Việc chuẩn bị đón thiên thần nhỏ khiến các bậc phụ huynh lo lắng, bối rối. Vậy phải làm thế nào? 10 việc dưới đây sẽ giúp bố mẹ giảm áp lực, yên tâm để chào đón bé yêu của mình
Hát và trò chuyện với con
Bạn nên cùng ông xã hát và trò chuyện với con khi bé còn đang trong bụng mẹ. Đây là cách tốt nhất để kết nối với con trước khi sinh. Nếu ông xã của bạn ngại, bạn có thể yêu anh ấy đọc một cuốn sách hay chơi một vài bản nhạc vui nhộn.
Ngủ đủ giấc
Mẹ bầu nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe trước và sau sinh sản. Đây là một trong những việc quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi bước vào “cuộc chiến”.
Chuẩn bị túi đựng đồ đi sinh
Đây là việc nên được ưu tiên hàng đầu trong số những việc cần làm trước khi sinh.
– Bạn cần kiểm tra các giấy tờ liên quan đến y tế như giấy chuyển viện, sổ khám thai kèm các kết quả siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ, bảo hiểm y tế và cả bản sao chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu đã công chứng.
– Không thể thiếu quần áo cho mẹ và bé, khăn quấn, khăn giấy ướt, miếng lót sơ sinh, băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa, máy vắt sữa ( nếu mẹ có ý định vắt sữa bằng máy)trong túi đồ sinh để. Đây là những vật dụng dùng cho những ngày đầu tiên của bé cùng quần áo và băng vệ sinh cho mẹ, miếng lót thấm sữa….
– Bỏ ít thức ăn như trái cây, bánh kẹo, nước uống….vào túi đồ để bổ sung năng lượng trong thời gian chuyển dạ.
– Những vật dụng nhỏ nhặt như đồ sạc điện thoại cũng đừng bỏ qua nhé!
Tìm người chăm sóc cho mẹ và bé sau khi sinh
Trong 2 tuần đầu sau sinh, bạn còn khá mệt mỏi, cơ thể chưa được phục hồi. Trong thời gian này bé lại cần được chăm sóc và bú mẹ rất nhiều.
Nếu không có người đỡ đần, bạn sẽ rất vất vả và căng thẳng, sẽ dẫn đến stress. Việc tìm người giúp đỡ là một trong những bước chuẩn bị trước khi sinh quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Nếu không có ông bà nội ngoại gần bên, mẹ bầu nên tìm người giúp việc và nên bắt đầu tìm từ vài tháng trước khi vượt cạn Tìm người giúp trông trẻ càng sớm, bạn sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Bạn có thể nhờ bạn bè, người quen giới thiệu để tìm được người giúp việc đáng tin cậy nhé!
Chuẩn bị phòng ngủ cho bé
Đừng quên chuẩn bị một chiếc nôi nếu 2 bạn muốn cho con ngủ riêng từ nhỏ và nghĩ xem sẽ đặt ở đâu trong phòng ngủ. Nếu nếu bạn muốn ngủ cùng con, hãy kiểm tra giường, nệm đã đủ lớn chưa, có cần miếng chông thấm không và cần chuẩn bị bao nhiêu bao nhiêu đồ cho bé.
Chuẩn bị tâm lí
Các bà mẹ tương lai luôn phải sẵn sàng đối mặt với các tình huống có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng khi bạn đưa bé về nhà thì những việc ngoài tầm kiểm soát của bạn sẽ xuất hiện. Nhiều mẹ thấy khó khăn, căng thẳng sau khi sinh con là vì đó là lần đầu tiên họ không kiểm soát được cuộc sống của mình.
Ngoài tâm lý, bạn cũng cần luyện tập thường xuyên để có một sức khỏe tốt và nguồn năng lượng dồi dào để sẵn sàng cho những khó khăn khi chăm sóc bé.
Đặc biệt, sau khi sinh con, bạn sẽ nhận ra hầu hết mọi thứ không diễn ra đúng như mong đợi của mình. Hãy nhìn vào khía cạnh tích cực của vấn đề, bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái dù việc chăm con thật vất vả.
Tham gia một lớp học tiền sản
Các chuyên gia y khoa khuyên các mẹ nên tham gia một lớp học tiền sản. Vì lớp học này sẽ trang bị đầy đủ kiến thức mà một thai phụ cần như :
– Kiến thức cơ bản về chuyển dạ, phương pháp đẻ thường với đẻ mổ.
– Họ sẽ cho mẹ về những chuẩn bị về mặt thể chất, tinh thần cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc chào đón một em bé sơ sinh trong cuộc sống của các cặp đôi.
– Một số hướng dẫn về cách thở, cách rặn đẻ,… để giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng.
– Cách làm quen với bé sơ sinh, chăm sóc bé lúc mới sinh (dinh dưỡng, , các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, cách vệ sinh cho bé..).
– Kiến thức về chăm sóc sản phụ sau khi sinh (vệ sinh, dinh dưỡng, tâm lý…).
Soạn đồ đạc cẩn thận để nhập viện
Kiểm tra lại xem đồ của mẹ và bé đã đủ chưa, nếu thiếu thì hãy nhờ người thân đi mua ngay, tránh trường hợp để đến khi cần mới đi mua.
Bạn muốn con mặc bộ đồ nào đầu tiên khi chào đời, hãy để lên trên cùng vali, đồ xuất viện khi trở về nhà bạn nên để dưới cùng để không phải mất thời gian tìm kiếm.
Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ hành chính: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, bảo hiểm y tế – xã hội, giấy kiểm tra nhóm máu. Đây là những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục tại nhà hộ sinh.
Tạo một danh sách liên lạc
Việc tạo một danh sách liên lạc để gọi khi khẩn cấp và luôn mang theo bên mình phòng trường hợp mẹ chuyển dạ mà không có chồng hay người thân bên cạnh. Bạn nên cho họ biết đầy đủ các thông tin về bảo hiểm, y tế của bạn trong trường hợp họ cần phải kê khai chi tiết những điều này khi đưa bạn đi sinh.
Thư giãn tinh thần
Tâm lí của mẹ bầu khi ngày sinh đang đến gần thường hồi hộp, lo lắng. Những điều này đều không tốt cho mẹ và bé. Thay vào đó, hãy tạo cho mình cảm giác thoải mái, cố gắng tận hưởng những ngày tự do cuối cùng trước khi có sự xuất hiện của em bé.
– Mẹ có thể đọc sách, xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc mà bạn yêu thích.
– Đi massage hay đơn giản là ngủ để tinh thần và thể chất được thoải mái trước khi sinh.
– Nếu cảm thấy lo lắng bạn hãy nói chuyện với chồng. Để anh ấy hiểu và chia sẻ với bạn.
– Tập thể dục nhẹ, đi dạo cùng người thân không những giúp rèn luyện sức khỏe mà còn giúp tâm trạng thoải mái trước khi lâm bồn.
– Cuối cùng là chiều chuộng bản thân hết mức có thể nhé vì không biết đến khi nào bạn mới có được khoảng thời gian tự do như thế nữa đâu.
Có thể bạn thích: