Nền kinh tế của thế giới trong nhiều năm qua đã có những biến động đáng kể. Chứng kiến sự vươn lên ngày càng cao của các quốc gia trên thế giới đem nền kinh tế phát triển đến đỉnh cao. Dưới đây là top 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất hiện nay.
Đức
Đức là một quốc gia có nguồn tài nguyên tương đối khan hiếm, hầu như 2/3 nguồn năng lượng tại quốc gia này được nhập khẩu từ các nước khác. Lĩnh vực dịch vụ của nước này đã đóng góp vào GDP khoảng 70% còn lại 29,1% là của lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 0,9%. Với chất lượng lao động cao nhờ nền giáo dục tốt cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ thì Đức sẽ là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu. Mặc dù, hiện quốc gia này đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nền kinh tế mới nổi nhưng dự đoán là Đức sẽ tiếp tục phát triển mạnh về mọi mặt trong những thập kỷ tới. Tổng quy mô kinh tế của Đức vào năm 2017 này dự đoán sẽ đạt 3,9 nghìn tỷ USD và được xếp ở vị trí thứ 4 trên thế giới trong danh sách những quốc gia có nền kinh tế lớn.
Hoa Kỳ
Mỹ luôn luôn là quốc gia cố gắng nắm vững vị trí số 1, là đất nước có nền kinh tế quyền lực nhất thế giới hiện nay. Xét về quy mô kinh tế thì không có quốc gia nào có thể vượt mặt được quốc gia này trong bảng xếp hạng những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và dự đoán rằng trong thập kỷ tới thì đất nước cờ hoa này vẫn sẽ tiếp tục nắm chắc vị trí này trong tay. Theo dự báo thì cho đến năm nay, tổng quy mô của nền kinh tế Mỹ sẽ đạt tới một con số ấn tượng là 19,7 nghìn tỷ USD. Nhưng bên cạnh sự phát triển mạnh của nước này thì trong những năm gần đây, Mỹ đang phải đối mặt với rất nhiều những thách thức để duy trì vị trí số 1 thế giới này, chủ yếu là do sự tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ cùng nhiều tổ chức kinh tế ở Châu Á và Nam Mỹ.
Brazil
Brazil là một trong số ít những quốc gia có được lợi ích từ dân số lớn với những ngành công nghiệp cơ bản phát triển mạnh mẽ do vậy nền kinh tế của nước này đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm qua. Cùng với những mối quan hệ thương mại chặt chẽ và đầu tư nước ngoài gia tăng thì quốc gia này đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự đầu tư nước ngoài vào Brazil cũng sẽ là động lực thúc đẩy cho nền kinh tế nước này phát triển mạnh trong thời gian tới. Dự đoán năm 2017 này, tổng quy mô kinh tế của Brazil vào khoảng 3,3 nghìn tỷ USD và trong một thời gian không xa chắc chắn quốc gia này sẽ nhảy lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các nền kinh tế quyền lực nhất.
Trung Quốc
Kể từ những năm 90, sau khi chính phủ nước này thực hiện những cải cách với sự thành lập của các đặc khu kinh tế thì nề kinh tế của Trung Quốc mới bắt đầu phát triển. Đây là một đối thủ đáng gờm của Mỹ trong những năm gần đây Bởi vì quốc gia này đang tiếp tục có những mối quan hệ ngày càng chặt chẽ và bền vững với cả khối các quốc gia phát triển và đang phát triển, gần đây nhất là Canada. Hiện Trung Quốc đang là quốc gia được kỳ vọng sẽ có thể vượt mặt Mỹ trong tương lai để giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo như dự đoán thì vào năm 2017 này, tổng quy mô kinh tế của quốc gia này sẽ đạt tới 12,7 nghìn tỷ USD và cũng đang tăng cường thắt chặt mối quan hệ với các nền kinh tế khác tại Châu Phi và Châu Á. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh một cách chóng mặt và ngày càng có những chuyển biến theo chiều hướng đi lên không giảm. Dự đoán là Trung Quốc sẽ có khả năng giành vị trí dẫn đầu vào năm 2030.
Anh
Nền kinh tế của Anh hiện đang xếp ngay sau Pháp trong danh sách các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới với tổng quy mô kinh tế ước tính vào năm 2017 là 3,2 nghìn tỷ USD. nền kinh tế của Anh chủ yếu vẫn dựa vào các ngành công nghiệp dịch vụ cùng với sự đóng góp quan trọng của ngành tài chính. Đây chính là lý do lý giải cho việc tại sao sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, quốc gia này lại phục hồi rất chậm so với các nước khác. Mặc dù theo dự báo nền kinh tế Anh sẽ có sự sụt giảm trong những năm tới nhưng Anh sẽ vẫn luôn là trung tâm tài chính của thế giới cùng với những mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với các quốc gia Châu Âu khác.
Ấn Độ
Ấn Độ là một trong số ít những quốc gia Châu Á được lọt vào top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng quy mô kinh tế ước tính năm 2017 sẽ là 2,9 nghìn tỷ USD. Hiện Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 3 của Châu Á với dân số đông và các mối quan hệ hợp tác với các quốc gia phương tây cùng sự tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu. Hiện Ấn Độ đã và đang phát triển rất nhanh cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trên thế giới, hơn nữa nền kinh tế nước này chủ yếu phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ để phát triển cho nên dự đoán Ấn Độ sẽ tăng tốc rất nhanh trong những năm tới trong lĩnh vực kinh tế và có thể vươn lên các vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng.
Italia
Italia là một trong những quốc gia đang vươn lên rất mạnh mẽ trong những năm gần đây và hiện đã xuất hiện trong danh sách 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng quy mô kinh tế dự đoán năm 2017 này sẽ đạt con số 2,2 nghìn tỷ USD. Đặc biệt, nền kinh tế ở quốc gia này có khu vực kinh tế ngầm không được tính vào con số thống kê chính thức gần đây và có khả năng chiếm khoảng 1/6 GDP chính thức của nước này. Bên cạnh đó, nền kinh tế Ý thành các khu vực và đóng các vai trò quan trọng khác nhau trong sự phát triển của nước này. Trong tương tai, Ý sẽ có khả năng vươn xa hơn nếu nền kinh tế đang phát triển như xu hướng hiện nay.
Nhật Bản
Trong thời gian qua, thế giới đã được chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng vòn vọt của Nhật Bản và được mọi người bái phục bởi sự vực dậy rất nhanh sau chiến tranh của nền kinh tế Nhật Bản. Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản trong những năm 1960 là 10% đến 1980 là 4% và vẫn luôn giữ vững vị trí cho đến tận năm 2010, sau đó đã bị Trung Quốc thay thế vị trí này. Nhật Bản cũng là một quốc gia có nền khoa học công nghệ rất phát triển, mặc dù số lần xuất hiện thiên tai như động đất ở quốc gia này rất nhiều nhưng tốc độ khắc phục hậu quả của Nhật bản rất đáng nể, chắc hẳn phải có một nền kinh tế vững thì mới có thể xử lý mọi chuyện nhanh chóng được như vậy. Ước tính tổng quy mô kinh tế của quốc gia này vào năm 2017 sẽ đạt 6,7 nghìn tỷ USD và dự báo đến năm 2022, Nhật Bản vẫn sẽ là quốc gia đứng ở vị trí thứ 3 trong số những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Pháp
Pháp hiện là quốc gia có nền kinh tế được xếp ở vị trí thứ 6 trong danh sách này. Quốc gia này có mối quan hệ thương mại chặt chẽ trên toàn cầu với việc xuất khẩu rất nhiều loại mặt hàng hóa cao cấp như hóa chất và máy móc.Tuy nhiên, thành phần đóng góp quan trọng nhất trong nền kinh tế nước này không phải là ngành công nghiệp mà lại do ngành nông nghiệp và lĩnh vực du lịch mới phát triển. Ước tính vào năm 2017 thì tổng quy mô kinh tế Pháp đạt 3,21 nghìn tỷ USD nhưng theo dự đoán của CEBR thì quốc gia này sẽ có xu hướng giảm về nền kinh tế vào năm 2022 với nguyên nhân chủ yếu của việc giảm sút chính là nền kinh tế nước này đang phải chịu ảnh hưởng từ những khó khăn của đồng Euro.
Nga
Nga được xem là một nước sản xuất năng lượng và dầu mỏ lớn nhất trên thế giới bởi vậy mà quốc gia này luôn nằm trong top 10 những nước có nền kinh tế lớn nhất với tổng quy mô kinh tế ước tính năm 2017 sẽ là 3,1 nghìn tỷ USD. Sau sự sụp đổ của Liên Xô cũ, nền kinh tế nước này đang dần được khắc phục cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, Nga phải nhờ vào việc phát triển công nghiệp và xuất khẩu để có thể phục hồi lại nền kinh tế đáng kể và dự đoán vào năm 2022, Nga sẽ là nước vươn lên vị trí thứ 5 của Brazil.
Có thể bạn thích: