Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loài động vật hoang dã đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng đang rất cần sự chung tay giúp sức bảo vệ của con người. Dưới đây là 12 loài động vật hoang dã nếu không nhanh chóng được bảo vệ thì chúng sẽ có nguy cơ biến mất khỏi Trái Đất của chúng ta mãi mãi.
Đồi mồi
Đồi mồi có cái tên khoa học là hawksbill turtles, môi trường sống chủ yếu là các vùng biển nhiệt đới trên thế giới. Hiện nay loài động vật hoang dã này đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng bởi sự săn bắt của con người. Chỉ trong thời gian một thế kỷ, số lượng đồi mồi đã giảm đến con số 80%. Hiện nay, các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đã không ngừng bảo vệ loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhưng con người thì vẫn không ngừng tiêu thụ trứng của chúng để làm thức ăn, giết thịt hay lấy mai của chúng.
Hổ Hoa Nam
Hổ Hoa Nam có tên khoa học là South China tiger và hiện nay trên thế giới số lượng loài này chỉ còn khoảng 100 con trong khi theo số lượng thống kê năm 1950 là 4.000 con. Do đó, ta có thể thấy sự giảm mạnh của loài này đang là vấn đề rất đáng lo ngại mặc dù Trung Quốc đã có những động thái nghiêm cấm săn bắn. Tuy nhiên, thực trạng thì con người vẫn đang không ngừng gây hại cho chúng vì mục đích riêng của mình.
Tê tê vàng
Tê tê vàng hay được biết đến tên gọi tê tê Trung Quốc, là một loài động vật hoang dã sinh sống ở các khu vực của Trung Quốc và Châu Á, như chân núi Himalaya của Nepal và các vùng phía Bắc Ấn Độ. Đây là 1 trong những những loài động vật được liệt vào sách đỏ. Tuy nhiên, số lượng mỗi năm của loài này đang suy giảm đến mức báo động, 100.000 cá thể bị giết. Ngoài việc bị con người bắt để ăn thịt thì tình trạng buôn lậu tê tê vàng cũng diễn ra 1 cách nghiêm trọng.
Cá heo không vây Trường Giang
Cá heo không vây Trường Giang (Yangtze finless porpoise) là một loài cá heo đến từ lưu vực sông Trường Giang và được biết là chúng có họ hàng gần gũi với cá heo Baiji. Loài động vật hoang dã này gây tạo điểm nhấn với vẻ bên ngoài “nhẵn nhụi” cùng một trí thông minh vượt bật. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cá thể này chỉ còn khoảng từ 1.800 cho đến 2.000.
Báo Amur
Báo Amur là một loài động vật quý hiếm thuộc họ mèo đến từ vùng Viễn Đông Nga, sở hữu tốc độ chạy rất nhanh khoảng 60 km/h và nhảy cao tới gần 6 m so với mặt đất. Chúng còn được biết đến với tên gọi báo Viễn Đông, beo Mãn Châu hay báo Hàn Quốc. Hiện nay loài động vật này gần như bị xóa sổ và hiện đang được sự chăm sóc đặc biệt tại các vườn quốc gia của Nga. Vào năm 2015, theo ghi nhận được báo cáo thì báo Amur chỉ còn tồn tại khoảng 60 cá thể.
Sao la
Nhiều người vẫn gọi Sao la, một loài động vật hoang dã quý hiếm là “kỳ lân Châu Á”. Khu vực sinh sống chủ yếu của loài này là ở vùng núi Việt Nam và Lào. Nhìn bề ngoài thì Sao La có vẻ giống với loài linh dương hay bò rừng bison và là loài động vật nhai lại. Có thể nói loài động vật này thuộc hàng cực kỳ hiếm và rất khó để bắt gặp. Ngoài môi trường hoang dã, cho đến nay, các nhà khoa học chỉ gặp chúng được bốn lần nên chưa thể biết chính xác số lượng cá thể còn lại là bao nhiêu.
Cá heo California
Cá heo California là một loài động vật siêu hiếm được các nhà khoa học phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958. Sự suy giảm số lượng loài của chúng do nhiều nguyên nhân gây nên như bị mắc vào các thiết bị đánh cá của con người tại vịnh California. Bên cạnh đó, sự phá hủy của môi trường sống, biến đổi khí hậu hay hiện tượng ấm dần lên toàn đầu đều là những nhân tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại của loài động vật hoang dã này.
Đười ươi Borneo
Trong khoảng 60 năm qua, số lượng cá thể loài đười ươi có vóc dáng vô cùng đặc biệt này, đã giảm tới 50%. Sinh sống trên đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Châu Á, đười ươi Borneo có khuôn mặt to và bộ râu ngắn hơn nhiều so với các bằng hữu họ khác của mình.
Đười ươi Borneo bao gồm ba nhánh, phân bố ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc và trung tâm. Tuy nhiên, số lượng đông đảo sống ở giữa đảo có khoảng 35.000 con. Cho đến nay, số lượng loài này chỉ còn khoảng 1.500 do môi trường sống bị tàn phá nặng nề bởi các vấn nạn khai thác gỗ, săn bắn,… Theo các nhà khoa học dự đón thì đến năm 2025 thì 22% là số lượng đười ươi Borneo tiếp tục bị giảm.
Khỉ đột núi
Khỉ đột núi có tên khoa học là mountain gorillas và số lượng của loài này hiện nay trên thế giới là dưới 900 cá thể. Hiện nay, khu vực sinh sống chính của loài này chủ yếu ở ba nước và bốn công viên quốc gia, bao gồm vườn quốc gia Bwindi ở Uganda và vườn quốc gia Virunga ở Congo. Duy trì số lượng hiện tại là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi các nhà hoạt động vì động vật phải làm mọi cách có thể. Bên cạnh đó điều đáng lo ngại nhất là tình trạng chiến tranh, thoái hóa rừng hay sự xâm lấn của con người đang dần lấn áp sự gia tăng của loài, ăn hiếp dọa đến sự tồn tại của chúng.
Voi Sumatra
Voi Sumatra là một loài động vật hoang dã có trọng lượng cơ thể khổng lồ, cân nặng lên đến 5 tấn. Chúng được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF liệt kê vào sách đỏ vào năm 2012. Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của chúng đã bị phá hủy nghiêm trọng nên số lượng loài này cũng giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng 2.400 đến 2.800 con còn sống.
Có thể bạn thích: