Hiện tại ở Việt Nam có một số loại động vật đang trong tình trạng báo động đỏ, vì nạn săn bắn, mua bán trái phép, ngoài ra còn do biến đổi khí hậu làm mất đi hệ sinh thái. Cùng TopChuan điểm danh lại các loài động vật đó và có hướng bảo vệ những sinh vật ít ỏi còn lại.
Voọc đầu trắng
Theo hiệp hội bảo vệ tồn thiên nhiên thế giới, trên toàn cầu chỉ còn khoảng 60 cá thể Voọc đầu trắng sinh sống, các cá thể này đều tập trung tại Việt Nam, đảo Cát Bà (Hải Phòng). Nơi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng từ các khu du lịch nghỉ dưỡng.
Đặc điểm nhận dạng là bộ lông dày, sợi lông hơi thô cứng. Con trưởng thành có đầu, vai màu trắng vàng, vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông màu vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Con non mới sinh có lông màu vàng nhạt.
Tình trạng bảo tồn: Cực kì nguy cấp
Voọc mũi hếch
Voọc mũi hếch là một loài động vật đặc biệt chỉ xuất hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tình trạng săn bắt quá mức, phá rừng lấy gỗ làm nương đang đẩy loài động vật này đến nguy cơ tuyệt chủng. Hiện tại còn khoảng 80 cá thể được nhóm FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế) phát hiện. Và theo ước tính của họ còn khoảng 110 cá thể đang sinh sống ở Việt Nam. Chúng có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt, không có mào trên đỉnh đầu, vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có màu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông màu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp
Hổ
Kích cỡ lớn nhất trong Họ Mèo Felidae có thể nặng 200 – 250kg. Nền lông vàng hoặc vàng sáng, phần bụng trắng. Mặt và dọc thân có nhiều sọc đen. Thế giới có 5 phân loài hổ. Hổ sống ở vùng Đông nam Á gồm cả Việt Nam thuộc phân loài Hổ Đông dương (Panthera tigris corbetti Mazak, 1968) có kích thước nhỏ hơn các phân loài khác.
Do bị săn bắn, số lượng của các loài hổ giảm mạnh, chỉ còn khoảng vài chục cá thể sinh sống tại các rừng của Việt Nam. Dấu hiệu sinh sản của loại động vật họ mèo này đã không còn được ghi nhận trong nhiều năm gần đây. Hiện tại thì các cá thể hổ còn sót lại đã được nhà chức trách nuôi trong chuồng nhằm duy trì tình trạng sống sót của chúng, tránh nạn săn bắt động vật quý hiếm. Hiện tại chỉ còn khoảng 5 cá thể tồn tại ngoài tự nhiên.
Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp
Bò tót
Là giống bò to nhất trong họ nhà bò, với chiều cao có thể lên đến 2m, nặng gần 2 tấn. Đầu to, trán dẹt hơi lõm, có đốm lông trắng trên trán, đỉnh trán giữa hai sừng nhô cao. Sừng to khoẻ cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt, mút sừng nhọn đen bóng. Gốc sừng màu vàng xám, mút sừng nhọn đen bóng. Lớp da ở cổ và trước ngực không tạo thành yếm. Bộ lông mềm ngắn mượt màu nâu thẫm hoặc đen xám hơi phớt xanh bóng ở lưng. Lông ở bụng dài màu nâu nhạt. Con cái thường có màu hung đỏ, bốn chân từ khoeo trở xuống màu trắng bẩn. Đuôi dài màu đen. đáng tiếc đây cũng là giống bò bị tàn sát nhiều nhất. Hiện tại ở Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con, phân bố tại các vườn quốc gia ở Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng. Những đàn bò này đang đứng trước hiểm họa diệt vong vì rừng bị tàn phá nặng nề, nạn săn bắn lậu diễn ra liên tục.
Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp
Rùa da
Là loài lớn nhất trong họ nhà rùa. Và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Được hiệp hội bảo vệ động thực vật thế giới coi là động vật quý hiếm nhất Thế Giới. Nhìn sơ lượt thì chúng giống với các loài rùa biển khác, chỉ có kích thước lớn hơn và không có mai. Loài rùa này sống chủ yếu ở các vùng biển khu vực miền trung. Loài rùa này không có răng mà thay vào đó là các gai nhọn mọc trong miệng giúp rùa giữa thức ăn lại. Thức ăn của nó chủ yếu là các loài sứa di chuyển chậm.
Tình trạng bảo tồn: Sắp nguy cấp.
Hươu Vàng
Kích cỡ trung bình trong bộ Ngón chẵn, thân dài khoảng 1,3-1,5m. Trọng lượng 50 – 60 kg. Bộ lông ngắn mềm, màu vàng hung hay vàng xám. Lông ở lưng thô nhưng không tạo thành bờm. Sừng nhỏ, mảnh ngắn, có 2 – 3 nhánh (hai nhánh phụ, một nhánh chính) nhỏ hơn sừng Nai, nhưng lớn và dài hơn sừng hoẵng.
Hươu vàng phân bố tại một số khu vực thuộc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số lượng chỉ còn vài trăm con nhưng hiện nay thì không còn dấu hiệu sinh sống của chúng, các nhà sinh vật học đang đưa ra đánh giá có khả năng loài hươu sao này đã tuyệt chủng. Ở Việt Nam chỉ còn vài trăm cá thể hươu vàng.
Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp
Voi
Kích thước rất lớn, có thể dài 6m. Môi trên và mũi phát triển thành vòi dài. Hai răng nanh lớn phát triển thành ngà. Voi đực có hai ngà, mỗi ngà dài tới 150 cm, nặng 15 – 20 kg. Có 12 răng hàm, mỗi bên 3, mọc sít nhau gần như một cái. Da dày, lông thưa, dài, cứng màu nâu xám (đôi khi trắng).
Với tốc độ giết để lấy lông đuôi, số lượng voi Việt Nam giảm với tốc độ chóng mặt, nếu không có kế hoạch bảo tồn kịp thời thì loại động vật này sẽ biến mất khỏi bản đồ Việt Nam. Số lượng voi hiện tại tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên nước ta.
Tình trạng bảo tồn: Nguy cấp
Cò Quăm cánh xanh
Loài cò này sắp có tên trong danh sách các loài động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng. Và hiện tại ở miền Nam đã hoàn toàn biến mất.
Cò quăm cánh xanh hoặc cò quăm vai trắng là một loài chim trong họ Threskiornithidae. Loài này xuất hiện ở miền Bắc Campuchia, đồng bằng Nam Bộ, miền Nam nước Lào và Đông Kalimantan của Indonesia. Chúng sống ở các ao, hồ,các dòng sông có nước chảy chậm trong các khu rừng trống trải, đôi khi chúng sống trong rừng cây thưa và các con sông rộng co dãy cát và sạn. Cá thể của cò quăm cánh xanh còn rất ít.
Tình trạng bảo tồn: Rất nguy cấp
Sao La
Kích thước cỡ lớn, thân dài tới 1,3 – 1,5m, trọng lượng: 80 – 120kg. Đầu màu nâu sẫm có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt màu nâu sẫm hay nâu đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc trắng ở trên và dưới mắt, nhiều vạch trắng ở cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu. Phần lưng màu nâu hai bên sườn có vạch trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Bộ lông mềm mượt có các xoáy ở giữa mũi, hai bên cổ và hai vai. Ngay trên móng guốc có vòng trắng ở cả 4 chân. Sừng dài, gần như thẳng, không phân nhánh, mút sừng nhọn, nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút sừng.
Là loài động vật được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5/1992. Vào thời điểm đó việc phát hiện Sao La đã gây chấn động toàn thế giới, vì việc phát hiện ra một loài động vật lớn vào giai đoạn thế kỷ 20 là khó xảy ra. Với cuộc sống bất bênh của mình, loài động vật này được xếp vào nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Hiện tại còn 50 đến 60 cá thể được nuôi dưỡng tại các vườn quốc gia.
Tình trạng bảo tồn: Cực kì nguy cấp.
Rùa hồ Gươm
Thuộc một nhánh của rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử. Cũng là loài rùa quý hiếm trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có ở hồ Gươm. Thời gian gần đây hồ Gươm bị ô nhiễm nặng dẫn đến 1 cá thể rùa đã chết. Những con rùa có chiều dài hơn 100 cm, bề ngang rộng 70 cm và nặng 70 – 100 kg. Riêng phần mai rùa dài trên 50 cm và đạt chu vi 106 cm. Con đực nhỏ hơn con cái và có chiếc đuôi dài lớn hơn. Loài rùa này có nguồn gốc từ sông Dương Tử và Thái Hồ, tại vùng giáp ranh các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc. Sau khi cụ rùa hồ Gươm chết thì trên thế giới chỉ còn 3 cá thể.
Tình trạng bảo tồn: Tuyệt chủng trong tự nhiên.
2018-04-02 20:06:11
ồ thank you
Có thể bạn thích: