Danh sách dưới đây dựa trên cuộc thăm dò mới nhất do kênh truyền hình C-Span tiến hành với sự tham gia của 91 nhà sử học và những chuyên gia viết tiểu sử. Có 10 tiêu chí được đưa ra để xếp hạng các nhà lãnh đạo Mỹ gồm: khả năng thuyết phục công chúng, lãnh đạo khủng hoảng, quản lý kinh tế, đạo đức lãnh đạo, quan hệ quốc tế, kỹ năng hành chính, quan hệ với quốc hội, tầm nhìn, đảm bảo bình đẳng cho tất cả mọi người và thành tựu sau nhiệm kỳ công tác.
Franklin D. Roosevelt
- Tổng thống thứ 32 (Phục vụ từ ngày 4 tháng 3 năm 1933 – ngày 12 tháng 4 năm 1945).
- Đảng chính trị: Đảng Dân chủ.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Thuyết phục công chúng và quan hệ quốc tế.
Franklin Delano Roosevelt sinh ngày 30/1/1882 và mất ngày 12/04/1945. Ông là tổng thống duy nhất đã phục vụ hơn hai nhiệm kỳ, qua đời khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư. Trong suốt ba nhiệm kỳ của mình, ông nổi tiếng nhất với việc thiết lập các thỏa thuận mới cho nền kinh tế để chống lại ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái toàn cầu và dẫn dắt đất nước vượt qua Thế chiến II. Ông cũng chính là người tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên.
Những câu nói để đời của Franklin Delano Roosevelt:
– “Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ hãi”.
– “Chín phần mười của sự khôn ngoan là khôn ngoan đúng lúc”.
– “Sức mạnh thể chất không bao giờ chịu đựng được tác động của sức mạnh tinh thần”.
Roosevelt sinh ra tại thị trấn Hyde Park yên bình nằm ẩn mình trong thung lũng sông Hudson thuộc tiểu bang New York. Cả cha và mẹ của cậu bé là ông James Roosevelt, và bà Sara Ann Delano đều xuất thân từ những gia đình giàu có lâu đời. Tên họ Roosevelt có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan và mang ý nghĩa rất đẹp – “cánh đồng hoa hồng”. Franklin là con một trong nhà và được gia đình yêu thương, chiều chuộng.
Thuở nhỏ, Franklin không đi học ở các trường tiểu học địa phương như những đứa trẻ đồng trang lứa mà được cha mẹ dạy dỗ ở nhà. Họ thuê các giáo viên có tiếng chuyên giảng dạy tại gia cho con em quý tộc đến kèm cặp Franklin. Cưỡi ngựa, bắn súng, chèo thuyền, chơi polo hay tennis trên sân cỏ sớm trở thành những sở thích cá nhân cũng như sở trường của cậu bé. Hai vợ chồng ông bà Roosevelt thường xuyên đi du lịch xuyên châu Âu và hay đưa Franklin đi cùng. Với trí nhớ tuyệt vời và sự ham học hỏi, cậu nhanh chóng thành thạo tiếng Đức và tiếng Pháp – điều đó hỗ trợ Franklin rất nhiều trong sự nghiệp Tổng thống sau này. Các chuyến du lịch cao cấp giành cho giới quý tộc ấy cũng mang đến cho cậu bé cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, tích luỹ vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực từ nghệ thuật tới kinh tế xã hội.
Năm 1896, Franklin 14 tuổi và bắt đầu theo học tại trường Groton – một ngôi trường danh tiếng tại bang Massachusetts – kinh đô của giáo dục Mỹ. Tại đây, cậu bé đã có được những bài học đầu tiên về trách nhiệm xã hội của một công dân Mỹ. Franklin chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thầy hiệu trưởng Endicott Peabody. Thầy giúp cậu thấm nhuần tinh thần “nghĩa vụ của người tín hữu Cơ Đốc là giúp đỡ người kém may mắn”. Thầy cũng khuyến khích Franklin tích cực tham gia và đóng góp sực lực nhỏ bé của mình cho các hoạt động cộng đồng.
Năm 1900, Franklin Roosevelt học tại Đại học Harvard như nhiều Tổng thống Mỹ khác. Tuy vậy, ông cũng không phải là một sinh viên nổi bật và tỏ ra không mấy yêu thích việc học hành theo kiểu mọt sách. Ông chỉ mất ba năm để có được tấm bằng cử nhân, và cũng từng giữ chức vụ biên tập cho tờ báo Havard Crimson. Trong thời gian này, người anh họ năm đời của Franklin là ông Theodore đắc cử Tổng thống. Với phong thái lãnh đạo cương quyết và lòng tâm huyết cho sự nghiệp cải cách xã hội Mỹ, vị Tổng thống này trở thành tấm gương sáng để Franklin học tập, noi theo.
Con đường đến với vị trí Tổng thống Mỹ của Franklin Roosevelt bước đầu là nhờ sự hậu thuẫn của Tổng thống tiền nhiệm – ông Theodore Roosevelt. Tuy nhiên, Franklin Roosevelt đã làm được một điều vô cùng đặc biệt trong lịch sử nước Mỹ, mà cho tới nay chưa có ai làm được, đó là đắc cử Tổng thống tới bốn lần. Các nhà phân tích đánh giá, Franklin làm được điều thần kỳ ấy là nhờ những hiểu biết xã hội sâu rộng tích luỹ từ khi còn nhỏ và năng lực lãnh đạo vượt trội được chứng tỏ và phát huy trong quãng thời gian làm việc tại Bộ Hải quân Hoa Kỳ. Ông cũng là một vị lãnh tụ kiêu hãnh và hết sức kiên cường. Năm 1921, ông từng bị chuẩn đoán mắc bệnh bại liệt. Căn bệnh quái ác khiến cơ thể ông kiệt quệ và không còn khả năng đi lại. Song ông đã quyết luyện tập với nạng sắt và gậy. Dù đau đớn nhưng ông luôn cố gắng đứng thẳng người trước các công dân Mỹ và không bao giờ để họ nhìn thấy chiếc xe lăn của mình.
Với tầm nhìn xa trông rộng và trí tuệ hơn người của một Tổng thống được toàn dân Mỹ tín nhiệm suốt bốn nhiệm kỳ liên tiếp, Franklin Roosevelt đã đưa quốc gia này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lịch sử. Ông chính là bằng chứng tiêu biểu cho những vĩ nhân của thế giới có sự nghiệp học hành không bó hẹp trong phạm vi trường học. Chính những trải nghiệm thực tế tích luỹ trên “trường đời” đã giúp ông hoàn thành sứ mệnh tổng thống của mình.
Barack Obama
- Tổng thống thứ 44 (Phục vụ từ: 20 tháng 1 năm 2009 – 20 tháng 1 năm 2017).
- Đảng chính trị: Dân chủ.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người.
Barack Obama sinh ngày 04/08/1961, là người Mỹ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ tổng thống Hoa Kỳ. Những sáng kiến của ông đã góp phần kích thích sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 và nhìn chung có mối quan hệ ngoại giao tích cực với quốc tế. Đồng thời ông cũng là người quan trọng thúc đẩy việc ban hành Đạo luật chăm sóc và bảo vệ bệnh nhân hợp túi tiền, Đạo luật Phục hồi, Đạo luật Giảm thuế và Tạo việc làm,…
Barack Obama cũng được biết đến là người yêu đọc sách và có những câu nói truyền cảm hứng như:
– “Nếu bạn đi đúng con đường và luôn luôn sẵn sàng bước tiếp, sớm muộn gì bạn cũng đạt được thành công”.
– “Không thể lượng thứ cho sự không cố gắng”.
– “Thay đổi chẳng bao giờ dễ dàng, nhưng điều đó luôn luôn khả thi”.
Ông được sinh ra trong gia đình có cha là người da đen gốc Phi, mẹ là người Mỹ trắng nên từ nhỏ ông đã quen với những định kiến về đa chủng tộc liên quan đến mình. Từ thuở thiếu thời, ông đã ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau. Từ năm 6 tuổi đến năm 10 tuổi, Obama chuyển đến thành phố Jakarta, nước Inđônêsia cùng mẹ và chồng sau là người nước Indonesia của bà. Sau đó, Barack Obama chuyển về Hawaii sống cùng ông bà ngoại tại nơi đã sinh ra. Nhờ vậy ông đã trải nghiệm đủ các nền văn hoá Châu Á, Âu, Phi, Mỹ.
Ông tốt nghiệp cử nhân quan hệ quốc tế tại Viện đại học Columbia vào năm 1983. Sau đó ông học lên Tiến Sĩ và thành công khi tốt nghiệp Trường Luật của đại học Havard, Mỹ. Trong thời gian đi học, ông được chọn làm biên tập cho tạp chí Havard Law Review và sau đó được bầu làm chủ tịch gây nhiều quan tâm. Bên cạnh đó ông còn tham gia nhiều hoạt động hướng về cộng đồng.
Năm 2004 ông trúng cử vào Thượng viện Hoa Kỳ, là thành viên cử đảng Dân chủ , là chủ tịch uỷ ban Y tế và dân sinh, thực hiện nhiều chương trình cho cộng đồng và được đánh giá là ứng viên sáng giá của đảng Dân chủ.-03/01/2005, Nhờ tuyên bố vang dội về một Hợp chủng quốc Hoa kì mới đã giúp Obama thành công và chính thức trở thành thượng nghị sĩ.
Ngày 20/1/2009, Barack Obama đã chiến thắng kinh ngạc, vượt qua đối thủ nặng kì là bà Hillary Clinton và chính thức trở thành vị tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ. Ông là vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ và thành công khi tái cử tại nhiệm kỳ tổng thống mỹ thứ 2 vào ngày 21/03/ 2013.
Cái hay nhất trong phong cách lãnh đạo của Barack Obama chính là ông luôn tạo niềm tin ở mọi người. Ông từng nói rằng làm tổng thống, được sai và nhận lỗi trước mặt mọi người là niềm vinh hạnh của ông. Obama luôn hoạt động để xua đi nhưng định kiến sai lệch về chủng tộc, đất nước.
Điểm đặc biệt của ông khác với các vị tổng thống trước đây chính là ông luôn biết cách mở rộng tầm ảnh hưởng. Ông khai thắc triệt để tiềm năng của các mạng truyền thông, đưa tiếng nói của mình đến người dân quốc tế.
George Washington
- Tổng thống thứ nhất (Phục vụ từ: 30 tháng 4, 1789 – 4 tháng 3, 1797).
- Đảng chính trị: Độc lập.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: khả năng quản lý kinh tế, đạo đức lãnh đạo và thành tựu trong nhiệm kỳ công tác.
George Washington sinh ngày 22/02/1732 và mất vào 14/12/1799. Với tư cách là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, Washington là “người khai quốc và là cha già của dân tộc”, ông cũng chính là nhà lãnh đạo tài ba trong cuộc chiến tranh cách mạng Mỹ và Anh. Trong suốt hai nhiệm kỳ, Washington đã thiết lập hệ thống quản lý Nội các (mặc dù, các thành viên Nội các của ông có quan điểm trái ngược nhau) mà các văn phòng vẫn tuân thủ cho đến ngày nay.
Những câu nói nổi tiếng lịch sử của George Washington chính là:
– “Một khi quyền tự do ngôn luận bị tước mất, thì chúng ta trở nên câm lặng và ngu ngốc, như chú cừu đang bị dẫn đến lò mổ”.
– “Tôi hy vọng mình có đủ kiên cường và đức hạnh và để giữ vững danh hiệu mà tôi khao khát nhất: người trung thực”.
– “Thà ở 1 mình còn hơn đi cùng kẻ xấu”.
George Washington sinh ra tại vùng làng quê Virginia yên bình, trong một gia đình khá giả với truyền thống nông nghiệp. Vào năm 16 tuổi, ông đã bắt đầu gia nhập vào công việc trắc địa và với tài năng và trí óc của mình thì 1 năm sau ông trở thành chuyên viên trong lĩnh vực này. Đến năm 20 tuổi, ông chuyển ngành sang gia nhập vào lực lượng dân tộc thuộc địa và tham gia cuộc chiến chống thực dân pháp và thổ dân một cách anh dũng. Sau thời gian chiến tranh, ông trở về quê nhà và tham gia vào một đồn điền do chính anh trai mình để lại.
Bước ngoặt đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của vị tổng thống này là kết hôn với một người phụ nữ vào năm 1759. Sau hôn nhân, với năng lực của chính bản thân mình, ông được bầu vào nghị viện của bang Virginia nơi ông sinh sống và dần dần thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Ông đã thể hiện rõ quan điểm phản đối người Anh đánh thuế Mỹ và trở thành người đứng đầu bang tiến hành xúc đẩy và ủng hộ việc hợp nhất thuộc địa nước Mỹ.
Tới năm 1775, ông đã được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh thuộc địa . Cũng trong năm này, ông đã thành lập lực lượng quân đội thuộc địa và xây dựng đội ngũ quân lính hùng mạnh và bắt đầu các chiến dịch lớn. Tiêu biểu là chiến thắng tại Saratoga trước người Pháp và giành được thành công thương lượng sự liên minh giữa hai lực lượng Pháp – Mỹ. Bắt đầu từ đây, cuộc đời của George Washington có những bước tiến quan trọng làm bước đệm tới giành quyền tổng thống Mỹ.
Năm 1787 ông chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ chủ tịch hội nghị Hiến Pháp và đã mang lại thành công vang dội cho nước Mỹ khi thông qua được bản hiến pháp trước toàn thể các bang.
Với những đóng góp to lớn thể hiện tài năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và khả năng thay đổi vận mệnh của toàn nước Mỹ. Năm 1789 George Washington chính thức được bầu làm vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ thời bấy giờ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Ông đảm nhiêm nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1789 đến năm 1797 (hai nhiệm kỳ tổng thống) và đã đóng góp vào quá trình xây dựng nền móng phồn thịnh cho nước Mỹ như ngày nay.
Woodrow Wilson
- Tổng thống thứ 28 (Phục vụ từ: 4 tháng 3 năm 1913 – 4 tháng 3 năm 1921).
- Đảng chính trị: Dân chủ.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Tầm nhìn.
Thomas Woodrow Wilson sinh ngày 28/12/1856, mất ngày 03/02/1924. Được biết đến với tư cách là nhà lãnh đạo của Phong trào Cấp tiến, Wilson đã ban hành nhiều cải cách trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, bao gồm luật thuế mới, cấm lao động trẻ em, các hoạt động kinh doanh bất chính và giới hạn 8 giờ làm việc 1 ngày với công nhân đường sắt. Bằng quyết định sáng suốt của mình, Wilson đã lãnh đạo và mang về nguồn lợi khổng lồ cho nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất. Ông có công lớn trong việc thành lập Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hợp Quốc.
Câu nói nổi tiếng của ông: “Chúng ta phải tin tưởng vào những điều chúng ta đã dạy con cái của mình”.
Thomas Woodrow Wilson sinh ra tại Staunton, bang Virginia. Cha ông là một mục sư của Giáo Hội Trưởng lão. Wilson lớn lên tại Georgia và South Caroline trong bối cảnh của cuộc Nội chiến Mỹ. Ông theo học ở trường Đại học Princeton và không lâu sau trở thành luật sư. Sau đó ông đạt được học vị tiến sĩ về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học John Hopkins.
Với một sự nghiệp học thuật thành công, Wilson trở thành chủ tịch Đại học Princeton từ năm 1902 đến 1910. Ông gây được sự chú ý từ những nỗ lực cải cách và được đảng Dân chủ bang New Jersey mời tranh cử chức thống đốc năm 1910. Thắng lợi trong cuộc tranh cử là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Wilson. Năm 1912, ông đại diện cho đảng Dân chủ đắc cử tổng thống.
Wilson đưa ra các chính sách đối nội, bao gồm cả Đạo luật Dự trữ Liên bang 1913 đặt ra khuôn khổ điều chỉnh hệ thống ngân hàng và nguồn cung ứng tiền tệ của Mỹ cho tới tận ngày nay. Wilson tìm cách giữ vững lập trường trung lập của Hoa Kỳ sau khi Thế chiến thứ nhất nổ ra. Năm 1916 ông tái đắc cử tổng thống với khẩu hiệu tranh cử: ‘Ông ấy tránh cho chúng ta một cuộc chiến’. Tuy nhiên khi người Đức thi hành chiến lược chiến tranh tàu ngầm không hạn chế dẫn tới việc đánh chìm các tàu chở hàng của Mỹ, Wilson buộc phải đưa Mỹ tham chiến vào tháng 4 năm 1917.
Tháng 1 năm 1918, trong bài phát biểu trước Quốc hội, Wilson trình bày chương trình Mười bốn điểm, nêu rõ quan điểm rằng cần phải thiết lập nền tảng dàn xếp hòa bình ở Châu Âu. Ông tham dự các cuộc đàm phán hòa bình ở Versailles để thúc đẩy chương trình này, nhưng các hiệp định được ký lại không đáp ứng được mong đợi của ông. Wilson quay trở lại Mỹ và cố gắng đấu tranh để Mỹ phê chuẩn Hiệp ước Versailles và ủng hộ sự thành lập Hội Quốc Liên, nhưng mọi cố gắng đều vô nghĩa. Năm 1919, ông được trao giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực lập nên Hội Quốc Liên.
Dwight D. Eisenhower
- Tổng thống thứ 34 (Phục vụ từ: 20 tháng 1 năm 1953 – 20 tháng 1 năm 1961).
- Đảng chính trị: Đảng Cộng hòa.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Đạo đức lãnh đạo.
Dwight D.Eisenhower sinh ngày 14/10/1890 và mất vào 28/03/1969. Là một tướng chỉ huy Quân đội trong Thế chiến II, ông đã áp dụng bí quyết của mình trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại lên chức vụ tổng thống. Ông là người mở ra hàng loạt các chương trình an sinh xã hội và lập nên các cơ quan mới như Giáo dục và Phúc lợi, Bộ Y tế, thành lập NASA và ký đạo luật xây dựng Hệ thống Xa lộ Liên tiểu bang.*
Những câu nói nổi tiếng của Dwight D.Eisenhower là:
– “Thành công là một cuộc hành trình, không phải là đích đến”.
– “Hãy tập trung vào những thành công nho nhỏ, bạn sẽ đạt được thành công lớn”.
Dwight D. Eisenhower sinh ra tại Denison, Texas, lớn lên ở Abilene, bang Kansas. Ông là người con thứ 3 trong gia đình nghèo có 7 người con trai. Eisenhower tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ vào năm 1915 với quân hàm thiếu úy.
Thế chiến I kết thúc, ông được cử đi học Trường Sĩ quan Chỉ huy tại Trại Fort Leavenworth, Kansas. Sau khi tốt nghiệp, Eisenhower được bổ nhiệm làm phụ tá cho tướng John J.Pershing, chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu trong Thế chiến I. Sau đó, ông được điều động làm sĩ quan điều hành giúp việc cho tướng George V. Mosely, Trợ lý Bộ trưởng Chiến tranh, từ năm 1929 đến tháng 2/1933.
Năm 1948, tướng Eisenhower rời nhiệm sở làm Chủ tịch Đại học Columbia. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, Tổng thống Harry S.Truman yêu cầu ông làm Tổng tư lệnh tối cao Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ở cương vị này, Eisenhower đã làm việc để tạo ra một tổ chức quân sự thống nhất có thể chống lại các mối đe dọa trên toàn cầu.
Năm 1952, đảng Cộng hòa thuyết phục ông tranh cử tổng thống. Tại hội nghị toàn quốc của đảng vào tháng 7/1952, Eisenhower được chọn làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên. Chiến dịch tranh cử của ông nổi tiếng với câu khẩu hiệu “I Like Ike”. Với sự trợ giúp của Thượng nghị sĩ Richard M.Nixon, Eisenhower đánh bại đối thủ Adlai Stevenson của đảng Dân chủ để trở thành tổng thống thứ 34 của Mỹ từ năm 1953.
4 năm sau đó, Eisenhower một lần nữa đánh bại đối thủ Adlai Stevenson để tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống, Eisenhower đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, cải cách an sinh xã hội.
Theodore Roosevelt
- Tổng thống thứ 26 (Phục vụ từ: 14 tháng 9 năm 1901 – 4 tháng 3 năm 1909).
- Đảng chính trị: Đảng Cộng hòa.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Quản lý kinh tế, đạo đức lãnh đạo, thành tựu trong nhiệm kỳ công tác.
Theodore Roosevelt sinh ngày 27/10/1858, mất ngày 6/1/1919. Được bầu ở tuổi 42, ông là là vị tổng thống trẻ tuổi nhất nhậm chức. Roosevelt thực hiện các quy định nhằm hạn chế quyền lực của các tập đoàn lớn như Standard Oil và các tuyến đường sắt của quốc gia. Ông cũng tăng cường bảo vệ người tiêu dùng với Đạo luật Thực phẩm và Dược phẩm Nguyên chất, đạo luật đã khai sinh ra Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hiện đại, đồng thời xây dựng các công viên quốc gia đầu tiên. Roosevelt theo đuổi chính sách đối ngoại tích cực, ông tạo điều kiện cho Panama ly khai khỏi Colombia để bắt đầu xây dựng kênh đào Panama.
Ông có công lớn trong cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh Nga – Nhật với những câu nói nổi tiếng:
– “Không có sự ngẫu nhiên nào trên thương trường chính trị”.
– “Những điều xinh đẹp nhất trên thế giới này đều không thể nhìn thấy và thậm chí cũng không sờ thấy được, chúng chỉ có thể được cảm nhận bằng trái tim”.
Theodore Roosevelt là con trai của một doanh nhân giàu có. Năm 1876, ông theo học tại Đại học Harvard và sau đó là Trường Luật Columbia. Năm 1881 ông rời trường để chạy đua giành một ghế trong hội đồng lập pháp tiểu bang New York. Ông đắc cử với tư cách đại diện cho Đảng Cộng hòa và tái đắc cử thêm hai lần nữa, là người đứng đầu phe Cộng hòa. Từ năm 1884, ông dành hai năm sống tại trang trại chăn nuôi gia súc ở Dakota. Ông trở thành một nhà văn, tác giả của bốn tập sách lịch sử về sự mở rộng lãnh thổ sang hướng tây của Hoa Kỳ (xuất bản 1889-1896).
Năm 1889, Tổng thống Benjamin Harrison thuộc Đảng Cộng hòa bổ nhiệm ông làm thành viên của Ủy ban Công chức Hoa Kỳ. Năm 1895, Roosevelt trở thành người đứng đầu ủy ban cảnh sát thành phố New York. Năm sau đó, ông được Tổng thống William McKinley thuộc Đảng Cộng hòa chỉ định làm thứ trưởng bộ hải quân. Roosevelt ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển sức mạnh hải quân Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện của nước này trên thế giới. Trong Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, Roosevelt giữ chức đại tá chỉ huy trung đoàn ‘Những kỵ sĩ quả cảm’ (Rough Rider Regiment).
Năm 1898, Roosevelt đắc cử chức thống đốc New York, và đến năm 1900 ông trở thành phó tổng thống dưới thời McKinley. Tháng 9/1901, McKinley bị ám sát và Roosevelt lên làm tổng thống. Ông chính thức đắc cử tổng thống vào năm 1904. Nhiệm kỳ của ông nổi bật với việc áp dụng những cải cách chống độc quyền nhằm hạn chế quyền hạn của các tập đoàn lớn. Hơn nữa, ông là người cho xây dựng công viên quốc gia đầu tiên ở bang Florida năm 1903, và tượng đài quốc gia đầu tiên ở Wyoming năm 1906.
Về đối ngoại, Roosevelt tuyên bố Hoa Kỳ nên ‘nói mềm mỏng và cầm theo cây gậy lớn.’ Ông tin rằng an ninh của Mỹ sẽ được củng cố khi các nước khác biết rằng Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích của mình khi đối mặt với mối đe dọa chiến tranh. Việc chuẩn theo Học thuyết Monroe[1] đã ngăn chặn việc thiết lập các căn cứ quân sự ngoài nước ở vùng Caribe, đồng thời tự trao cho riêng Mỹ quyền được can thiệp vào các nước Mỹ Latinh. Roosevelt cũng ủng hộ việc xây dựng Kênh đào Panama. Năm 1906, ông được trao giải Nobel Hòa Bình do đã đóng vai trò lớn chấm dứt cuộc chiến Nga – Nhật.
Roosevelt rời khỏi nhiệm sở năm 1908. Năm 1912, ông tranh cử Tổng thống lần nữa chống lại người kế nhiệm ông, William Taft, người có những chính sách mà ông cực lực phản đối. Vị trí ứng viên của Roosevelt đã chia rẽ phiếu bầu của Đảng Cộng hòa và giúp cho ứng viên của Đảng Dân chủ Woodrow Wilson đắc cử tổng thống. Biệt danh của ông – ‘Teddy’ – được đặt cho những chú gấu teddy.
John F. Kennedy
- Tổng thống thứ 35 (Phục vụ từ: 20 tháng 1 năm 1961 – 22 tháng 11 năm 1963).
- Đảng chính trị: Dân chủ.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Thuyết phục công chúng.
John F. Kennedy sinh ngày 29/05/1917, mất ngày 22/11/1963. Ông đã thực hiện các biện pháp quân sự để ngăn chặn Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân toàn diện. Thiết lập chính sách Biên giới mới trong đối nội, bao gồm cải cách thuế, sửa đổi tích cực về lao động và giáo dục, cũng như thúc đẩy các quyền công dân luật pháp. Tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ từng phát biểu: “Hỡi những người dân Mỹ của tôi, đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc của mình” trong lễ nhậm chức. Dù nhiệm kỳ ngắn ngủi do bị ám sát và không thông qua bất cứ đạo luật nào nhưng ông vẫn là một trong các các tổng thống được người dân yêu thích nhất.
Những câu nói bất hủ của John F. Kennedy:
– “Con người có thể chết, một quốc gia có thể hưng thịnh hoặc suy vong, nhưng ý tưởng sẽ mãi trường tồn”.
– “Thay đổi là quy luật của cuộc sống. Những người chỉ nhìn vào hiện tại hoặc quá khứ chắc chắn sẽ đánh mất tương lai”.
John Fitzgerald Kennedy sinh ra tại Massachusetts trong một gia đình Mỹ gốc Ireland giàu có và có truyền thống chính trị. Ông theo học và tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1940. Sau khi phục vụ trong hải quân tại chiến trường Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai, được người cha nhiều tham vọng Joseph khích lệ, năm 1946 ông trở về và bắt đầu tham gia chính trường. Ông giành được một ghế ở Hạ viện cho đảng Dân chủ. Năm 1952, ông được bầu vào Thượng viện Mỹ.
Năm 1960, Kennedy giành được vị trí đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống và ông đã đánh bại Richard Nixon trong cuộc bầu cử năm ấy. Ở tuổi 43, ông là tổng thống trẻ nhất của Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nguyên thủ đầu tiên của nước này theo Công giáo. Ông thể hiện bản thân là một tổng thống trẻ tuổi đại diện cho thế hệ mới. Vợ của ông, Jacqueline Bouvier (tên thân mật là Jackie), góp phần tạo thêm sức quyến rũ cho hình ảnh hai vợ chồng tổng thống, dẫu rằng về sau chuyện Kennedy ngoại tình cũng bị tiết lộ.
Những năm Kennedy nắm quyền ghi đậm dấu ấn những căng thẳng của Chiến tranh Lạnh trong quan hệ ngoại giao, cùng với cam kết tiến hành những cải cách trong nước – phần lớn nhằm mở rộng quyền công dân cho người Mỹ gốc Phi.
Kennedy kế thừa một kế hoạch được vạch ra từ thời tổng thống tiền nhiệm Eisenhower: hỗ trợ những người Cuba chống cộng lưu vong ở Mỹ xâm lược Cuba và lật đổ chính quyền Fidel Castro. Tháng 4/1961, cuộc xâm lăng ‘Vịnh Con Lợn’ thất bại. Theo 1 số sử gia, sự kiện này khiến Liên Xô cho rằng Kennedy là một lãnh đạo yếu kém, và rằng họ có thể dễ dàng lắp đặt vũ khí hạt nhân ở Cuba năm 1962. Sau đó cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra. Sự bế tắc suốt mười ba ngày đã đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, trước khi lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev quyết định rút vũ khí và danh tiếng của Kennedy được khôi phục.
Về đối nội, Kennedy chỉ đạo thi hành xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc tại Đại học Mississippi năm 1962, và tiếp đó là Đại học Alabama năm 1963 – bất chấp chính quyền cả hai bang đều phản đối chính sách này. Tuy nhiên, nhiều đạo luật quan trọng về quyền công dân không được thông qua cho đến nhiệm kỳ của Lyndon Johnson (1963-1969) – Phó Tổng thống và là người kế nhiệm vị trí tổng thống sau khi Kennedy bị ám sát.
Thomas Jefferson
- Tổng thống thứ 3 (Phục vụ từ: 4 tháng 3 năm 1801 – 4 tháng 3 năm 1809).
- Đảng chính trị: Dân chủ-Cộng hòa.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Quan hệ với quốc hội và tầm nhìn.
Thomas Jefferson sinh ngày 13/04/1743, mất ngày 04/07/1826. Ông là người sáng lập ra Đảng Dân chủ – Cộng hòa Hoa Kỳ và cũng là tác giả của bản Tuyên Ngôn Độc Lập lừng danh và dự thảo luật quyền tự do tôn giáo. Thành tựu lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Jefferson là thương vụ mua Louisiana với Pháp, làm tăng gấp đôi diện tích nước Mỹ, bao gồm 15 bang hiện nay, tạo tiền đề cho quá trình mở rộng lãnh thổ Mỹ về phía Tây.
Vị tổng thống vĩ đại của nước Mỹ có câu nói nổi tiếng:
– “Với xu hướng, hãy bơi theo dòng. Với nguyên tắc sống, hãy vững như bàn thạch”.
– “Lòng trung thực là chương đầu tiên của cuốn sách trí tuệ”.
– “Hãy lịch sự với tất cả, nhưng chỉ thân mật với ít người”.
Ông sinh ra tại Shadwell, bang Virginia, lúc đó còn là vùng biên giới hoang vu, trong một gia đình kĩ sư gốc Anh.Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà, rồi sau đó vào trường Đại học William & Mary (1760–1762). Năm 23 tuổi, ông trở thành luật sư. Bảy năm sau, ông thôi hành nghề với một tài sản kha khá và với mối ác cảm sâu sắc về giới luật sư, rồi sống cuộc sống của một nhà quý tộc nông thôn độc lập. Tuy nhiên, sự quan tâm đến các vấn đề xã hội của Jefferson không cho phép ông hưởng thú ẩn dật. Ông được cử làm thành viên Viện đại biểu bang Virginia, và khi các vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, ông đóng vai trò tích cực ngày càng tăng trong phong trào đấu tranh giành độc lập.
Những kiến nghị của Jefferson trong đoàn đại biểu Virginia với Hội nghị lục địa được công bố trong quyển sách nhỏ tựa đề “Quan điểm tóm tắt về các quyền của nước Mỹ”, đã đưa ông lên vị trí của một trong những nhà lãnh đạo cách mạng hàng đầu. Ông được cử làm công tác đặc biệt ở Anh, và tại Mỹ ông được các cộng sự chọn để dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Từ bỏ ghế đại biểu ở Quốc hội, Jefferson quay ra quan tâm đến việc xây dựng một bản hiến pháp cho quê hương Virginia. Nhiều tư tưởng của ông tập trung trong văn kiện đó, và nhiều ý tưởng khác được thể hiện trong các đạo luật ban hành những năm sau đấy. Năm 1779, Jefferson được bầu làm thống đốc bang Virginia và giữ chức vụ này cho đến năm 1781. Năm 1783, trở lại tham gia Quốc hội một lần nữa, ông đứng đầu ủy ban được cử ra để xem xét hiệp ước hòa bình với Anh. Năm kế ông được cử làm công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ non trẻ ở Pháp và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Từ năm 1789, với tư cách là ngoại trưởng Mỹ trong nội các của Tổng thống George Washington, ông đã công bố tư tưởng dân chủ mà dựa vào đó Đảng Dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng, điều này đã đưa đến việc Jefferson đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1800. Sau 2 nhiệm kì, ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập trường Đại học Virginia, được ông xem là một trong những công trình quan trọng nhất của mình.
Jefferson mất ở Monticello, gần Charlottesville, tại căn nhà tự ông xây cất, cùng 1 ngày với John Adams, hưởng thọ 83 tuổi. Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ: “Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia”
Ronald Reagan
- Tổng thống thứ 40 (Phục vụ từ: 20 tháng 1 năm 1981 – 20 tháng 1 năm 1989).
- Đảng chính trị: Đảng Cộng hòa.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Thuyết phục công chúng.
Ronald Reagan sinh ngày 06/02/1911, mất ngày 05/06/2004. Ông có công rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm thiểu chi tiêu của chính phủ và củng cố lực lượng phòng thủ quốc gia. Thuyết kinh tế của Reagan, được gọi là Reaganomics. Ông đã thực hiện những cải cách lớn về thuế thông qua hai luật liên bang khác nhau: Đạo luật Thuế Phục hồi Kinh tế năm 1981 và Đạo luật Cải cách Thuế năm 1986. Dưới thời Reagan, Hoa Kỳ đã trải qua thời kỳ thịnh vượng kinh tế dài nhất trong thời kỳ hòa bình và ông đã có những bước đi tích cực hướng tới hòa bình khi Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc.
Những phát biểu nổi tiếng của ông là:
“Tôi và bạn đều biết hòa bình dù có đẹp cách mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu nó được mua với cái giá gông cùm và nô lệ”.
– “Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau”.
– “Tôi và bạn đều biết hòa bình dù có đẹp cách mấy cũng không có ý nghĩa gì nếu nó được mua với cái giá gông cùm và nô lệ”.
Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông Ronald Reagan đã vươn lên đến địa vị cao nhất nước Mỹ, trở thành một trong những tổng thống được dân chúng mến yêu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông sinh ra tại thị trấn miền trung tây Tampico, bang Illinois. Thân phụ ông là một người nghiện rượu thường đưa gia đình lang thang dọn từ nơi này sang nơi khác để tìm việc làm khá hơn. Khi được 9 tuổi, gia đình ông cuối cùng đã đến lập cư tại Dixon, bang Illinois, nơi mà ông Reagan coi là quê hương của ông.
Tại đây ông đã ứng cử trở thành trưởng ban đại diện học sinh của trường trung học trong thị trấn. Sau khi tốt nghiệp đại học Eureka năm 1932, ông Reagan bước vào nghề truyền thông, lúc đầu là người điều khiển chương trình phát thanh, sau đó ông trở thành một diễn viên điện ảnh tại Hollywood.
Ông đã xuất hiện trong hơn 50 cuốn phim, cuốn phim khá nổi tiếng của ông tựa đề “ Knute Reckne, All American” dược thực hiện năm 1940. Sau đó ông đổi sang truyền hình, phụ trách chương trình có tên là “ General Electric Theater.”
Nhưng dần dà diễn xuất và trình diễn đã nhường chỗ cho sự chú tâm của ông đến các vấn đề chính trị. Khi giữ chức vụ chủ tịch Hiệp Hội Diễn Viên Màn Bạc, vì thiếu thiện cảm, ông đã bắt đầu chống đối mạnh chủ nghĩa cộng sản. Và những người bảo thủ trong đảng Cộng Hòa bắt đầu chú ý đến sự đáp ứng của công chúng đối với những lời chỉ trích của ông nhắm vào những chương trình chi tiêu lớn của chính phủ.
Với sự ủng hộ của các thành viên đảng Cộng Hòa, ông Reagan đã ứng cử thống đốc bang California năm 1966 và đã thắng cử. Ông đã tái đắc cử năm 1970. Mười năm sau ông đã trở thành vị tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, thắng lần đầu trong liên tiếp 2 cuộc bầu cử với đa số áp đảo. Trong 8 năm ngồi tại tòa Bạch Ốc, tổng thống Reagan đã giúp hoạch định và thực hiện những thay đổi lớn lao và lâu dài cho cả chính trường Hoa Kỳ lẫn bản đồ chính trị châu Âu.
Chương trình làm việc bảo thủ của tổng thống và sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng đã giúp chuyển đổi đảng Cộng Hòa, giúp đảng này chiếm lại thế quân bình với đảng Dân Chủ. Cử tri Mỹ đáp ứng lời kêu gọi của ông để thành lập một quân đội hùng mạnh hơn và cắt giảm thuế, ngay cả khi mà mức thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới mức kỷ lục kể từ trước đến lúc đó.
Lyndon B. Johnson
- Tổng thống thứ 36 (Phục vụ từ: 22 tháng 11 năm 1963 – 20 tháng 1, 1969).
- Đảng chính trị: Dân chủ.
- Tiêu chí được xếp hạng cao nhất: Quan hệ với quốc hội.
Lyndon Baines Johnson sinh ngày 27/08/1908, mất ngày 22/01/1973. Năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, tổng thống Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông, giúp hàng triệu người Mỹ thoát khỏi sự nghèo đói. Dưới sự lãnh đạo của Johnson, Quốc Hội đã ban hành các đạo luật sâu rộng trong các lĩnh vực dân quyền, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và môi trường. Thông điệp Liên bang năm 1965 đã trở thành nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt đạo luật liên quan Chăm sóc Sức khỏe, Quyền Bỏ phiếu, Dân quyền, cũng như việc thành lập Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị và Hội nghị Nhà Trắng về Vẻ đẹp Thiên nhiên. Ông cũng chỉ đạo chương trình không gian đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào năm 1969.*
Một trong những câu nói nổi tiếng của Lyndon Baines Johnson: “Tôi không bao giờ tin bất kì ai trừ khi đã nắm được “điểm yếu” của họ trong tay”.
Lyndon Baines Johnsonsinh ra trong một trang trại gần Stonewall, Texas. Chàng trai thô lỗ, bộc trực ấy lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo khó và đã từng theo học một trường đại học sư phạm trước khi bước chân vào chính trường.
Năm 1937, Johnson giành được một ghế trong Hạ viện. Thời gian làm việc trong chính phủ của ông bị gián đoạn bởi Thế chiến II, khi ông quyết định tham gia Hải quân và giành được Huân chương Sao Bạc (Sliver Star) vì đã dũng cảm chiến đấu ở Nam Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, ông tiếp tục một vài nhiệm kỳ tại Hạ viện trước khi được bầu vào Thượng viện năm 1948.
Ông trở thành Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện năm 1953. Một năm sau, khi Đảng Dân chủ lên kiểm soát Quốc Hội, Johnson trở thành Lãnh đạo Đa số tại Thượng viện và vào năm 1960, John F. Kennedy (JFK) đã chọn Johnson tham gia liên danh tranh cử của mình. Năm 1963, Johnson bất ngờ nhậm chức Tổng thống khi JFK bị ám sát ở Dallas, Texas. LBJ đã tuyên thệ nhậm chức trên chuyên cơ Air Force One, bên cạnh một Jacqueline Kennedy suy sụp đau khổ, vào ngày 22/11/1963.
Khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ đáng lẽ là của Kennedy, Johnson đã cố gắng thông qua một đạo luật mà ông cho rằng sẽ biến nước Mỹ thành một “Xã hội Vĩ đại” (Great Society). Năm 1964, người Mỹ chính thức bầu Johnson vào vị trí Tổng thống với tỷ lệ phiếu cao nhất trong lịch sử nước này. Johnson đã sử dụng nhiệm vụ này để thúc đẩy những cải tiến mà ông tin rằng sẽ tốt hơn cho lối sống của người Mỹ.
Dưới thời Johnson, Quốc Hội đã ban hành luật pháp sâu rộng trong các lĩnh vực dân quyền, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và môi trường. Trong Thông điệp Liên bang vào ngày 04/01/1965, Johnson đã trình bày chương trình nghị sự nhằm chống lại sự suy đồi của thành thị, nghèo đói và phân biệt chủng tộc. Ông đã thúc đẩy việc tạo ra các đạo luật liên quan đến Chăm sóc Sức khỏe (Medicare/Medicaid, Head Start,) đến Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act), Dân quyền (Civil Rights Act), cũng như việc thành lập Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị (Department of Housing and Urban Development) và Hội nghị Nhà Trắng về Vẻ đẹp Thiên nhiên (White House Conference on Natural Beauty).
Ông cũng đã ký ban hành Đạo luật Quốc gia về Nghệ thuật và Nhân văn (National Foundation of the Arts and Humanities Act), làm cơ sở cho Quỹ Quốc gia về Nghệ thuật và Quỹ Quốc gia về Nhân văn (National Endowment for the Arts/National Endowment for the Humanities). Thông qua Đạo luật Cơ hội Kinh tế (Economic Opportunity Act), Johnson đã chiến đấu trong “Cuộc chiến chống Đói nghèo” (War on Poverty) bằng cách thực hiện các cải tiến giáo dục mầm non và các chính sách việc làm công bằng. Johnson cũng là một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc bảo tồn và đề xuất tạo ra một “di sản xanh” (green legay) thông qua việc bảo tồn các công viên tự nhiên, các không gian mở và đường bờ biển, đồng thời xây dựng các công viên đô thị mới. Ngoài ra, ông còn đẩy mạnh nghiên cứu và ban hành nhiều đạo luật về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí và nước.
Johnson đã đạt được nhiều mục tiêu của mình, dù vẫn cắt giảm mức thuế, 1 số chương trình của ông vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, theo nhiều cách, di sản “Xã hội Vĩ đại của Johnson đã bị lu mờ bởi việc ông lựa chọn đưa một lượng lớn lính Mỹ tham gia Chiến tranh Việt Nam. Năm 1968, LBJ tuyên bố sẽ không tái tranh cử Tổng thống và ứng viên Đảng Cộng hòa Richard Nixon trở thành người kế nhiệm ông, phần lớn nhờ vào lời hứa rút quân lính Mỹ ra khỏi Việt Nam.
Có thể bạn thích: