Liên Minh Huyền Thoại (gọi tắt là LMHT) đã bước sang mùa thứ 7, với hàng loạt những thay đổi mới mẻ và những chỉnh sửa đến từ Riot. Với số lượng tướng lên đến 134, cách phân loại và sử dụng tướng của game thủ cũng không còn giống như các mùa trước nữa. Hãy cùng đến với cách phân loại tướng ở mùa giải thứ 7 mà Riot chia sẻ với game thủ.
Nhóm Tanker – Tướng đỡ đòn truyền thống
Tướng đỡ đòn truyền thống hay còn gọi là Vanguard – tiên phong là những vị tướng có thể chịu đựng cực nhiều sát thương trong giao tranh, có các kĩ năng để bắt Ad/Ap đối phương nhưng lượng sát thương gây ra không đáng kể. Những tướng này thường sẽ lao vào giao tranh đầu tiên để hút kĩ năng và sát thương của đối phương, tạo khoảng trống cho tướng sát thủ đội mình băng vào giao tranh và Ad/Ap có thời gian để gây sát thương.
Ở mùa giải thứ 7, những tướng thuộc nhóm này tiêu biểu như: Malphite, Amumu, Leona, Zac, Rammus, Gragas, Gnar (ở dạng khổng lồ), Sejuani, Rek’sai, Sion, Nautilus, Skarner.
Nhóm Mage – Tướng pháp sư dồn sát thương
Tướng pháp sư dồn sát thương – Burst Mage, thuộc về nhóm tướng Mage, có khả năng ám sát không thua kém gì Assassin chỉ thay bằng sát thương phép. Có thể cho đối phương bốc hơi trong “1 nốt nhạc” kèm theo những hiệu ứng khống chế rất khó chịu, những tướng này thường được sử dụng bởi những người chơi có kĩ năng cá nhân cao. Điểm yếu của những tướng Burst Mage là bộ kĩ năng thường dành cho mục tiêu đơn lẻ, kèm theo đó là sự mỏng manh và khá dễ chết nếu bị bắt.
Những tướng Burst Mage tiêu biểu: Veigar, Syndra, Annie, Twisted Fate, Lux, Viktor, Ahri.
Nhóm Distinct Playstyle – Tướng có lối chơi đặc trưng
Distinct Playstyle – những tướng có lối chơi đặc trưng là những tướng có bộ kĩ năng khá “dị” trong LMHT, không giống với bất kì nhóm tướng nào. Nhóm này bao gồm các tướng thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng có lối chơi đặc biệt hơn. Có thể kể đến như Cho’Gath là một Vanguard khá dị với lối chơi “nuốt để tăng máu và kích thước”. Singed với lối đánh “chặn lính sau trụ”, chấp nhận feed ban đầu hoặc Ivern với bộ kỹ năng “siêu dị”: tạo bụi, gọi đệ…
Những tướng Distinct Playstyle tiêu biểu ở mùa 7: Ivern, Singed, Cho’Gath, Fiddlesticks, Kennen, Urgot.
Nhóm Marksmen – Tướng xạ thủ
Marksmen – tướng xạ thủ, hay còn gọi dân dã là Ad (Attack Damage) gồm tất cả những vị tướng gây sát thương vật lý tầm xa theo thời gian. Đặc trưng của những tướng này là cần một khoảng thời gian phát triển nhất định để gia tăng lượng sát thương lên đối phương, thường là 10 – 15 phút. Nhóm tướng này khá hỗn tạp, bao gồm nhiều thể loại như cấu rỉa (Ezreal, Ashe), gây sát thương đơn lẻ mạnh (Lucian, Tristana, Quinn, Caitlyn, Vayne), gây sát thương nhiều mục tiêu (Twitch, Graves, Kayle, Kindred)… Điểm chung của Marksmen là khá mỏng manh, không có kĩ năng chạy trốn và cần Enchanter, Warden bảo vệ để có thể sống sót gây sát thương theo thời gian trong giao tranh. Marksmen là mục tiêu tấn công hàng đầu của Assassin, Burst Mage, Juggernaut.
Các tướng Marksmen tiêu biểu: Caitlyn, Vayne, Ezreal, Lucian, Jinx, Jhin, Kalista, Draven, Ashe, Kog’Maw, Twitch, Tristana, Quinn.
Nhóm Slayer – Tướng sát thủ ám sát nhanh
Nhóm Slayer – sát thủ được chia ra làm 2 loại, 1 trong đó là Assassin – những tướng có khả năng ám sát đối phương cực nhanh chỉ trong “1 nốt nhạc”. Bộ kỹ năng của những tướng này cho phép tấn công những mục tiêu quan trọng như Ad/Ap, shock sát thương cực nhanh sau đó rút khỏi giao tranh tổng. Do đặc tính mỏng manh, yếu máu và phải lên thật nhiều trang bị tăng sát thương nên những tướng này thường có 1 hoặc 2 kỹ năng cho việc chạy trốn. Nhưng nếu gặp phải nhóm tướng Warden có kĩ năng khống chế mạnh thì Assassin sẽ gặp khó khăn thực sự trong việc tiếp cận được mục tiêu cần ám sát.
Những tướng Assassin đang “hot” ở mùa 7 bao gồm: Zed, Kha’zix, Fizz, LeBlanc, Talon, Katarina, Shaco, Rengar, Akali.
Nhóm Fighter – Tướng càn lướt
Thuộc về nhóm tướng Fighter (Đấu sĩ), những vị tướng Juggernaut sở hữu khả năng tấn công vào giữa đội hình đối phương, hay còn được các game thủ Việt gọi dân dã là “càn như một vị thần”. Đây là những tướng lai khá đặc biệt, vừa có khả năng chống chịu sát thương, vừa có khả năng gây ra cực nhiều sát thương lên team địch. Điểm yếu của những vị tướng này là khá “tù”, không có kỹ năng khống chế chủ động và rất khó bắt được đối phương nếu không có sự hỗ trợ từ đồng đội.
Nếu người chơi chọn tướng Juggernaut mà chơi không chắc tay và tính toán kỹ, cậy khỏe lao lên trước rất dễ bị các tướng cấu rỉa như Ezreal (có Găng tay băng giá), Ahri, Ziggs, Annivia… “thả diều” đến chết.
Những vị tướng Juggernaut tiêu biểu ở mùa 7: Nasus, Darius, Mordekaiser, Trundle, Olaf, Garen, Shyvana, Udyr, Mundo, Volibear, Yorick, Illaoi.
Nhóm Mage – Tướng pháp sư giao tranh tổng
Khác với Burst Mage, những tướng Battle Mage – pháp sư giao tranh tổng gây ra một lượng sát thương ít hơn nhưng ổn định hơn theo thời gian, và những kĩ năng khống chế diện rộng. Đặc tính của những tướng này thường sẽ có khả năng sống sót lâu hơn Burst Mage, thời gian tham gia giao tranh nhiều hơn và gây ảnh hưởng trong giao tranh tổng tốt hơn. Một số tướng Battle Mage có thể lên đồ theo lối hỗn hợp: 1 nửa tăng sát thương phép và 1 nửa tăng khả năng chống chịu.
Những tướng Battle Mage tiêu biểu: Swain, Vladimir, Ryze, Rumble, Cassiopeia, Aurelion Sol, Malzahar, Karthus.
Nhóm Fighter – Tướng tiếp cận mở giao tranh
Cũng có thể mở giao tranh khá cơ động mặc dù không “trâu bò” như tướng Vanguard, Diver – tướng tiếp cận là những tướng có độ cơ động rất cao. Bộ kỹ năng của những tướng này được thiết kế để đảm bảo tính cơ động, băng vào tiếp cận mục tiêu quan trọng, bắt Ad/Ap hoặc “đá” đối phương về như Leesin chẳng hạn. Điểm yếu của những tướng Diver là không cứng cáp như Vanguard, hoặc gây nhiều sát thương như Juggernaut và thường sẽ phải hi sinh để bắt được mục tiêu quan trọng.
Những tướng Diver tiêu biểu của mùa 7: Leesin, Vi, Jarvan, Wukong, Warwick, Renekton, Nocturne, Elise, Hecarim, Irelia, Diana, Camille.
Nhóm Tanker – Tướng bảo vệ
Cũng thuộc nhóm tướng Tanker, nhưng vai trò và cách chơi của Warden – tướng bảo vệ lại hoàn toàn trái ngược. Có khả năng chống chịu khá “trâu bò”, nhưng những tướng này sẽ có thiên hướng phòng thủ bảo vệ Ad/Ap team ta thay vì lao lên mở giao tranh như Vanguard. Đặc tính chung của những tướng này là có bộ skill bảo kê cực tốt, có kĩ năng khống chế diện rộng và ngăn cản được sát thủ tiếp cận Ad/Ap của team.
Những vị tướng này còn được gọi là support, hỗ trợ, bảo kê, bao gồm: Braum, Thresh, Poppy, Tahm Kench, Shen, Alistar, Leona, Blitzcrank.
Nhóm Controller – Tướng khống chế
Enchanter – tướng buff thuộc nhóm Controller – tướng khống chế, sở hữu những kỹ năng bảo vệ đồng đội và buff máu, buff giáp trong giao tranh. Những tướng này thường khá yếu máu, không có khả năng gây sát thương mạnh và chỉ thực sự phát huy tác dụng khi đi cùng đồng đội. Một số tướng Enchanter có thể sử dụng để khống chế, bắt lẻ trong từng tình huống cụ thể. Ngoài ra có một số Enchanter khá đặc biệt như Karma hay Zilean, nếu trang bị những đồ tăng sát thương phép có thể trở thành Artillery Mage khá mạnh.
Có một điểm khá thú vị là những người chơi sử dụng Enchanter thường có kĩ năng cá nhân cực cao, khả năng đọc và kiểm soát bản đồ nhạy bén, đọc tình huống, kiểm soát thế trận cực tốt. Một số game thủ chuyên nghiệp nổi tiếng như: Madlife, Mata đều là những người sử dụng tướng Enchanter cực hay.
Một số tướng Enchanter tiêu biểu: Lulu, Bard, Sorraka, Janna, Nami, Zilean, Karma, Taric.
Nhóm Mage – Tướng pháp sư cấu rỉa
Artillery Mage – tướng pháp sư cấu rỉa là những tướng thuộc nhóm Mage, có kĩ năng tầm xa gây sát thương theo thời gian, hồi chiêu nhanh và sử dụng được liên tục. Nhiệm vụ của những tướng này là cấu được càng nhiều máu của đối phương càng tốt trước khi Vanguard, Juggernaut hoặc Diver băng vào mở giao tranh. Điểm yếu của Artillery Mage là rất yếu máu, không có kĩ năng chạy trốn và 99% sẽ chết nếu bị tiếp cận bởi Assassin, Dive, Burst Mage.
Những tướng điển hình của nhóm này: Xerath, Ziggs, Vel’Koz, Ezreal (lên phép).
Có thể bạn thích: