhắc đến làng quê Việt Nam, không ai không biết đến cây chuối. Đây là loài cây rất quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống của con người. Ngoài những công dụng cho đời sống hàng ngày, quả chuối là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, không những vậy nhiều bộ phận khác từ cây chuối được dùng làm rất nhiều thứ khác nhau.
Cây chuối được trồng ở mọi nơi: bờ ao, trong vườn nhà, ở ruộng, hay những vùng đất bãi phù sa. Thân cây mọc thẳng đứng và tròn, được tạo thành bởi lớp bẹ xếp khin khít nhau, bên trong thân hơi xốp, bề mặt ngoài của thân rất bóng và nhẵn. Lá chuối được mọc ra từ ngọn. Những chiếc nõn chuối màu xanh non, sau đó lá xòa dần mọc chìa ra các phía và có màu đậm hơn. Mỗi lá chuối có 1 đường gân nằm ở giữa, 2 bên có hai dải mềm mại rủ xuống.
Khi già thì các lá sẽ tự khô đi để nhường chỗ cho những lá non đang chuẩn bị mọc vươn ra ngoài. Khi cây chuối lớn, chúng bắt đầu trổ buồng, mỗi cây chuối cho 1 buồng, mỗi buồng có nhiều nải chuối, mỗi nải chuối có nhiều quả. Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng, những bẹ hoa nở dần rụng xuống cũng là lúc những nải chuối non xuất hiện. Quả chuối lớn khá nhanh, càng phát triển quả chuối càng cong thành hình lưỡi liềm, khi non có màu xanh, khi chín có màu vàng.
Chuối cũng có rất nhiều loại và được đặt tên với những cai tên rất hấp dẫn như chuối ngự, chuối hương, chuối tiêu, chuối hột… Mỗi loại chuối đều có đặc điểm, mùi hương thơm ngon riêng. Trong đó chuối ngự được coi là loại chuối thơm ngon nhất hay còn gọi là chuối tiến vua. Không chỉ trồng chuối để ăn quả, khi thu hoạch chuối xong, người ta sẽ dùng thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn, trâu bò.
Thân chuối non có thể dùng gói xôi, bánh rất tiện lợi. Lá chuối non có thể gói bánh, gói giò,… Lá chuối khô có thể dùng làm chất đốt. Dây chuối khô có thể dùng để làm dây buộc các vật dụng, dai và rất bền. Người ta có thể dùng hoa chuối đã nở hết để làm nộm hoặc để luộc. Củ chuối cũng có thể làm nộm hoặc nấu lươn, ốc, ếch rất ngon. Ngoài ra, chuối còn để thắp hương ngày rằm, mồng 1, là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
Không những vậy, chuối còn tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê. Chuối rất dễ sống và nhanh lớn, nhưng vòng đời của chúng rất ngắn. Mỗi cây chuối lớn lên trưởng thành và chỉ ra bông 1 lần rồi chết. Vào mùa gió bão, nếu chuối có buồng cần phải chống để cây khỏi đổ. Khi thu hoạch cần phải nhẹ nhàng tránh rơi gãy. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên ban tặng, của đất mẹ mà còn là niềm tự hào của người nông dân Việt Nam.
Có thể bạn thích: