Sau một thời kỳ ốm nghén chẳng ăn được gì nhiều mẹ bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba, điều mẹ quan tâm nhất chắc là cân nặng của thai nhi và mẹ tự hứa với mình phải ăn cật lực để thai nhi tăng trưởng tốt nhất. TopChuan.Com xin được đồng hành cùng mẹ, mách mẹ danh sách những thực phẩm giúp thai phát triển tốt nhất mẹ nhé!
Quả chuối
Cứ 100g thịt chuối chứa khoảng 1,2g protein; 0,9g chất xơ; 9mg canxi; 32mg photpho; 6mg sắt và các loại vitamin A, B6, C. Do vậy ăn chuối không chỉ giúp thai tăng cân tốt (do chứa protein và canxi) mà còn giúp giảm thiểu tình trạng phù nề hay xuống máu chân (do chứa kali), giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu do bổ sung vitamin B6.
Sữa
Có nhiều mẹ bầu thường được khuyên sử dụng sữa trong thai kỳ vừa có thể sử dụng thay nước, vừa giúp thai nhi tăng trưởng tốt. Trên thị trường có nhiều dòng sữa khác nhau, ngoài các dòng sữa bầu- thiết kế dành riêng cho bà bầu thì có thể kể đến một số loại sữa mà được các mẹ bầu rỉ tai nhau dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân khi mà vừa tuần trước đi siêu âm bé bị chậm tăng trưởng so với tuần thì tuần sau đã tăng những “nửa cân”.
Đối với những bà bầu không gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ thì sữa đặc ông thọ, matilia, ensure nước,… sẽ là gợi ý hay ho chính bởi hàm lượng đường, một lượng nhỏ protein, đặc biệt là sữa ông thọ, dù có giá khá rẻ nhưng lại giúp thai nhi tăng cân rất tốt tuy không bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển trí não như các dòng sữa bầu.
Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì nên uống những dòng sữa không đường mà TH truemilk hay vinamilk là một gợi ý không tồi.
Các loại hạt
Có một danh sách các loại hạt mà mẹ có thể ăn nếu muốn thai nhi phát triển toàn diện, không chỉ tăng cân tốt mà còn thông minh, phát triển trí não. Có thể kể đến như: hạt óc chó, hạt lạc, hạt chia, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt dẻ, hạt sen, hạt đậu, hạt mắc-ca, hạt thì là, hạt hạnh nhân.
Bên cạnh chứa hàm lượng protein cao giúp bé tăng cân tốt, nhiều hạt trong danh sách này còn bổ sung acid folic giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, omega 3 giúp phát triển đại não thai nhi, tăng hấp thu photpho, canxi giúp xương phát triển,…
Cá và trứng cá
Cá luôn rất tốt để bổ sung trong thai kỳ, các mẹ có thể bổ sung những loại cá an toàn như cá chép, tránh các loại cá biển sâu nước lạnh có hàm lượng thủy ngân cao gây nguy hiểm cho thai nhi như cá thu, cá kình. Cá cung cấp 1 hàm lượng protein khoảng 30gr trên 100gr. Ngoài ra, trứng cá và trứng cá muối cũng cung cấp 1 hàm lượng protein rất cao.
Trứng vịt lộn
Khi câu hỏi “Thai em bé hơn tuổi thai, làm gì để tăng cân nhanh?” được đưa ra thì một loạt ứng cử viên sáng giá được đưa ra trên các diễn đàn làm mẹ, trong đó không thể thiếu cái tên “trứng vịt lộn”, tại sao lại vậy?
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi quả trứng vịt lộn là: 182kcal năng lượng; 13,6g protein; 12,4g lipit; 82mg canxi; 212mg phốtpho; 600mg cholesterol bên cạnh đó trứng vịt lộn còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Và so với trứng gà, lượng sắt trong trứng vịt lộn còn lớn hơn, mẹ biết sắt cần thiết như thế nào với bà bầu rồi đó.
Với hàm lượng đạm khá cao, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ chỉ nên ăn khoảng 3-4 quả trứng vịt lộn một tuần để thai nhi cán đích với cân nặng lí tưởng, đồng thời không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối nếu không muốn bị đầy bụng.
Thịt bò
Sở dĩ tại sao mẹ bầu nên tích cực ăn thịt bò đặc biệt vào những tháng cuối thai kì bởi hàm lượng đạm cao trong thịt bò cũng như nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, trong đó: Protein chiếm khoảng 26-27%, ngoài ra còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B12, B6, kẽm, niacin, photpho đặc biệt và khoáng chất sắt- cần thiết cho quá trình tạo máu.
Tuy là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng mẹ bầu cần cân đối trong khẩu phần ăn vì dù thừa hay thiếu đạm đều không tốt, bên cạnh đó thịt bò còn chứa chất béo nên nếu lạm dụng sẽ làm tăng cholesterol máu- rất không tốt cho sức khỏe.
Nước mía
Có một số hiểu lầm rằng nước mía- với hàm lượng đường cao rất có hại cho sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết này TopChuan.Com xin được “minh oan” cho loại thức uống bổ dưỡng này.
Theo ước tính, trong 100ml nước mía có chứa 12g đường- thành phần chính trong nước mía, ngoài ra còn có nhiều vitamin và khoáng chất. Uống nước mía thai nhi sẽ tăng trưởng nhanh do chính thành phần đường này sẽ được chuyển hóa thành acid béo.
Ngoài ra khi mẹ bầu uống nước mía trong những tháng đầu thai kì sẽ hạn chế được tình trạng ốm nghén, giúp da dẻ hồng hào sáng sủa- vấn đề thường gặp của mẹ bầu là da bị sạm do nội tiết tố thay đổi.
Quả thực nước mía rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, tuy nhiên mẹ chỉ nên uống nước mía mỗi ngày một cốc và tránh uống vào ban sáng hay buổi tối để tránh lạnh bụng.
Khoai lang
Mẹ đừng coi thường món ăn dân giã này nhé bởi những lợi ích không ngờ mà nó mang lại. Vẫn là vấn đề cân nặng thai nhi, ăn khoai lang giúp thai nhi tăng cân tốt do nó có chứa hàm lượng cao canxi- mỗi củ cung cấp khoảng 55mg canxi mà mẹ không cần phải ăn tôm cua cật lực. Canxi tốt cho thai nhi thế nào chắc không cần bàn khi nó giúp cho thai nhi phát triển chiều cao, tăng chiều cao tất tăng cân tốt; ngoài ra còn giúp mẹ khắc phục những vấn đề do hạ canxi máu gây ra.
Tiếp nữa, khoai lang chứa lượng không nhỏ choline giúp phát triển trí não thai nhi, giúp não tăng cường nếp gấp, tăng khả năng ghi nhớ thông tin của não, đồng thời đẩy lùi các nguy cơ gây dị tật thai nhi. Ngoài ra còn phòng ngừa các bệnh cảm cúm và lây nhiễm do giúp cơ thể mẹ tăng cường sản sinh bạch cầu, điều này vô cùng ý nghĩa do khi mang bầu, thai nhi như một tạng ghép và hệ miễn dịch của mẹ phải giảm hoạt động nếu không muốn thai nhi bị thải loại, do vậy mà cơ thể mẹ rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt nếu mẹ bị cúm trong ba tháng đầu thai nhi rất dễ bị dị tật.
Vậy mẹ đừng ngần ngại mà ăn khoai lang đi nhé, không chỉ có luộc mà còn có thể nướng, chiên,…
Tổ yến
Thời phong kiến, yến là món ăn mà chỉ dành riêng cho vua chúa do nó là thức ăn bổ dưỡng và tổ yến được nuôi trong tự nhiên, việc săn bắt khá khó khăn. Tuy nhiên giờ đây khi nhiều hộ gia đình đã có thể nuôi yến nhà thì việc ăn yến trở nên phổ biến hơn, tuy đắt nhưng là “sắt ra miếng”. Yến không chỉ tốt với những người cơ địa ốm yếu hay mới ốm dậy do làm tăng sức đề kháng mà đặc biệt với mẹ bầu, phải trải qua thời kì nghén ngẩm không ăn được thức ăn phong phú thì yến- Với thành phần nhiều axit amin, protein và khoáng chất là rất tốt. Ăn yến giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu sau thời gian thai nghén. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Mẹ có thể chế biến yến theo nhiều cách khác nhau nhưng cách phổ biến và hiệu quả nhất chính là chưng cách thủy với đường phèn. Bằng cách ngâm yến trong nước sạch khoảng 3 giờ để có thể nhắt ra được lông chim và các tạp chất (trong trường hợp mẹ mua yến thô- thường rẻ và đảm bảo không bị pha trộn hơn) sau đó vớt yến đã làm sạch ra khỏi nước để một lúc cho ráo rồi chưng cách thủy trong khoảng 10-15 phút.
Mẹ nên ăn ít hơn 3g/lần và ăn 3 lần/tuần.
Quả bơ
Nếu mẹ mang thai vào mùa hè thì tuyệt đối không nên bỏ qua quả bơ vì những công dụng tuyệt vời do nó mang lại. Quả bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, gần như tương đương với sữa bầu, vì vậy rất tốt cho sự tăng trưởng của thai nhi.
Ngoài giúp thai nhi tăng cân tốt, mẹ ăn quả bơ còn giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh ở thai nhi (do có chứa acid folic), giúp thai nhi phát triển trí não (do có chứa chất béo không bão hòa, omega 3), giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu (do bổ sung vitamin B6) và còn nhiều công dụng khác.
Có thể bạn thích: