Đám cưới là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều thứ cho đám cưới được tốt đẹp nhất và một trong những điều bạn cần quan tâm đó chính là bạn, gia đình bạn cần kiêng kị những điều gì để đám cưới tốt đẹp và cuộc hôn nhân được hạnh phúc.
Kiêng kị cô dâu ngoảnh đầu lại khi rước dâu
Khi rước dâu, cô dâu chỉ được nhìn về phía trước, tuyệt đối không nên quay đầu nhìn cha mẹ mình vì theo quan niệm làm như thế, nhà chồng và con dâu mới sau này sẽ khó hòa thuận, đồng thời nhớ nhung nhà cũ sẽ khiến cô dâu không dành thời gian chăm sóc gia đình chồng.
Kiêng kị con dâu mang bầu vào cửa chính
Cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng đang là vấn đề gặp phải rất nhiều, khi mang bầu cô dâu không nên đi vào từ cửa chính mà phải đi từ cửa sau. Theo quan niệm từ xưa thì nếu để cô dâu đã mang bầu trước khi cưới nếu đi cửa trước sau này sẽ làm ăn không tốt, vì thế cô dâu mang bầu nên đi cửa sau hoặc cửa phụ.
Kiêng kị làm lễ cưới mà chưa tổ chức lễ ăn hỏi
Đây là điều kiêng kỵ chủ yếu là dành cho nhà gái. Nhà trai sẽ chọn ngày cưới sau khi thỏa thuận với nhà gái. Trong ngày ăn hỏi hai bên gia đình sẽ chọn lần cuối về ngày tổ chức đám cưới. Trước lễ ăn hỏi, nhà trai có thể mời cưới họ hàng còn nhà gái thì không được làm như vậy, họ chỉ được mời sau khi tổ chức ăn hỏi.
Kiêng kị cưới vào giờ, ngày, tháng, năm xấu
Đây có lẽ là điều kiêng kỵ mà nhiều người quan tâm, nó rất quan trọng vì đám cưới hết sức quan trọng trong cuộc đời nên trừ những trường hợp không thể làm gì khác, bạn cần tìm hiểu kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt nhất để sau này có nhiều may mắn, hạnh phúc, làm ăn thuận lợi. Ngày giờ ăn hỏi, rước dâu cũng đều phải tốt
Kiêng kị mẹ cô dâu tham dâu rước dâu
Trong đoàn rước dâu thường sẽ không có sự xuất hiện của mẹ cô dâu vì ông bà ta quan niệm sợ cô dâu khóc đòi bỏ về với mẹ đẻ đồng thời kị con dâu và mẹ đẻ tạo sự lấn át mẹ chồng.
Kiêng kị đám cưới khi nhà có tang
Khi nhà có tang bạn phải chờ đến hết tang mới được tổ chức, thông thường con phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì đám cưới là việc hỷ nên phải lùi lại để tránh những điều kém may mắn sau khi cưới. Việc cưới chạy tang có thể vẫn tổ chức nhưng nó sẽ tạo cho đám cưới mất đi niềm vui.
Kiêng kị mẹ chú rể đứng trước cửa đón con dâu.
Điều kiêng kỵ thường không nhiều người để ý, nhất là chú rể có lẽ do quá hồi hộp đón người thương nên quên mất điều này. Tuy nhiên điều kiêng kị này giúp tránh xung khắc mẹ chồng nàng dâu. Đến khi con dâu làm xong lễ gia tiên của nhà chồng thì mẹ chồng mới được phép xuất hiện.
Kiêng kị chuẩn bị bàn thờ tổ tiên sơ sài
Việc chuẩn bị bàn thờ tổ tiên rất quan trọng nó thể hiện sự chu đáo của gia đình có đám cưới, đa số cha mẹ đều lo rất chu đáo vấn đề này, họ chuẩn bị để tới giờ đón dâu mới của họ, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương tại bàn thờ tổ tiên tại bàn thờ họ sẽ báo cáo với tổ tiên về thành viên mới. Việc chuẩn bị bàn thờ tổ tiên tùy điều kiện của mỗi gia đình, tuy nhiên không nên bày bàn thờ quá sơ sài. Nên bày biện những thứ đẹp mắt, phải đầy đủ mâm cỗ và các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, hoa quả, rượi,…
Kiêng kị đổ vỡ trong đám cưới
Trong đám cưới, vì là ngày vui và rất đông quan khách nên chuyện đổ vỡ rất khó kiểm soát tuy nhiên vẫn cần quan tâm vì điều kiêng kỵ nhất là việc vỡ gương, gãy đũa, vỡ bát, vỡ cốc. Chuyện đổ vỡ dễ khiến cho cuộc sống hôn nhân sau này của cô dâu, chú rể sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly. Nếu không may phạm phải điều kị này thì làm cho gia đình có đám cưới sẽ lo lắng, thậm chí có nhiều gia đình phải tìm cách giải hạn.
Kiêng kị trong phòng tân hôn
Có một số kiêng kị trong phòng tân hôn mà chúng ta cần lưu ý:
– Không nên dùng đồ cũ để trang trí phòng tân hôn.
– Không nên để cho người có vía nặng trang trí phòng tân hôn.
– Không nên để cho các đồ nhọn trong phòng tân hôn.
– Kiêng kị cho người khác ngồi trên giường trong phòng tân hôn.
Có thể bạn thích: